Đặc điểm phát triển tuyến sinh dục cá Tráp vây vàng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của loài cá tráp vây vàng acanthopagrus latus (houttuyn, 1782) ở vùng ven biển tỉnh quảng trị (Trang 59 - 65)

Theo quan điểm của K. A. Kixelevits (1923); O. F. Xakun và N. A. Buskaia (1968) [62], chúng tôi đã sử dụng đặc điểm hình thái bên ngoài kết hợp với phân tích cấu tạo tổ chức học tuyến sinh dục để chia quá trình phát triển tuyến sinh dục đực và cái của cá Tráp vây vàng trải qua 6 giai đoạn nhƣ sau:

3.3.4.1. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cái

Giai đoạn I

Tuyến sinh dục giai đoạn I thƣờng bắt gặp ở những cá thể nhỏ, chƣa chín muồi sinh dục (cá con), bằng mắt thƣờng chƣa phân biệt đƣợc tuyến sinh dục đực, cái. Tuyến sinh dục chƣa phát triển, nằm sát vào phía trong của vách cơ thể (theo hai bên

hông và dƣới bóng hơi). Chúng có hình dạng nhƣ những sợi dây dài mảnh, nhỏ có màu hồng nhạt do tập trung nhiều mạch máu (hình 3.26). Tuy vậy, có thể nhận biết đƣợc tuyến sinh dục cái nhờ tính bắt màu đậm của tế bào trứng (hình 3.27).

Hình 3.26. Ảnh buồng trứng giai đoạn I CMSD

Đặc điểm tổ chức học tế bào, các tế bào trong buồng trứng chủ yếu ở thời kỳ tổng hợp nhân, tế bào bắt màu đậm. Kích thƣớc nhân khá lớn, dao động trong khoảng từ 10 - 12µm, trong khi kích thƣớc tế bào cũng chỉ đạt từ 12-18µm. Trên ảnh tại hình 3.27. có thể quan sát thấy các tế bào trứng xếp gần nhau, nhân tế bào có màu sáng hơn và chiếm gần hết thể tích của trứng.

Hình 3.27. Ảnh lát cắt tế bào trứng giai đoạn I CMSD (Độ phóng đại 400 lần - x40)

Giai đoạn II

Tuyến sinh dục bắt đầu phát triển và lớn thêm do các hạt trứng bắt đầu hình thành. Hạt trứng nhỏ, bằng mắt thƣờng không nhìn thấy đƣợc nhƣng có thể phân biệt đƣợc buồng trứng bằng hình thái, màu sắc và kích thƣớc của tuyến sinh dục. Buồng trứng do giàu các mạch máu nuôi trứng nên có màu hồng. Về hình thái có hình tròn đều, khi cắt ngang qua tuyến sinh dục tiết diện lát cắt đƣợc giữ nguyên, ở dạng đặc chƣa phân biệt đƣợc trứng. Kích thƣớc chỉ chiếm một phần rất nhỏ không quá 1/5 xoang cơ thể của cá.

Hình 3.28. Ảnh buồng trứng giai đoạn II CMSD

Đặc điểm tổ chức học tế bào: Ở giai đoạn này, các tế bào trong tuyến sinh dục phần lớn chuyển sang thời kỳ sinh trƣởng sinh chất và một số ở thời kỳ đầu sinh trƣởng dinh dƣỡng. Tuy vẫn xuất hiện một số tế bào ở thời kỳ tổng hợp nhân nhƣng chiếm tỷ lệ không nhiều (hình 3.29.).

Hình 3.29. Ảnh lát cắt buồng trứng giai đoạn II CMSD (Độ phóng đại 400 lần - x40)

Giai đoạn III

Tuyến sinh dục đã tƣơng đối phát triển có kích thƣớc lớn, chiếm 1/3 xoang cơ thể, có màu vàng đậm. Các tế bào trứng có dạng hạt nhƣng chƣa tách rời. Mạch máu phát triển mạnh trên bề mặt của noãn bào.

Đặc điểm tổ chức học tế bào: Tế bào trứng chuyển từ thời kỳ sinh trƣởng sinh chất sang thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng. Giai đoạn này tế bào trứng trải qua hai pha phát triển, pha không bào hoá và pha tích luỹ noãn hoàng. Các chất dinh dƣỡng trong các noãn bào đƣợc tạo ra dƣới dạng những giọt mỡ và các hạt noãn hoàng, chúng không bắt màu với thuốc nhuộm (hình 3.31.).

Hình 3.31. Ảnh lát cắt buồng trứng giai đoạn III CMSD (Độ phóng đại 400 lần)

Giai đoạn III CMSD của cá Tráp vây vàng có một số đặc điểm cần lƣu ý. Một số cá tái phát dục thì chu kỳ CMSD quay lại giai đoạn VI - III, nên trên tiêu bản, ngoài quan sát đƣợc các tế bào trứng có kích thƣớc lớn, còn thấy một số tế bào trứng ở các giai đoạn khác. Giai đoạn này thƣờng có ở nhóm cá 2 năm tuổi (2+) và đẻ nhiều lần trong năm.

Giai đoạn IV

Tuyến sinh dục lớn, chiếm 2/3-3/4 xoang cơ thể. Buồng trứng căng tròn. Tế bào trứng có dạng hạt tròn đều, tách rời, màu vàng. Giai đoạn này thƣờng tồn tại không lâu (vài tuần) và chuyển dần sang giai đoạn V.

Đặc điểm tổ chức học tế bào: Tuyến sinh dục cái đặc trƣng bởi các tế bào trứng đã kết thúc thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng và bƣớc vào thời kỳ chín. Ngoài ra còn có các noãn nguyên bào, noãn bào thời kỳ lớn nguyên sinh.

Hình 3.33. Ảnh lát cắt buồng trứng giai đoạn IV CMSD (Độ phóng đại 400 lần)

Giai đoạn V

Giai đoạn cá đẻ, tồn tại trong thời gian rất ngắn, khó tìm thấy trong thực tế thu mẫu. Trứng chín và rời bao noãn đến nỗi khi ta ấn nhẹ tay vào bụng cá trứng sẽ chảy ra một cách tự nhiên, không phải từng giọt mà từng dòng lớn. Nếu cầm ngƣợc cá lên lắc nhẹ, trứng chảy ra tự do (hình 3.34).

Hình 3.34. Ảnh buồng trứng giai đoạn V CMSD

Đặc điểm tổ chức học tế bào: Trong giai đoạn rất ngắn này noãn bào đƣợc giải phóng ra khỏi nang và mô liên kết. Những noãn bào đã chín luôn nằm ở vùng ngoài của các tấm trứng. Tổ chức học tế bào sinh dục lúc này không khác nhiều với giai đoạn IV, chỉ khác là trong tiêu bản số tế bào trứng ít hơn, thƣa hơn do chúng bị tách rời ra khỏi bao noãn trƣớc khi đẻ; nhân biến dạng, màng nhân không rõ và có xu thế hƣớng tới lỗ thụ tinh Microphyllus (hình 3.35.)

Hình 3.35. Ảnh lát cắt buồng trứng giai đoạn V CMSD (Độ phóng đại 400 lần)

Giai đoạn VI - III

Là giai đoạn sau khi đẻ, buồng trứng xẹp lại, mềm nhũn, kích thƣớc giảm, các tế bào trứng còn lại bị thoái hoá, xoang trứng rỗng. Buồng trứng của cá lúc này giống nhƣ giai đoạn III CMSD, chỉ khác là có nhiều nang trứng và kích thƣớc nhỏ bề mặt nhăn nheo, có nghĩa là sau khi sinh sản xong trong chu kỳ sinh dục trƣớc, tuyến sinh dục cái không quay về phát triển qua giai đoạn I mà chuyển vào giai đoạn III. Bằng chứng là quan sát lát cắt thấy đƣợc nhiều tế bào trứng ở thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng, xoang trứng rỗng và còn sót lại vài trứng chín chƣa đẻ ra ngoài. Ở cá Tráp vây vàng, sự phát triển tiếp theo là tuyến sinh dục sƣng lên, có màu đỏ sẫm và chuyển sang đoạn VI - III, chuẩn bị cho một chu kỳ phát triển mới.

Hình 3.36. Ảnh lát cắt buồng trứng giai đoạn VI - III CMSD (Độ phóng đại 400 lần - x40)

Đặc điểm tổ chức học tế bào: Thƣờng trong buồng trứng còn một ít trứng sau khi cá đẻ còn sót lại. Những trứng đó không còn phát triển mà bị thoái hoá. Qua một thời gian ngắn các tế bào trứng lại mọng lên, tuyến sinh dục chuyển sang giai đoạn III

CMSD. Các tế bào trứng bƣớc vào thời kỳ sinh trƣởng sinh chất và sinh trƣởng dinh dƣỡng. Trong buồng trứng lúc này có nhiều thế hệ tế bào ở vào các thời kỳ phát triển sớm cả thời kỳ tổng hợp nhân, sinh trƣởng sinh chất và sinh trƣởng dinh dƣỡng.

Nhƣ vậy, cá Tráp vây vàng ở nhóm trên 2 năm tuổi (2+) có chu kỳ tái phát dục bắt đầu ở giai đoạn III CMSD - Thực chất là giai đoạn VI - III thƣờng gặp ở những cá thể đã đẻ trứng xong trong mùa sinh sản (hình 3.36).

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của loài cá tráp vây vàng acanthopagrus latus (houttuyn, 1782) ở vùng ven biển tỉnh quảng trị (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)