- Tăng cƣờng công tác quản lý đánh bắt, khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát, phòng chống vi phạm hành chính trong đánh bắt thủy sản trái phép; đặc biệt nghiêm cấm đánh bắt, khai thác thủy sản mang tính hủy diệt, bằng chất nổ, hóa chất và bằng xung điện; xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm Luật Thủy sản.
- Đối với nghề “Lừ xếp khung sắt” (gọi tắt là “Lừ”) có nguồn gốc từ Trung quốc, có biện pháp để quản lý và kiểm soát chặt chẽ, tuyệt đối không để phát triển nghề “Lừ” một cách tự do về số lƣợng. Cấm sử dụng “Lừ”, kiểm tra, xử lý nghiêm các trƣờng hợp sử dụng “Lừ” theo quy định.
- Cần quy định địa điểm, mùa vụ khai thác, không nên đánh bắt ở các bãi đẻ, vào mùa vụ sinh sản. Đối với cá Tráp vây vàng hạn chế khai thác cá bố mẹ từ tháng I đến tháng V đảm bảo sự tái sinh quần thể cá để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá Tráp vây vàng trong tự nhiên
3.4.3. Giáo dục cộng đồng ý thức bảo vệ nguồn lợi
- Tuyên truyền giáo dục, nâng cao kiến thức cho cộng đồng địa phƣơng về tầm quan trọng, về ý thức trách nhiệm đối với hoạt động bảo tồn phục vụ phát triển bền vững.
- Xây dựng những mô hình nuôi mẫu về nuôi trồng Thủy sản nhằm phát triển bền vững môi trƣờng
- Kết hợp các dự án có vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài, mở các lớp tập huấn và tăng cƣờng kinh phí cho đội ngũ cán bộ cấp thôn, xã và một số hộ dân có kiến thức về các nguyên tắc BVNL để họ làm hạt nhân cho việc quản lý, thực hiện và tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng về các vấn đề bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ môi trƣờng và đa dạng sinh học.
Trong thực tiễn triển khai các giải pháp nói trên, cần dựa trên nguyên tắc xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng và thực tế khách quan của cộng đồng. Đó là chìa khoá để các giải pháp, các chính sách đƣợc chấp nhận và thực hiện một cách có hiệu quả.