Sự phát triển tuyến sinh dục theo nhóm tuổi của cá Tráp vây vàng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của loài cá tráp vây vàng acanthopagrus latus (houttuyn, 1782) ở vùng ven biển tỉnh quảng trị (Trang 73 - 75)

Kết quả nghiên cứu sự phát triển tuyến sinh dục cá Tráp vây vàng đã khẳng định cá Tráp vây vàng nghiên cứu ở vùng biển Quảng Trị trải qua 6 giai đoạn CMSD. Mối liên hệ giữa các giai đoạn CMSD với nhóm tuổi của cá đƣợc trình bày ở bảng 3.11 và hình 4.51.

Kết quả thu đƣợc cho thấy, nhóm tuổi 0+ tuyến sinh dục của cá mới phát triển đến giai đoạn I hoặc II CMSD. Đây là giai đoạn bằng mắt thƣờng chƣa thể phân biệt đƣợc tuyến sinh dục đực, cái, chỉ có thể phân biệt các giai đoạn này bằng phân tích tổ chức học. Điều này có nghĩa là cá Tráp vây vàng ở nhóm tuổi 0+

chƣa thành thục sinh dục chiếm 20,89% tổng số cá thể.

Bảng 3.11. Các giai đoạn CMSD của cá Tráp vây vàng theo nhóm tuổi

Tuổi

Số cá thể thu đƣợc ở các giai đoạn chín muồi sinh dục N

I II III IV V VI n % n % n % n % n % n % n % 0+ 53 16,77 13 4,11 0 0,00 0,00 0,00 0,00 66 20,89 1+ 32 10,13 71 22,47 9 2,85 3 0,95 0,00 0,00 115 36,39 2+ 4 1,27 8 2,53 38 12,03 26 8,23 4 1,27 1 0,32 81 25,63 3+ 0 0,00 0 0,00 29 9,18 18 5,70 3 0,95 4 1,27 54 17,09 Tổng 89 28,16 92 29,11 76 24,05 47 14,87 7 2,22 5 1,58 316 100

Bảng 3.11 cho thấy, ở nhóm hơn một năm tuổi (1+) bắt đầu thấy xuất hiện tuyến sinh dục phát triển đến giai đoạn IV CMSD. Đây là giai đoạn phần lớn tế bào trứng trong tuyến sinh dục kết thúc thời kỳ không bào hoá, bƣớc vào thời kỳ chín. Điều này chứng tỏ cá Tráp vây vàng ở nhóm hơn một năm tuổi (1+) bắt đầu phát dục và có thể tham gia vào đàn đẻ trứng. Xét về số lƣợng, nhóm tuổi 1+

có số lƣợng cá thể ở vào giai đoạn I, II CMSD còn cao; trong tổng số 36,39% số cá thể thu đƣợc có 10,13% cá thể ở

giai đoạn I CMSD và 22,47% giai đoạn II CMSD, các giai đoạn III và IV dƣới 3%. Nhƣ vậy, các Tráp vây vàng tuổi 1+ ở vùng ven biển Quảng Trị chƣa tham gia vào đàn cá sinh sản tái tạo quần thể. Kết hợp với phân tích khối lƣợng và chiều dài cá tuổi 1+

, chúng tôi nhận thấy đàn cá tuổi 1+ có khối lƣợng đạt 223,5g là các cá thể còn nhỏ. Vì vậy, không nên khai thác cá tuổi 1+ vì chúng cho sản lƣợng và giá trị thƣơng phẩm không cao, mặt khác chúng là đối tƣợng tham gia vào quần thể sinh sản trong tƣơng lai.

Ở nhóm 2 và 3 năm tuổi (2+, 3+), cá Tráp vây vàng có tuyến sinh dục phát triển đủ 6 giai đoạn CMSD. Trong đó, số lƣợng cá có tuyến sinh dục ở giai đoạn V, VI chiếm tỷ lệ (trên 3% so với tổng số cá thu đƣợc), chứng tỏ cá ở các nhóm tuổi này là thành phần chủ yếu tham gia vào quá trình sinh sản. Trong nhóm cá trên ba tuổi (3+) thấy xuất hiện cá không có giai đoạn I CMSD ở tuyến sinh dục. Điều này cho thấy, sau khi cá đã tham gia đẻ trứng ở chu kỳ đầu tiên, tuyến sinh dục chuyển sang giai đoạn VI-III CMSD. Có thể nhận xét, khi cá Tráp vây vàng có tuyến sinh dục ở giai đoạn VI- III CMSD là cá đã kết thúc một chu kỳ sinh sản. (hình 3.51.).

Hình 3.51. Biểu đồ sự phát triển tuyến sinh dục cá Tráp vây vàng theo nhóm tuổi

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.11. và hình 3.51. cho thấy, đối với cá Tráp vây vàng ở vùng ven biển Quảng Trị, số lƣợng cá chƣa tham gia vào đàn sinh sản chiếm tỷ lệ lớn 81,32% (tuyến sinh dục từ giai đoạn I đến giai đoạn III), trong đó tỷ lệ cá chƣa thành thục sinh dục (giai đoạn I CMSD) chiếm 28,16%. Số cá tham gia vào đàn đẻ trứng trong mùa sinh sản chỉ chiếm 18,67% (giai đoạn IV và V CMSD). Từ những kết quả phân tích có thể nhận xét rằng cá Tráp vây vàng phát dục muộn. Cá ở nhóm tuổi 1+ chƣa có tuyến sinh dục phát triển đến giai đoạn V CMSD có nghĩa là chƣa tham gia

sinh sản. Nhóm cá tuổi 2+, 3+ sau khi đã đẻ trứng (giai đoạn VI - III) khối lƣợng trung bình đạt trên 740,5g, cho giá trị thƣơng phẩm cao có thể khai thác tốt. Đây là vấn đề cần đƣợc nghiên cứu để xây dựng khung thời vụ khai thác hợp lý nhằm phát triển tốt nguồn lợi đối tƣợng này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của loài cá tráp vây vàng acanthopagrus latus (houttuyn, 1782) ở vùng ven biển tỉnh quảng trị (Trang 73 - 75)