0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nguồn lợi hải sản

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG, SINH SẢN CỦA LOÀI CÁ TRÁP VÂY VÀNG ACANTHOPAGRUS LATUS (HOUTTUYN, 1782) Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 25 -26 )

Ở vùng biển Quảng Trị nguồn lợi hải sản mang đặc tính chung của khu hệ ven biển miền Trung. Thành phần loài khá phong phú, tại khu vực Cửa Tùng xác định có khoảng 900 loài đọng vật, trong đó có 40-50 loài có giá trị kinh tế. Tổng trữ lƣợng hải

sản của vùng biển Quảng Trị khoảng 60.000 tấn. Khả năng khai thác bền vững tối đa vào khoảng 17.000 tấn [2, 57].

1.2.1.4.1. Nguồn lợi cá

Theo tài liệu điều tra vùng ven từ biển Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế đã xác định đƣợc 42 họ cá gồm 69 loài. Mùa sinh sản của cá kéo dài nhƣng cá đẻ chủ yếu từ tháng IV đến tháng VI, bãi cá đẻ phân tán ở vùng nƣớc nông ven bờ và các eo vịnh. Một số họ cá có sản lƣợng cao nhƣ họ cá cờ (Histiophoridae), họ cá thu/ngừ (Scombridae) và họ cá khế/nục (Carangidae) [2, 61].

1.2.1.4.2. Nguồn lợi tôm

Theo số liệu điều tra, vùng biển Quảng Trị có 6 họ tôm, đó là họ tôm he (Penacidea), họ tôm hùm (Palinuridae), họ tôm rồng (Homaridae), họ tôm vỗ (Scyllridae), họ tôm gai (Palaeonidae), họ moi biển (Sergestidae), trong đó có nhiều họ có giá trị kinh tế cao nhƣ tôm sú, tôm he Nhật Bản. Sản lƣợng khai thác tôm vùng biển Bình Trị Thiên là 1.200 tấn, chiếm 15% khả năng khai thác tôm của vùng biển miền Trung [2].

1.2.1.4.3. Nguồn lợi rong biển

Theo số liệu điều tra của phân viện Hải dƣơng học Hải Phòng, vùng biển của Quảng trị có 93 loài rong biển thuộc 4 ngành, 6 lớp, 17 bộ, 27 họ, trong đó số loài thuộc ngành rong đỏ chiếm tỷ lệ nhiều nhất (48 loài). Trong số các loài rong biển nói trên có một số có giá trị kinh tế, có thể dùng để chế biến agar-agar hoặc làm thực phẩm cho ngƣời [2].

Ngoài tôm, cá, rong biển, ven biển Quảng Trị còn có một số loài nhuyễn thể nhƣ vẹm, sò huyết, trai ngọc [2].

Có thể nói nguồn lợi thủy sản của Quảng Trị tuy đa dạng về thành phần nhƣng trữ lƣợng không nhiều. Quá trình khai thác cần có biện pháp thích hợp để bảo tồn nguồn lợi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG, SINH SẢN CỦA LOÀI CÁ TRÁP VÂY VÀNG ACANTHOPAGRUS LATUS (HOUTTUYN, 1782) Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 25 -26 )

×