Khả năng biến tính của cá Tráp vây vàng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của loài cá tráp vây vàng acanthopagrus latus (houttuyn, 1782) ở vùng ven biển tỉnh quảng trị (Trang 69 - 71)

Từ kết quả phân tích tuyến sinh dục qua cắt lát tiêu bản của cá Tráp cho thấy trong các nang có chứa lẫn lộn các noãn bào trứng (bắt màu hồng) và các chùm tinh tử (bắt mầu đậm). Đây là hiện tƣợng biến tính của cá Tráp vây vàng. Ở những loài có khả năng biến tính, ngay từ giai đoạn tiền trƣởng thành trong cấu tạo cơ quan sinh dục đã có hai bộ phận sinh dục đực và sinh dục cái. Sự phát triển hay kìm nén sự phát triển của bộ phận sinh dục nào đƣợc quy định bởi tổ chức di truyền dƣới tác động của các điều kiện môi trƣờng tự nhiên. Một sự thay đổi nào đó về môi trƣờng sẽ dẫn tới sự thay đổi giới tính hoặc phát triển lƣỡng tính. Nếu sự phát triển của tinh tử nhanh hơn trứng thì gọi là lƣỡng tính với tính đực chín trƣớc. Nếu điều kiện môi trƣờng rất thụân lợi trong giai đoạn đầu của sự phát triển trứng là nguyên nhân ngăn chặn tính đực phát triển thì sẽ cho một kết quả ngƣợc lại. Nếu sự phát triển tính đực và tính cái gần nhƣ

nhau kết quả sẽ cho một cá thể lƣỡng tính. Cơ chế của sự biến tính cho tới nay vẫn chƣa đƣợc biết rõ và rất khó để xác định yếu tố nào có lợi cho sự phát triển tính đực trƣớc hay tính cái trƣớc của các loài [93].

Hình 3.48. Ảnh hình thái tuyến sinh dục lưỡng tính cá Tráp vây vàng ở tuổi 1+

Dựa vào phân tích trên, với 9 cá thể cá Tráp vây vàng chúng tôi bắt gặp thuộc dạng lƣỡng tính, thuộc nhóm hơn một năm tuổi (1+

) với tính đực chín trƣớc. Các cá thể có tuổi từ 2+ trở lên không bắt gặp hiện tƣợng này. Điều này chứng tỏ khả năng biến tính bắt đầu xẩy ra đối với các cá thể cá nhỏ hơn hai tuổi (<2+), dạng lƣỡng tính chỉ xuất hiện ở các cá thể còn non.

Qua phân tích lát cắt ngang tuyến sinh dục, bằng kỹ thuật nhuộm nguộm kép cho thấy trong nang chứa đồng thời vùng tinh bào ở thời kỳ hình thành chuyển dần sang thời kỳ chín và vùng có lẫn các noãn nguyên bào ở thời kỳ tổng hợp nhân (hình 3.49).

Hình 3.49. Ảnh tiêu bản mô học tuyến sinh dục lưỡng tính

Nhƣ vậy, cá Tráp vây vàng có hiện tƣợng lƣỡng tính. Trong tuyến sinh dục có cả tinh sào và noãn sào xen lẫn, càng về sau các cá thể có thể biệt hóa theo hƣớng đực

Tiêu bản mô học tuyến sinh dục lƣỡng tính

(Độ phóng đại 1000 lần)

A. Vùng tinh bào B. Vùng noãn bào .

Tuyến sinh dục lƣỡng tính của cá tuổi 1+

C. Tinh hoàn D. Noãn hoàn

cũng có thể theo hƣớng cái. Sau tuổi 2+, chúng hoàn toàn đơn tính hoặc cá cái hoặc cá đực. Điều này phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả khác [68,70,75,78,90,93].

66

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của loài cá tráp vây vàng acanthopagrus latus (houttuyn, 1782) ở vùng ven biển tỉnh quảng trị (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)