Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của loài cá tráp vây vàng acanthopagrus latus (houttuyn, 1782) ở vùng ven biển tỉnh quảng trị (Trang 76 - 77)

Khai thác phải gắn liền với phát triển bền vững các nguồn lợi, trong đó có nguồn lợi cá Tráp vây vàng. Khai thác hợp lý, bảo vệ tốt môi trƣờng, cảnh quan và các hệ sinh thái liên quan đến đời sống thủy sinh vật làm cho nó ngày càng hoàn thiện hơn.

Do vậy, việc khai thác cá Tráp vây vàng phải đi đôi với bảo vệ nguồn lợi là việc cần đƣợc thực hiện.

Khai thác hợp lý là chỉ lấy đi một phần nguồn lợi tƣơng đƣơng với sự gia tăng nguồn lợi đó hàng năm. Khai thác hợp lý không gây ra tình trạng sinh vật mất khả năng phục hồi số lƣợng quần thể.

Những năm gần đây nghề khai thác thủy sản phát triển mạnh, số ngƣời đánh bắt tăng lên, ngƣ cụ khai thác đa dạng mang tính “tận thu tận diệt” nhƣ thuốc nổ, rà điện, lừ.... Khai thác cá thể có kích thƣớc nhỏ nhiều đã làm giảm sút số lƣợng và trữ lƣợng của quần thể. Sản lƣợng cá Tráp vây vàng giảm sút nghiêm trọng không chỉ do khai bừa bãi mà còn do môi trƣờng bị ô nhiểm. Số lƣợng của một loài ngày càng ít đi, tần suất xuất hiện của các loài ngày càng hiếm là dấu hiệu suy giảm về nguồn lợi.

Khai thác hợp lý là một vấn đề mang tính cấp thiết để bảo vệ nguồn lợi này. Để làm đƣợc điều này cần phải dựa trên những nghiên cứu về sinh học, sinh thái cá thể, các đặc điểm của nguồn lợi, đặc điểm của vùng nƣớc để đƣa ra các quy định về kích thƣớc, trọng lƣợng đối với cá Tráp vây vàng cũng nhƣ các ngƣ cụ đƣợc khai thác. Tuyệt đối không đƣợc sử dụng các phƣơng tiện khai thác mang tính hủy diệt.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của loài cá tráp vây vàng acanthopagrus latus (houttuyn, 1782) ở vùng ven biển tỉnh quảng trị (Trang 76 - 77)