0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Cấu trúc tuổi của quần thể cá Tráp vây vàng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG, SINH SẢN CỦA LOÀI CÁ TRÁP VÂY VÀNG ACANTHOPAGRUS LATUS (HOUTTUYN, 1782) Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 38 -39 )

Qua bảng 3.1 và hình 3.3 cho thấy cá Tráp vây vàng thu đƣợc ở vùng ven biển Quảng Trị, có 4 nhóm tuổi. Tuổi cao nhất của cá là 3+ và thấp nhất là tuổi 0+. Số lƣợng cá ƣu thế thuộc về nhóm tuổi 1+, chiếm 36,40% tổng số. Nhóm này có chiều dài dao động từ 161 - 276mm và khối lƣợng tƣơng ứng 152 - 325g. Nhóm tuổi 2+

có chiều dài dao động từ 225 - 331mm, ứng với khối lƣợng 295 - 545g, chiếm 25,63% tổng số. Nhóm cá trên ba tuổi (3+) có số lƣợng thấp nhất, chiếm 17,08%, kích thƣớc nhóm cá này đạt 289 - 393mm và khối lƣợng tƣơng ứng là 490 - 1.110g. Bảng 3.1 còn cho thấy các cá thể thuộc nhóm kích thƣớc nhỏ, chiều dài 110 - 190mm và khối lƣợng 31 - 176g thƣờng là cá chƣa đầy một năm tuổi. Sống trong tự nhiên sau một năm tuổi đã đạt kích thƣớc trung bình là 142,5mm và khối lƣợng trung bình tƣơng ứng là 151,5g. Cấu trúc tuổi của cá đơn giản, tuổi cá không cao và phù hợp với kích thƣớc cá thể của quần thể.

W = 2.115.10-8 . L2,9684 R2 = 0,9773

Đa số cá Tráp vây vàng khai thác đƣợc tập trung ở tuổi 1+ và 2+, nhóm tuổi 3+ và 0+ có số lƣợng không nhiều (hình 3.3). Các cá thể ở các nhóm tuổi thấp, kích thƣớc nhỏ, khối lƣợng bé thƣờng có số lƣợng nhiều hơn so với cá có nhóm tuổi cao. Không nên khai thác cá ở nhóm tuổi 1+ vì đây là nhóm có kích thƣớc nhỏ, cho chất lƣợng và giá trị thƣơng phẩm không cao, đa số chƣa thành thục sinh dục hoặc chỉ tham gia sinh sản lần đầu, là nguồn cá hậu bị bổ sung quan trọng cho đàn cá bố mẹ trong thời gian tới, nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất quần thể của đàn cá trong tự nhiên. Với tình trạng khai thác nhƣ hiện nay, sẽ làm giảm nguồn giống tự nhiên bổ sung cho quần thể.

Hình 3.3. Biểu đồ thành phần (%) tuổi của cá Tráp vây vàng

Qua bảng 3.1 cho thấy vào năm đầu của đời sống cá tăng nhanh về kích thƣớc; thời gian về sau tốc độ sinh trƣởng theo chiều dài của cá càng chậm dần. Sự tăng trƣởng nhanh về chiều dài trong giai đoạn đầu của đời sống giúp cá tránh đƣợc sự săn mồi của vật dữ trong tự nhiên, cạnh tranh đƣợc với các cá thể cùng loài và sớm đạt đƣợc trạng thái thành thục sinh dục tham gia vào quá trình sinh sản của quần thể.

Đối chiếu với hình 3.3, cho thấy cá Tráp vây vàng đang đƣợc khai thác hiện nay kích thƣớc nhỏ, tuổi thọ thấp. Điều này hoàn toàn bất lợi cho quần thể cá. Cần chú trọng khai thác cá ở kích cỡ lớn, nhƣ vậy mới phát huy hết tiềm năng của quần thể.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG, SINH SẢN CỦA LOÀI CÁ TRÁP VÂY VÀNG ACANTHOPAGRUS LATUS (HOUTTUYN, 1782) Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 38 -39 )

×