2.3.6.1. Nội dung:
Để xác định lợi nhuận sau thuế trong kỳ phải theo dõi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và xác định chênh lệch trên tài khoản “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” để kết chuyển sang tài khoản 911.
: Km9 - Diên An - -
nên chịu mức thuế suất thuế TNDN 20% trong 10 năm đầu hoạt động, trong đó đƣợc miễn nộp thuế trong 2 năm đầu (2006, 2007) và giảm 50% trong 6 năm tiếp theo(2008 - 2013). Vì tình hình kinh tế khó khăn, theo quy định tại Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008, công ty đƣợc giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong quý 4 năm 2008, toàn năm 2009 và Nghị quyết số 08/2011/QH13 ngày 06/08/2011 cùng với Nghị định số 101/2011/NĐ-CP ngày 04/11/2011 quy định chi tiết Nghị quyết số 08/2011/QH13, công ty đƣợc giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2011.
Hàng quý, công ty lập tờ khai thuế TNDN tạm tính theo mẫu 01B/TNDN của Bộ tài chính dành cho ngƣời nộp thuế khai theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên
doanh thu. Tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu của công ty là 2,98% do chi cục thuế huyện Diên Khánh ấn định. Cuối năm, công ty quyết toán thuế ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.3.6.2. Chứng từ, sổ sách:
* Chứng từ sử dụng:
- Tờ khai quyết toán thuế TNDN - Báo cáo tài chính
* Sổ sách sử dụng: - Nhật ký chung
- Sổ chi tiết, sổ cái 821 và các tài khoản có liên quan.
2.3.6.3. Tài khoản sử dụng:
Công ty sử dụng tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp để theo dõi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.
Các tài khoản liên quan:
TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.3.6.4. Quy trình luân chuyển chứng từ:
- Kế toán căn cứ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cả năm lập hồ sơ quyết toán thuế thành 2 bản gồm: Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, lƣu chuyển tiền tệ, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc.
- Bộ hồ sơ đƣa lên Giám đốc xét duyệt ký. 1 bản đƣợc chuyển sang phòng kế toán, 1 bản trình lên cơ quan thuế.
- Kế toán căn cứ vào bộ hồ sơ làm căn cứ để thực hiện việc kiểm tra, định khoản, ghi sổ nhật ký chung, sổ chi tiết và các sổ cái 821, 333.
- Định kỳ cuối năm hay khi cần thiết kế toán tiến hành kiểm tra, khóa sổ, in sổ cái, sổ chi tiết… có liên quan
KẾ TOÁN GIÁM ĐỐC
Bắt đầu Báo cáo tài
chính năm
Lập hồ sơ quyết toán thuế
TNDN
Hồ sơ quyết toán thuế TNDN 1
Xét duyệt
Cơ quan thuế
Kiểm tra, định khoản, ghi sổ NKC, SCT và SC 821,333 Z Kết thúc Hồ sơ quyết toán
thuế TNDN 2
Hồ sơ quyết toán thuế TNDN 1 đã ký
Hồ sơ quyết toán thuế TNDN 2 đã ký
Hồ sơ quyết toán thuế TNDN 1 đã ký
Lƣu đồ 2.12: Lƣu đồ luân chuyển chứng từ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
2.3.6.5. Định khoản:
Nợ 821: 19.074.120 Có 3334: 19.074.120
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh:
Nợ 911: 19.074.120 Có 821: 19.074.120 2.3.6.6. Sơ đồ chữ T: 3334 821 911 19.074.120 19.074.120 19.074.120 19.074.120 19.074.120 19.074.120
2.3.6.7. Chứng từ, sổ sách minh hoạ (Xem phần phụ lục 16) 2.3.6.8: Nhận xét:
- Công ty sử dụng đúng hệ thống tài khoản do bộ tài chính quy định, sử dụng đúng và đầy đủ chứng từ, sổ sách theo chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.3.7. Kế toán xác định kết quả kinh doanh:
2.3.7.1. Nội dung:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đƣợc xác định cuối mỗi năm. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể xác định đƣợc khi tất cả các tài khoản doanh thu, giá vốn hàng bán, doanh thu và chi phí hoạt động tài chính, chi phí quản lý kinh doanh, thu nhập khác và chi phí khác, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thể hiện thông qua báo cáo tài chính và các sổ sách liên quan.
2.3.7.2. Tài khoản sử dụng:
- TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. - TK 632: Giá vốn hàng bán.
- TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính - TK 635: Chi phí tài chính.
- TK 711: Thu nhập khác - TK 811: Chi phí khác
- TK 821: Chi phí thuế TNDN
- TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
2.3.7.3: Định khoản:
Cuối kỳ kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ xác định kết quả kinh doanh:
Nợ 511: 4.501.446.086 Có 911: 4.501.446.086
Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính xác định kết quả kinh doanh:
Nợ 515: 1.886.396 Có 911: 1.886.396
Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán xác định kết quả kinh doanh: Nợ 911: 3.755.375.354
Có 632: 3.755.375.354
Cuối kỳ kết chuyển chi phí tài chính xác định kết quả kinh doanh: Nợ 911: 108.645.317
Có 635: 108.645.317
Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh xác định kết quả kinh doanh: Nợ 911: 366.824.381
Có 642: 366.824.381
Cuối kỳ kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp xác định kết quả kinh doanh:
Nợ 911: 19.074.120 Có 821: 19.074.120 Cuối kỳ kết chuyển lãi:
Nợ 911: 253.413.310 Có 421: 253.413.310 3.3.7.4. Sơ đồ chữ T: TK 632 TK 911 TK 511 3.755.375.354 3.755.375.354 4.501.446.086 TK 635 TK 515 108.645.317 108.645.317 1.886.396 TK 642 366.824.381 366.824.381 TK 821 19.074.120 19.074.120 TK 421 253.413.310 253.413.310 4.503.332.482 4.503.332.482
3.3.7.5. Chứng từ, sổ sách minh họa (Xem phần phụ lục 17) 3.3.7.6. Nhận xét:
- Công ty sử dụng đúng hệ thống tài khoản do bộ tài chính quy định, sử dụng đúng và đầy đủ chứng từ, sổ sách theo chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.4. Đánh giá chung về công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Hùng Nga: kinh doanh tại công ty TNHH Hùng Nga:
- Công ty biết tận dụng nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng và mua những hàng hoá về bán phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Máy móc phục vụ kế toán khá đầy đủ: máy tính, máy in, máy photo…
- Bộ máy kế toán gọn nhẹ, nhân viên kế toán có kinh nghiệm vì thế việc kiểm tra và ngăn chặn sai phạm một cách kịp thời, cung cấp thông tin kịp thời cho ngƣời quản lý công ty.
- Về hệ thống chứng từ sử dụng cho công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kinh doanh: Công ty đã áp dụng đúng mẫu của Bộ tài chính. Thực hiện đúng nguyên tắc hạch toán kế toán, phản ánh chính xác số dƣ, số phát sinh… tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập báo cáo tài chính. Việc tổ chức luân chuyển chứng từ, sổ sách và việc lƣu trữ chúng đƣợc thực hiện một cách cẩn thận và khoa học giúp cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu đƣợc thực hiện một cách dễ dàng và thuận tiện. - Đa số các tài khoản của công ty đƣợc mở chi tiết cho từng hoạt động, từng đối tƣợng nên việc theo dõi, kiểm tra và xác định kết quả kinh doanh của đối tƣợng đó khá dễ dàng.
2.4.2. Những mặt còn tồn tại:
- Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ kế toán theo dõi chung trên tài khoản 511 mà không theo dõi tiểu khoản, chi tiết cho từng lĩnh vực hoạt động. Điều đó dẫn đến việc không thấy đƣợc hiệu quả tiêu thụ của từng lĩnh vực hoạt động tại công ty.
- Tài khoản 632 tại công ty đã mở chi tiết để theo dõi cho từng lĩnh vực hoạt động tại công ty nhƣng vẫn chƣa chi tiết cho từng mặt hàng. Vì vậy việc theo dõi giá vốn của từng mặt hàng cũng gặp nhiều khó khăn.
- Kế toán hạch toán nguyên vật liệu vào tài khoản 156.
- Kế toán hạch toán việc phân bổ công cụ dụng cụ cho việc quản lý kinh doanh vào tài khoản 154.
- Tại bộ phận kế toán chỉ có một ngƣời phụ trách kế toán, kiêm nhiệm quá nhiều công việc vì thế mà nhân viên dễ bị áp lực công việc, việc đáp ứng công tác hạch toán kế toán sẽ gặp không ít khó khăn, công việc bị ứ đọng. Ngoài ra việc đảm bảo tính trung thực, tính chính xác cũng gặp khó khăn.
- Công ty đang sử dụng chƣơng trình kế toán trên Excel, bên cạnh những ƣu điểm mang lại là tiết kiệm thời gian và tránh bớt sai sót thì hạn chế của nó cũng tồn tại là so với các phần mềm kế toán khác thì hệ thống sổ kế toán trên Excel rời rạc, không nhập liệu trên một cơ sở dữ liệu và cập nhật vào trong một chƣơng trình .
- Công ty chƣa có bộ phận Marketing, chƣa có hoạt động nghiên cứu thị trƣờng riêng nên các thông tin về sự thay đổi nhu cầu của khách hàng đƣợc lấy qua trang web của ngành hay thông qua báo chí… nên đôi khi các thông tin đó không chính xác hoặc có khi cập nhật không kịp thời dẫn đến những bất lợi cho công ty trong công tác tiêu thụ và nắm bắt các cơ hội kinh doanh.
CHƢƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH HÙNG NGA
3.1. Kiến nghị 1: Hoàn thiện tài khoản 511
Thực trạng:
Nhìn chung hệ thống tài khoản đƣợc sử dụng tại công ty tƣơng đối đầy đủ nhƣng mức độ chi tiết cho từng tài khoản chƣa cao. Hiện nay, doanh thu tại công ty từ 3 hoạt động là thƣơng mại, sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng và thi công lắp đặt công trình, nhƣng công ty lại theo dõi chung trên tài khoản 511 mà không theo tiểu khoản, chi tiết cho từng hoạt động. Vì vậy rất khó thấy đƣợc hiệu quả tiêu thụ của từng hoạt động.
Biện pháp:
Công ty nên theo dõi chi tiết cho từng hoạt động của doanh thu. Việc theo dõi chi tiết nhƣ vậy sẽ phản ánh chính xác khả năng tiêu thụ của từng hoạt động, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho nhà quản lý, từ đó làm căn cứ để có những đánh giá đúng đắn về tính hiệu quả của doanh thu, đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty. Đồng thời việc tổ chức chi tiết tài khoản nhƣ vậy sẽ đảm bảo cho việc hạch toán đúng với chế độ kế toán quy định về hạch toán.
Vậy công ty nên theo dõi chi tiết tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhƣ sau:
TK 5111 – Doanh thu bán hàng hoá : Để theo dõi doanh thu từ hoạt động thƣơng mại
TK 5112 – Doanh thu bán thành phẩm: Để theo dõi doanh thu từ hoạt động sản xuất theo đơn đặt hàng
TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ: Để theo dõi doanh thu từ hoạt động thi công lắp đặt
Ngoài ra để theo dõi đƣợc doanh thu tiêu thụ của từng loại hàng hóa, sản phẩm công ty cũng nên mở thêm tài khoản chi tiết cho tài khoản doanh thu bán hàng hóa, doanh thu bán thành phẩm và doanh thu cung cấp dịch vụ nhƣ sau:
- Đối với doanh thu bán hàng hóa mở chi tiết nhƣ sau: TK 51111 – Boulon 8.8 thép
TK 51112 – Boulon inoc 201 TK 51113 – Boulon inoc 304 TK 51114 – Boulon mạ điện phân TK 51115 – Boulon nhúng nóng TK 51116 – cây răng 8.8 thép TK 51117 – vít
………
- Đối với doanh thu bán thành phẩm mở chi tiết nhƣ sau: TK 51121 – Boulon neo
TK 51122 - Ống nối TK 51123 – Cùm
……….
3.2. Kiến nghị 2: Hoàn thiện tài khoản 632
Thực trạng:
Tài khoản 632 tại công ty đã mở chi tiết để theo dõi cho từng lĩnh vực hoạt động tại công ty nhƣng vẫn chƣa chi tiết cho từng mặt hàng. Vì vậy việc theo dõi giá vốn của từng mặt hàng cũng gặp nhiều khó khăn.
Biện pháp:
Công ty nên mở thêm tài khoản chi tiết cho tài khoản giá vốn hàng bán cho từng mặt loại hàng hóa, sản phẩm. Việc theo dõi chi tiết nhƣ vậy sẽ giúp cho công ty biết đƣợc chính xác chi phí mà mình phải bỏ ra đối với từng loại mặt hàng. Đồng thời việc tổ chức chi tiết tài khoản nhƣ vậy sẽ đảm bảo cho việc hạch toán đúng với chế độ kế toán quy định về nguyên tắc hạch toán.
- Đối với giá vốn hàng hóa mở chi tiết nhƣ sau: TK 63211 – Boulon 8.8 thép
TK 63212 – Boulon inoc 201 TK 63213 – Boulon inoc 304 TK 63214 – Boulon mạ điện phân TK 63215 – Boulon nhúng nóng TK 63216 – cây răng 8.8 thép TK 63217 – vít
………
- Đối với giá vốn thành phẩm mở chi tiết nhƣ sau: TK 63221 – Boulon neo
TK 63222 - Ống nối TK 63223 – Cùm
……….
3.3. Kiến nghị 3: Hoàn thiện việc hạch toán chi phí quản lý kinh doanh
Thực trạng:
Công ty hạch toán việc phân bổ công cụ dụng cụ cần cho việc quản lý kinh doanh vào tài khoản 154. Điều đó không đúng theo chế độ kế toán. Tài khoản 154 là dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm áp dụng với phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên trong hạch toán hàng tồn kho. Công ty hạch toán nhƣ vậy sẽ làm tăng chi phí sản xuất sẽ ảnh hƣởng đến giá thành của sản phẩm.
Biện pháp:
Công ty hạch toán việc phân bổ công cụ dụng cụ cho việc quản lý kinh doanh tách biệt với việc phân bổ công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất. Hạch toán nhƣ vậy sẽ giúp công ty phản ánh đúng chi phí dùng để xác định giá thành sản phẩm và chi phí dùng để xác định kết quả kinh doanh, không ảnh hƣởng đến giá thành sản phẩm. Cụ thể hạch toán nhƣ sau:
Nợ 6421 – Chi phí bán hàng
Nợ 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có 142( 242 ) – Chi phí trả trƣớc ngắn hạn (dài hạn)
3.4. Kiến nghị 4: Hoàn thiện việc ghi hóa đơn giá trị gia tăng
Thực trạng:
Việc bán lẻ tại cửa hàng của công ty, định kỳ khoảng 10 ngày hoặc 15 ngày hoặc đến cuối tháng kế toán của công ty mới căn cứ vào bảng kê bán lẻ hàng hóa để ghi vào hóa đơn giá trị gia tăng. Làm nhƣ vậy là sai, theo Nghị định 51/2010/NĐ- CP ngày 14/5/2010 tại khoản 3 điều 16 quy định: Cuối mỗi ngày, lập một hóa đơn thể hiện dòng cộng trên bảng kê vào cuối ngày, ký tên và giữ liên giao cho ngƣời mua tại cuống, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tên ngƣời mua trong hoá đơn này đƣợc ghi là “bán lẻ không giao hoá đơn”. Nếu không thực hiện đúng sẽ bị xử phạt tại điều 33 của Nghị định: phạt từ 1.000.000 – 5.000.000 đồng.
Biện pháp:
Kế toán của công ty sau cuối mỗi ngày, phải lập một hóa đơn thể hiện dòng cộng trên bảng kê vào cuối ngày, ký tên và giữ liên giao cho ngƣời mua tại cuống, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tên ngƣời mua trong hoá đơn này đƣợc ghi là “bán lẻ không giao hoá đơn” theo đúng quy định của pháp luật để tránh việc bị xử phạt.
3.5. Kiến nghị 5: Hoàn thiện việc ghi sổ kế toán
Thực trạng:
Hiện tại công ty đang ghi sổ kế toán bằng thủ công có sự hổ trợ của công cụ