Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên (Trang 67 - 120)

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Thái Nguyên 2010-2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Số tiền Số tiền Tăng trƣởng (%) Số tiền Tăng trƣởng (%) Tổng tài sản 4309 4899 11.35 5149 7.31 Nguồn vốn huy động 4047 4453 10.04 4779 7.33 Tổng dư nợ 2583 2993 15.85 3297 10.18 Lợi nhuận từ hoạt

động tín dụng 39 51 30.97 63.87 25 Tổng lợi nhuận 48 64 32.61 80 26.23

(Nguồn:Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết hoạt động KD của BIDV Thái Nguyên 2010-2012)

Trong 3 năm trở lại đây hoạt động của BIDV Thái Nguyên không ngừng tăng lên. Nguồn vốn huy động năm 2011 tăng 10.04% so với năm 2010, năm 2012 tăng 7.33% so với năm 2012. Trong khi đó dư nợ cho vay tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ huy động vốn. Năm 2011 dư nợ tín dụng tăng 15,85% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 10.8% so với năm 2011. Mặc

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dù tốc độ tăng trưởng có giảm qua các năm do ảnh hưởng của nền kinh tế ngày càng khó khăn hiện nay của đất nước ta, tuy nhiên giá trị tuyệt đối vẫn phát triển theo chiều hướng tốt.

Năm 2011 lợi nhuận tăng với tốc độ 32% so với năm 2010. Trong đó lợi nhuận do hoạt động tín dụng mang lại tăng 30,9%. Lợi nhuận từ hoạt động này tiếp tục giảm trong năm 2012 so với tổng lợi nhuận. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng mặc dù hoạt động tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro nhưng nó lại mang đến cho Ngân hàng nguồn lợi nhuận đáng kể, luôn luôn chiếm tỷ trọng xấp xỉ 80% tổng lợi nhuận thu được.

3.3.

3.3.1. Hoạt động tín dụng đối với

3.3.1.1. Các hình thức cho vay

Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vay của khách hàng và khả năng kiểm tra, giám sát Ngân h , BIDV Thái Nguyên cho vay dựa trên thỏa thuận với khách hàng vay về việc lựa chọn các phương thức cho vay sau đây:

1/ Cho vay từng lần

Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần.Mỗi lần vay vốn, khách hàng và BIDV Thái Nguyên lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng.

2/ Cho vay theo hạn mức tín dụng

a) Phương thức : Phương thức cho vay này áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định.

b) Xác định hạn mức tín dụng:

- BIDV Thái Nguyên sau khi nhận đủ các tài liệu của khách hàng tiến hành xác định hạn mức tín dụng.

- Đối với khách hàng sản xuất, kinh doanh tổng hợp thì phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng là tổng hợp phương án sản xuất, kinh doanh của từng đối tượng, theo đó BIDV Thái Nguyên xác định hạn mức tín dụng cho cả phương án sản xuất, kinh doanh tổng hợp.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

c) Phát tiền vay: Trong phạm vi hạn mức tín dụng, thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng, mỗi lần rút vốn vay khách hàng và BIDV Thái Nguyên lập giấy nhận nợ kèm theo các chứng từ phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng.

d) Lãi suất cho vay: Căn cứ vào quy định của Tổng giám đốc BIDV, BIDV Thái Nguyên ghi vào hợp đồng tín dụng hoặc giấy nhận nợ kèm theo hợp đồng tín dụng. e) Quản lý hạn mức tín dụng:

- BIDV Thái Nguyên phải quản lý chặt chẽ hạn mức tín dụng, bảo đảm mức dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết.

- Trong quá trình vay vốn, trả nợ, nếu việc sản xuất, kinh doanh có thay đổi và khách hàng có nhu cầu điều chỉnh hạn mức, khách hàng phải làm giấy đề nghị xác định lại hạn mức tín dụng; BIDV Thái Nguyên xem xét, nếu thấy hợp lý thì cùng khách hàng thỏa thuận điều chính hạn mức tín dụng và bổ sung hợp đồng tín dụng. - Ký kết hạn mức tín dụng mới: Trước 10 ngày khi hạn mức tín dụng cũ hết hiệu lực khách hàng gửi BIDV Thái Nguyên phương án sản xuất, kinh doanh kỳ tiếp theo. Căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng BIDV Thái Nguyên thẩm định để xác định hạn mức tín dụng và thời hạn của hạn mức tín dụng mới.

g) Xác định thời hạn cho vay:

Thời hạn cho vay được xác định trên hợp đồng tín dụng hoặc trên từng giấy nhận nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn BIDV Thái Nguyên nhưng tối đa không quá 12 tháng; nếu khách hàng kinh doanh tổng hợp thì lựa chọn sản phẩm có chu kỳ kinh doanh dài nhất hoặc chiếm tỷ trọng chủ yếu để xác định thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay trên từng giấy nhận nợ có thể không phù hợp với thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng.

3/ Cho vay theo hạn mức đầu tư

a) BIDVThái Nguyên cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

b) BIDV Thái Nguyên cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thỏa thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

d) Mỗi lần rút vốn vay, khách hàng lập giấy nhận nợ tiền vay trong phạm vi mức vốn đầu tư đã thỏa thuận; kèm theo các chứng từ xin vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng.

e) Trường hợp khách hàng đã dùng nguồn vốn huy động tạm thời khác để chi phí cho dự án được duyệt trong thời gian chưa vay được vốn ngân hàng, thì BIDV Thái Nguyên có thể xem xét cho vay bù đắp nguồn vốn đó.

4/ Cho vay trả góp

BIDV Thái Nguyên và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

5/ Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

a) BIDV Thái Nguyên chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động BIDV Thái Nguyên hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của BIDV. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam và hướng dẫn của BIDV về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

b) Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng thực hiện theo hướng dẫn của Tổng giám đốc BIDV.

6/ Cho vay theo hạn mức thấu chi

Là việc cho vay mà BIDV thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

3.3.1.2. Các hình thức đảm bảo áp dụng

Bảo đảm tín dụng là thiết lập các cơ sở kinh tế và pháp lý tạo điều kiện cho Ngân hàng thỏa mãn nhu cầu thu hồi tín dụng đã cấp trong trường hợp người vay không thực hiện trả nợ theo quy định. Đối với một số khách hàng có sự tín nhiệm cao khi cho vay có thể không cần tài sản đảm bảo, còn lại phần lớn các Doanh nghiệp, cá nhân đến vay vốn đều phải sử dụng các hình thức bảo đảm tín dụng để hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro, khả năng mất vốn của Ngân hàng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tài sản thuộc quyền sở hữu, giá trị quyền sử dụng đất của khách hàng vay, tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụg của khách hàng vay, Doanh nghiệp nhà nước.

Tài sản hình thành từ vốn vay: là tài sản khách hàng vay mà giá trị được tạo nên bởi một phần hoặc toàn bộ khoản vay của Ngân hàng.

Bảo lãnh của bên thứ ba: là việc bên bảo lãnh cam kết với Ngân hàng về việc sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu, giá trị quyền sử dụng đất của mình, đối với Doanh nghiệp nhà nước là tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng, nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.

3.3.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại BIDV Thái Nguyên

3.3.2.1. Quy mô và cơ cấu tín dụng

Bảng 3.2. Hoạt động tín dụng tại BIDV Thái Nguyên năm 2010-2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Phân loại theo loại tiền

Dư nợ bằng VNĐ 2123.1 82.20 2488 83.16 2734.2 82.93 Dư nợ bằng NT 459.9 17.80 504 16.84 562.8 17.07

Phân loại theo đối tƣợng kinh tế

Doanh nghiệp lớn 756 29.27 771 2577 782 23.72 Doanh nghiệp

nhỏ và vừa 1470 56.91 1848 61.76 2121 64.33 Cá nhân 357 13.82 373 12.47 394 11.95

Phân loại theo kỳ hạn

Ngắn hạn 1837.5 71.14 2194 73.33 2436 73.89 Trung và dài hạn 745.5 28.86 798 26.67 861 26.11

Phân loại theo hình sở hữu Doanh nghiệp

DN ngoài quốc

doanh, cá nhân 1974 76.42 2399 80.18 2729 82.77 DN quốc doanh 609 23.58 593 19.82 568 17.23 Tổng dư nợ 2583 100.00 2992 100 3297 100

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(Nguồn:Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết hoạt động KD của BIDV Thái Nguyên 2010-2012)

Qua bảng trên ta có thể nhận thấy quy mô tín dụng của BIDV Thái Nguyên là tương đối lớn. Dư nợ hàng năm luôn trên 2000 tỷ VNĐ, và tăng dần theo các năm. Năm 2010 con số dư nợ chỉ dừng lại là 2123 tỷ thì đến năm 2012 con số này đã lên tới 2734 tỷ.

Mặc dù nền kinh tế mấy năm trở lại đây gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các DNNVV, rất nhiều Doanh nghiệp không thể chi trả được các khoản nợ của mình và phải tuyên bố phá sản. Tuy nhiên để tự cứu lấy mình rất nhiều Doanh nghiệp đã nỗ lực và dần vượt qua những khó khăn nhờ sự trợ giúp đắc lực từ phía Ngân hàng.

Cơ cấu tín dụng xét về cách phân loại theo đối tượng kinh tế, đối tượng DNNVV chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tín dụng. Năm 2010 hoạt động này chỉ chiếm 56.91% thì đến năm 2011 đã tăng lên 61.76% và đến năm 2012 đạt 64.33 %. Nguyên nhân là do các DNNVV chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu Doanh nghiệp tại Việt Nam. Đối với các tỉnh, nền kinh tế còn chậm phát triển hơn các thành phố lớn, các Doanh nghiệp nhỏ không ngừng phát triển để tận dụng nguồn nhân lực, tài nguyên tại nông thôn. Do đó tín dụng dành cho các Doanh nghiệp nhỏ luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ cho vay của BIDV Thái Nguyên.

3.3.2.2. Tỷ lệ nợ quá hạn

, BIDV Thái Nguyên cũng phải đối mặt với những khó khăn trong việc cho vay và thu hồi nợ từ

. , Nợ xấu là m

. Ở những nước có nền tài chính phát triển, một Ngân hàng được đánh giá là có chất lượng tốt khi có tỷ lệ nợ xấu chiếm từ 1-

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5% là chấp nhận được.

Bảng 3.3. Nợ quá hạn tín dụng đối với DNNVV của BIDV Thái Nguyên

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Dư nợ tín dụng 1470 1848 2121 Nợ quá hạn 23 30 32 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 1.56 1.62 1.51

(Nguồn:Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết hoạt động KD của BIDV Thái Nguyên 2010-2012)

Biều đồ 3.1. Nợ quá hạn đối với các DNNVV của BIDV Thái Nguyên

Nhìn vào biểu đồ ta có thể dễ dàng nhận thấy dư nợ đối với các DNNVV của BIDV Thái Nguyên tăng dần theo từng năm. Mặc dù tốc độ tăng trưởng có chiều hướng giảm nhưng xét về con số tuyệt đối thì có thể nói đó là một sự nỗ lực không ngừng của BIDV Thái Nguyên. Năm 2010 con số dư nợ đối với DNNVV chỉ là 1470 tỷ đồng, đến năm 2011 con số này đã lên tới 1848 tỷ đồng tăng 378 tỷ đồng. Đến năm 2012 con số này tăng lên thêm 273 tỷ đồng đạt mức 2121 tỷ đồng dư nợ. Nợ quá hạn cũng có chiều hướng tăng, tuy nhiên tốc độ giảm đáng kể trong năm 2012. Đây chỉ là con số tuyệt đối nên ta chưa thể đưa ra kết luận gì cụ thể về tình trạng nợ. Để đánh giá chính xác hơn, chúng ta cần quan tâm là tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tỷ lệ nợ quá hạn có thể cho ta biết trong 100 đồng dư nợ cho các DNNVV vay có bao nhiêu đồng đã quá hạn. Đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của một Ngân hàng. Năm 2010 tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn là 1.56% nghĩa là cứ 100 đồng cho vay ngắn hạn thì có 1.56 đồng đã quá hạn. Đây là một con số khá khả quan trong giai đoạn nền kinh tế trong nước đang gặp nhiều khó khăn thách thức do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thế giới. Sang năm 2011 tỷ lệ này có xu hướng tăng lên là 1.62% tính đến cuối năm 2021 tỷ lệ có chiều hướng giảm xuống chỉ còn 1.51%. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do ảnh hưởng của nền kinh tế mang lại. Rất nhiều các DNNVV gặp khó khăn lớn trong năm 2011, và đang khắc phục trong năm 2012, BIDV Thái Nguyên có những sự hợp tác giúp đỡ các Doanh nghiệp vượt qua khó khăn để có thể trả nợ cho Ngân hàng, bằng các hình thức cơ cấu, gia hạn mức tín dụng đối với những Doanh nghiệp gặp khó khăn và có khả năng chi trả nợ. Do đó năm 2012 tỷ lệ này có xu hướng giảm so với năm 2011. Biểu đồ sau đây mô phỏng sự biến động đó.

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các DNNVV

BIDV Thái Nguyên cần có những nỗ lực hơn nữa để đảm bảo an toàn cho các khoản tài trợ của mình, tránh tình trạng thất thoát vốn, đòi hỏi quá trình thẩm định khách hàng phải thật nhanh gọn và chính xác, để trên cơ sở đó Ngân hàng vừa có thể mở rộng hoạt động tín đối với các DNNVV vừa có thể

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đảm bảo được sự an toàn hay nói cách khác đó chính là đảm bảo được tín dụng có chất lượng.

Để đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng, người ta còn phân loại nợ theo hai tiêu chí là nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi. Cách phân loại này được đánh giá một cách chủ quan theo nhận định từ phía các cán bộ tín dụng trong Ngân hàng khi đánh giá về tình hình trả nợ khách hàng. Đây là phương pháp “định tính” được quyết định 493 cho phép áp dụng đối với tổ chức tín dụng đủ điều kiện. Hiện nay tại BIDV Thái Nguyên đã sử dụng cả chỉ tiêu này để phân loại nợ quá hạn. Đây là một phương pháp rất tốt để đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng, qua cách phân loại này Ngân hàng có thể kịp thời nắm bắt được tình hình nợ quá hạn để nhanh chóng có những biện pháp thích đáng nhằm thu hồi nợ, giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng cũng như chất lượng tín dụng. Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi được BIDV Thái Nguyênxếp vào nhóm nợ số 5.

Bảng 3.4. Nợ quá hạn có và không có khả năng thu hồi Năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Nợ quá han có khả năng thu hồi 17 22 23 Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi 6 8 9

Nợ quá hạn 23 30 32

NQH có khả năng thu hồi/Nợ quá hạn (%) 73.91 73.33 71.88

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên (Trang 67 - 120)