Kinh nghiệm thực tiễn trong nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên (Trang 32 - 36)

1.4.1. Kinh nghiệm thực tiễn trong nước

- Luận án TS của Nguyễn Thị Kim Lý (2012) - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thái Bình: “Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Bình”.

Với điều kiện của nền kinh tế nước ta, DNNVV giữ một vị trí đặc biệt quan trọng vào mức tăng trưởng GDP, tạo việc làm và các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, so với các Doanh nghiệp lớn, DNNVV có nhiều đặc điểm khác biệt. Những đặc điểm này có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp cận vốn của D . Trong luận án, tác giả đã phân tích những đặc điểm dưới góc nhìn của những ưu thế và những hạn chế của các DNNVV.

Để có cơ sở lý thuyết cho việc luận giải các nội dung trong các chương tiếp theo của luận án, một vấn đề nguyên lý, cần phải được luận giải rõ ở luận án này là: Khả năng tiếp cận vốn của Doanh nghiệp là gì? Ngoài những nhân tố nội tại của bản thân Doanh nghiệp, như mọi người thường nghĩ, còn có những nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của DNNVV nữa không? Các nguồn vốn mà DNNVV có thể tiếp cận hiện nay là những nguồn nào? Đặc điểm và những điều kiện để tiếp cận từng nguồn vốn đó là gì?

Nhiều nước trên thế giới đã khá thành công trong việc nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho DNNVV. Học tập kinh nghiệm của bạn là việc mà chúng ta nên làm. Tác giả đã khá công phu trong việc tìm tòi, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, như của Mỹ, Nhật Bản, Trung quốc. Qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt nam. Những bài học này chính là những đóng góp mới, có giá trị thực tiễn của tác giả luận án.

Tác giả cho rằng: Phần đông các DNNVV ở Thái Bình hiện nay khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng của các NHTM, một phần quan trọng là do nguyên nhân từ chính bản thân các Doanh nghiệp, họ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

không đáp ứng được các điều kiện để đảm bảo an toàn cho khoản vay mà người cho vay đưa ra, một phần nữa là do những khó khăn khách quan chung từ nền kinh tế và nguyên nhân từ phía những người có vốn cho vay. Do vậy, để tháo gỡ tình trạng này, giúp các DNNVV tiếp cận được các nguồn vốn, đòi hỏi phải có sự chung sức từ nhiều phía: bản thân Doanh nghiệp, Nhà nước, các NHTM và các tổ chức khác.

Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, nhiều DNNVV gần như mất phương hướng, không biết xoay xở ra sao để tồn tại và phát triển, thì những ý kiến đề xuất của tác giả sẽ có tác dụng rất tốt giúp Doanh nghiệp từng bước tháo gỡ những khó khăn và tiếp tục trụ vững trên thương trường.

Thị trường phi chính thức là chỗ dựa về nguồn vốn kinh doanh cho DNNVV mà sự tồn tài của thị trường này kể cả ở các thành phố lớn và đặc biệt là địa bàn nông thôn làm chi phí giao dịch cao, độ tin cậy của người vay và người cho vay thấp, rủi ro của dự án cao vì không được thẩm định đầy đủ. Điều này dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả và lãng phí. Theo tác giả, sự tồn tại của thị trường phi chính thức cũng đồng nghĩa với sự thiếu liều lĩnh của hoạt động của Ngân hàng trong việc mở rộng thị phần tín dụng ở khu vực DNNVV hiện nay. Tác giả đã nêu lên 7 ý kiến đối với các hệ thống Ngân hàng nói chung:

Thứ nhất, các Ngân hàng cần đổi mới cơ chế, chính sách theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền tự do dân chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, cải tiến thủ tục cho vay đối với các Doanh nghiệp nhỏ theo hướng đơn giản, rõ ràng hơn, tiếp tục cải tiến quy trình cho vay, nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay của các NHTM hiện nay.

Thứ hai, Ngân hàng cần đổi mới phương thức kinh doanh từ bị động sang chủ động hơn, tích cực tìm kiếm khả năng cho vay. Để thực hiện điều này đòi hỏi các Ngân hàng phải tiếp tục tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, phẩm chất tốt, đặc biệt là có tâm huyết với nghề, đi sâu đi sát cơ sở để quyết định cho vay khi dự án là khả thi.

Thứ ba, các Ngân hàng cần tổ chức xây dựng mạng lưới thông tin, thu thập xử lý thông tin từ phía khách hàng, nhất là những thông tin về tình hình tài chính, năng lực quản lý, quan hệ thanh toán. Muốn thế, nguồn thông tin này đòi hỏi sự nỗ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lực của khách hàng trong việc tiếp cận với các khách hàng, thị trường. Có mạng lưới thông tin tốt, nó sẽ cho phép Ngân hàng có niềm tin vào Doanh nghiệp, hiểu đúng khách hàng của mình hơn và mạnh dạn khi đáp ứng nhu cầu vốn giúp Ngân hàng tăng cường hiệu quả hoạt động, giảm thiểu tối đa nhờ việc thu thập chính xác các thông tin cần thiết về khách hàng của mình.

Thứ tư, Ngân hàng cần đảm bảo sự bình đẳng giữa các khách hàng. Điều này cần thực hiện trên cơ sở pháp luật, hiệu quả kinh doanh của khách hàng, chứ không phải căn cứ vào hình thức sở hữu. Mặt khác, Ngân hàng cũng cần thực hiện một số chiến lược khách hàng, nghĩa là áp dụng những hình thức ưu đãi về lãi suất, về thời hạn nợ, v cơ sở đảm bảo … đối với Doanh nghiệp làm ăn có uy tín nhằm khuyến khích các Doanh nghiệp nói chung cạnh tranh lành mạnh trong quan hệ với Ngân hàng để tranh thủ nguồn vốn từ phía nhà tài trợ.

Thứ năm, các Ngân hàng cần đa dạng và nâng cao chất lượng dịch vụ đến các DNNVV. Điều này vừa tạo sự tiện ích cho khách hàng khi quan hệ với Ngân hàng, giúp Ngân hàng thu hút khách hàng cũng như tạo mối liên hệ bảo đảm tài chính an toàn cho Ngân hàng. Mặt khác, thực trạng các DNNVV cũng cho thấy các khu vực ngoài quốc doanh do khả năng quản lý còn hạn chế nên hầu hết họ không tự xây dựng được phương án kinh doanh khả thi. Vì vậy mở rộng hoạt động tư vấn của Ngân hàng để hỗ trợ các Doanh nghiệp xây dựng phương án kinh doanh là hoàn toàn cần thiết.

Thứ sáu, Ngân hàng tiếp tục đổi mới cơ cấu đầu tư nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đối với DNNVV.

Thứ bảy, đa dạng hoá khả năng tài trợ cho vay. Bên cạnh những phương thức cho vay thông thường như cho vay theo dự án, cho vay bảo lãnh, cho vay thuê mua, vốn góp liên doanh liên kết… một hình thức tín dụng mà Ngân hàng cần phát triển mạnh hơn nữa cung ứng tín dụng thông qua cho vay chứng khoán, cầm cố hoặc bảo lãnh thương phiếu. Khi đó Ngân hàng không cần quan tâm hay không phải quan tâm nhiều lắm đến khả năng tài chính của khách hàng mà chỉ cần tập trung đánh giá tình hình tài chính của đơn vị phát hành.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để từng bước xử lý nợ xấu một cách bền vững, hạn chế nợ xấu gia tăng nhằm khơi thông dòng vốn trong hệ thống các T tín dụng (TCTD), bảo đảm an toàn hoạt động Ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ vốn tích cực cho nền kinh tế, cần triển khai một số giải pháp quan trọng.

- Luận văn (2012), quyền Chánh Thanh tra của NHNN “Xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng” đã đưa ra được một số kinh nghiệm quý báu:

Thứ nhất, TCTD chủ động phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ và xem xét giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời, có chiều hướng cải thiện sản xuất kinh doanh tích cực, được đánh giá có khả năng trả nợ theo thời gian cơ cấu lại nợ.

Thứ hai, TCTD tăng cường trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro (DPRR) để xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ bán, xử lý các tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu để thu hồi vốn.

Thứ ba, (NHNN) rà soát, hoàn thiện các quy định về

phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, đồng thời nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp tín dụng và an toàn hoạt động Ngân hàng.

Thứ tư, tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát Ngân hàng để bảo đảm các TCTD tuân thủ đúng các quy định về hoạt động Ngân hàng, đặc biệt là quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập DPRR và quy định về an toàn hoạt động tín dụng.

Thứ năm, thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển thông qua ban hành và triển khai có hiệu quả các quy định, chính sách về mua bán nợ.

Bên cạnh đó, các Bộ, ngành cần triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ, trong đó bên cạnh các giải pháp miễn, giảm thuế, giãn thời hạn nộp thuế cần có giải pháp hữu hiệu đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hóa, giảm lượng hàng tồn kho và kích thích đầu tư, tiêu dùng trong nước. NHNN tích cực phối hợp với các Bộ, ngành phân tích, đánh giá hoạt động của các ngành, lĩnh vực để xây

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dựng, triển khai các chương trình tín dụng phù hợp, nhờ đó đẩy nhanh tiến độ giải phóng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận xét: Cả hai kết quả nghiên cứu trên đã mô tả khá đầy đủ về những khó khăn cũng như các phương hướng mà các Ngân hàng nên thực hiện để giúp đỡ các DNNVV có thể phát triển và đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng đối với đối tượng cho vay này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên (Trang 32 - 36)