Nhóm các chỉ tiêu cảnh báo rủi ro

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên (Trang 53 - 54)

2.3.2.1. Tỷ lệ cho vay có Tài sản bảo đảm

Đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sản của khách hàng và bên thứ ba, các TCTD tuân thủ quy định chung của pháp luật về điều kiện của tài sản bảo đảm: tài sản thuộc sở hữu của khách hàng vay, bên bảo lãnh; tài sản phải được phép giao dịch mua bán; tài sản không thuộc diện tranh chấp và phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp bảo lãnh, phần lớn các TCTD chủ yếu chỉ chấp nhận bên bảo lãnh là các tổng công ty nhà nước. Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm trước khi cho vay tuỳ theo giá trị mức xin vay mà các TCTD có các hình thức và biện pháp thẩm định, mức cho vay tối đa thông thường bằng 70% giá trị tài sản bảo đảm, đối với tài sản là vàng, đá quý tối đa 90%, tài sản cầm cố là trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm và các giấy tờ có giá khác do Chính phủ, TCTD nhà nước phát hành thì các TCTD quyết định trên cơ sở nguyên tắc thu đủ nợ gốc, lãi và phí.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tỷ lệ cho vay có bảo đảm (%) =

Doanh số cho vay có bảo đảm

x 100%

Doanh số cho vay

Tỷ lệ này cho biết cứ 100 đồng vốn cho vay thì có bao nhiêu đồng vốn có được sự bảo đảm của TS thế chấp. Tỷ lệ này càng cao mức độ rủi ro tín dụng càng thấp và ngược lại. 2.3.2.2. Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro (%) = D tín dụng trích lập x 100% Dư nợ bình quân

Tùy theo cấp độ rủi ro mà tổ chức tín dụng phải trích lập DPRR từ 0 đến 100% giá trị của từng khoản cho vay (sau khi trừ giá trị tài sản bảo đảm đã được định giá lại). Như vậy, nếu một Ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng cũng sẽ càng cao. Thường thì tỷ lệ này dao động trong khoảng từ 0 đến 5%

2.3.2.3. Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) = Vốn tự có Tổng tài sản có rủi ro

CAR cho ý nghĩa tương tự như tỷ lệ đòn bẩy. Tỷ lệ này giúp xác định khả năng đáp ứng các nghĩa vụ của Ngân hàng với khả năng tự vệ từ vốn tự có và đánh giá khả năng thích ứng các rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động…

Ngân hàng Trung ương các nước thường quy định tỷ lệ CAR tối thiểu để bảo vệ người gửi tiền, người cho vay, và qua đó giúp đảm bảo an toàn hệ thống tài chính.

Theo Thông tư 13, tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, hiện được quy định phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tối thiểu ở mức 9%

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên (Trang 53 - 54)