Đánh giá chung về mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên (Trang 82 - 84)

- Phương pháp lấy mẫu

Mẫu được dùng trong nghiên cứu theo Hair & các tác giả (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu là ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát. Tác giả đề xuất lấy đánh giá, phản hồi của 120 khách hàng của BIDV Thái Nguyên để có thể nghiên cứu.

Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định lại các thang đo trong mô hình nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Phương pháp thu thập thông tin được thực hiện thông qua điều tra các khách hàng là DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.)

- Địa bàn của khách hàng

Bảng 3.11. Phân loại mẫu theo địa bàn

Địa bàn Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ (%)

(1) - Nội thành 64 53.33 53.33

(2) - Ngoại thành 56 46.67 46.67

Tổng 120 100.00 100.00

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong 120 khách hàng lấy mẫu có 64 mẫu lấy từ nội thành chiếm 53.33% tổng số mẫu. Điều này phù hợp với DNNVV tại Thái Nguyên. Nguyên nhân là do tại Thành phố Thái Nguyên các DNNVV chiếm tỷ trọng khá lớn, cũng tiện lợi trong quá trình thu thập dữ liệu.

- Độ tuổi của khách hàng (Số năm hoạt động)

Bảng 3.12. Phân loại mẫu theo đối tƣợng khách hàng

Độ tuổi Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ (%) (1) < 3 năm 45 37.50 37.50 (2) Từ 3 đến 10 năm 26 21.67 21.67 (3) Từ 11 đến 20 năm 36 30.00 30.00 (4) Khác 13 10.83 10.83 Tổng 120 100 100

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)

Số Doanh nghiệp thành lập dưới 3 năm có tỷ lệ cao nhất 45 mẫu chiếm 37.5%; Tiếp đến là các Doanh nghiệp có tuổi từ 3 đến 10 năm, có 26 đơn vị chiếm 21.67 %; các Doanh nghiệp khác có tuổi nhỏ hơn 3 năm hoặc hơn 20 năm chiếm tỷ lệ 30%. Cho ta thấy các Doanh nghiệp mới và cũ đều quan tâm tới dịch vụ tín dụng của BIDV Thái Nguyên, trong đó các Doanh nghiệp mới chiếm tỷ lệ nhỉnh hơn Doanh nghiệp cũ nhưng sự chênh lệch không quá lớn. Điều này cho thấy các Doanh nghiệp vẫn rất thiện chí với dịch vụ tín dụng tại BIDV Thái Nguyên

- Tình hình sử dụng dịch vụ ở các đơn vị khác Bảng 3.13. Tình hình sử dụng dịch vụ tín dụng ở các đơn vị khác Sử dụng dịch vụ tín dụng ở Ngân hàng khác Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ (%) Có 110 91.67 91.67 Không 10 8.33 8.33 Tổng 120 100 100

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)

Con số trên phản ánh đúng thực tế của các DNNVV hiện nay có tới 91.67% các DN sử dụng thêm dịch vụ tín dụng của các Ngân hàng khác, trong khi chỉ có 8.33 DN chỉ sử dụng dịch vụ tín dụng tại BIDV Thái Nguyên, bởi sự tiếp cận với nguồn vốn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy hầu hết các DN tận dụng mọi cơ hội có

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thể ở các tổ chức tín dụng khác nhau. Điều này tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng với nhau, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các Ngân hàng, sẽ rất khó khăn cho BIDV Thái Nguyên trong việc giữ chân khách hàng. Nâng cao chất lượng tín dụng là vô cùng quan trọng đối với BIDV Thái Nguyên nói riêng cũng như các tổ chức tín dụng nói chung.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên (Trang 82 - 84)