Nhóm các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên (Trang 49 - 53)

2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của NHTM

2.3.1.1. Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn x 100%

Tổng dư nợ Khả năng đáp ứng Sự thấu hiểu Mức độ phạm lỗi… Mức độ đảm bảo Mức độ tin tưởng Các yếu tố hữu hình Mức độ thực hiện lời hứa

của ngân hàng

Mức độ thực hiện cam kết

Sự chính xác trong thời gian thực hiện giao dịch Phục vụ chu đáo

Tính kịp thời Sự nhanh chóng

Quan tâm đặc biệt tới khách hàng Quan tâm đến lợi ích khách hàng

Khả năng nắm bắt nhu cầu khách hàng Thời gian hoạt động

Kiến thức chuyên môn của nhân viên

Trang thiết bị, cách trang trí

Hình thức, trang phục của nhân viên Tài liệu, văn hóa phẩm Thái độ phục vụ

của nhân viên …

Chất lƣợng dịch vụ tín dụng đối với DNNVV BIDV Thái Nguyên

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tỷ lệ Nợ quá hạn phản ánh số dư nợ gốc và lãi quá hạn mà chưa thu hồi được. Nợ quá hạn cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng thấp; ngược lại tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng cao.

Tỷ lệ nợ quá hạn chỉ phản ánh những số dư đã thực sự đã quá hạn, mà không phản ánh toàn bộ quy mô dư nợ có nguy cơ quá hạn. Để khắc phục nhược điểm này, người ta sử dụng chỉ tiêu “ Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn”

Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn =

Tổng dư nợ có quá hạn

x 100%

Tổng dư nợ

Do chỉ tiêu Tổng dư nợ có nợ quá hạn bao gồm toàn bộ dư nợ của một khách hàng (kể cả đến hạn hay chưa đến hạn) kể từ khi xuất hiện món nợ quá hạn đầu tiên, nên nó phản ánh chính xác hơn mức độ rủi ro (chất lượng) tín dụng của Ngân hàng.

Để hiểu sâu hơn về các khoản nợ của Ngân hàng, dư nợ của các NHTM được chia thành 5 nhóm sau:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm:

+ Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

Nhóm 2: Nợ cần chú ý, bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn từ 10-90 ngày; + Các khoản nợ điều chỉnh hạn từ nợ lần đầu;

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả lần đầu;

+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ hoặc được cơ cấu lại lần đầu;

+Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ 2;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

+ Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

Ngoài ra, NHTM còn phân loại nợ theo phương pháp định tính gồm có 5 nhóm như sau:

Nhóm 1:Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức đánh giá là có khả năng thu hồi cả nợ và lãi đúng hạn.

Nhóm 2: Nợ cần chú ý, bao gồm: các khoản nợ được tổ chức đánh giá là có khả năng thu hồi cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng giảm khả năng trả nợ

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm các khoản nợ được các tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được các tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

“ Nợ xấu” là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu x 100%

Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu là nợ xấu, chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.1.2. Khả năng thu hồi nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn có

khả năng thu hồi =

N có khả năng thu hồi

x 100% Nợ quá hạn Tỷ lệ không có khả năng thu hồi = N không có

khả năng thu hồi x 100% Nợ quá hạn

Hai chỉ tiêu này cho chúng ta biết được bao nhiêu % trong tổng nợ quá hạn có khả năng thu hồi. Do vậy sử dụng chỉ tiêu này giúp đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng.

2.3.1.3. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn Hiệu suất

sử dụng vốn (H1) =

Tổng dư nợ cho vay

x 100% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng nguồn vốn huy động

Đây là chỉ tiêu phản ánh tương quan giữa nguồn vốn và dư nợ cho vay trực tiếp khách hàng. Vốn huy động là nguồn vốn có chi phí thấp (rẻ hơn đi vay), ổn định về số dư và kỳ hạn, nên năng lực cho vay của một NHTM thường bị giới hạn bởi khả năng huy động vốn. Tuy nhiên không phải ở đâu và lúc nào Ngân hàng cũng tự cân đối được vốn huy động để đáp ứng nhu cầu cho vay. Thật lý tưởng nếu NHTM chủ động được nguồn vốn huy động để cân đối nhu cầu cho vay (lúc đó hệ suất sử dụng vốn xấp xỉ bằng 100%). Tuy nhiên trong thực tế không phải ở đâu lúc nào Ngân hàng cũng tự cân đối được vốn huy động để đáp ứng nhu cầu cho vay. Có hai khả năng xảy ra là:

Thứ nhất, tại địa bàn hoạt động nhu cầu vay vốn đầu tư là rất lớn, trong khi đó khả năng huy động vốn là rất khó. Để giải quyết mâu thuẫn này, buộc Ngân hàng phải đi vay từ các Ngân hàng khác (hoặc vay trung ương) để cho vay lại. Trong trường hợp này thì hệ số (H1) là lớn hơn 100% rất nhiều. Do phải đi vay với chi phí cao nên có thể làm cho hiệu quả hoạt động tín dụng giảm. Chính vì vậy, giải pháp tốt nhất với Ngân hàng là phải từng bước cải thiện nguồn vốn huy động của mình.

Thứ hai, tại địa bàn hoạt động nhu cầu về vốn vay là rất ít, trong khi đó khả năng huy động vốn lại rất cao. Để giải quyết mâu thuẫn này, buộc Ngân hàng phải cho các Ngân hàng khác (hoặc Ngân hàng trung ương) vay lại nguồn vốn huy động. Trong trường hợp này thì hệ số H1 lại nhỏ hơn 100% rất nhiều. Do phải cho vay lại

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nguồn vốn huy động với lãi suất thấp nên có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Chính vì vậy, giải pháp tốt nhất cho các Ngân hàng là phải chủ động tìm đầu ra (cho vay, đầu tư) để sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động.

Hiệu suất sử dụng

vốn (H2) =

Tổng dư nợ cho vay

x 100%

Tổng tài sản có

Chỉ tiêu H2 cho biết, cứ 100 đồng thuộc tài sản có thì có bao nhiêu đồng được sử dụng để cho vay trực tiếp khách hàng. Vì tín dụng là hạng mục sinh lời chủ yếu, nên hiệu suất sử dụng vốn H2 càng cao thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại. Tuy nhiên nếu Ngân hàng sử dụng vốn cho vay quá mức, thì phải chịu rủi ro thanh khoản; ngược lại, nếu hệ số H2 quá thấp chứng tỏ Ngân hàng đang lãng phí nguồn vốn, tức là nguồn vốn chưa được sử dụng hiệu quả một cách tối ưu. Trong điều kiện bình thường, hiệu suất sử dụng vốn của H2 của Ngân hàng thường là 70-80%.

2.3.1.4. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng (lần) = Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn TD của Ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên (Trang 49 - 53)