Đánh giá chung thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá ở các trường tiểu học huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 63 - 113)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.8.Đánh giá chung thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy

2.3.8.1. Những mặt mạnh

* Về nhận thức và năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên

- Hiệu trưởng các trường Tiểu học đã tổ chức triển khai đến giáo viên các văn bản, chỉ thị liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy học, kế hoạch bồi dưỡng giáo viên.

- Hầu hết hiệu trưởng các trường đều qua các lớp bồi dưỡng công tác quả lý, có nhiều kinh nghiệm, nỗ lực, năng động, sáng tạo trong công tác quản lý.

- Đội ngũ giáo viên tiểu học đa số an tâm công tác, tận tụy nhiệt tình với nghề, ham học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành niệm vụ được giao, đại đa số có trình độ chuyên môn khá, giỏi.

* Về mặt quản lý hoạt động giảng dạy

- Hầu hết đội ngũ CBQL trong các trường tiểu học huyện Quế Võ có tuổi đời trẻ và nhiệt huyết trong công việc.

- Họ đều tham gia vào công tác giảng dạy trước khi làm công tác quản lý. - Phần đông các hiệu trưởng đều gương mẫu trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ quản lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.8.2. Những mặt yếu

* Về nhận thức và năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên

- Một số ít hiệu trưởng các trường Tiểu học quản lý hoạt động dạy học theo kinh nghiệm là chủ yếu.

- Công tác thi đua khen thưởng chưa thực sự được quan tâm đúng mức. - Nhiều giáo viên còn gặp khó khăn trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học.

* Về mặt quản lý hoạt động dạy học

Công tác quản lý trong việc thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa, tăng cường kỹ năng thực hành và sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học chưa thực sự triệt để.

- Hiệu trưởng nhiều trường Tiểu học còn quan tâm chưa chặt chẽ đến công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, giới thiệu những thành tựu mới của phương pháp dạy học và đề xuất một số phương pháp dạy học.

2.3.8.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên

- Nhiều cán bộ quản lý chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân, chưa coi trọng các phương pháp quản lý khoa học.

- Việc tập huấn và hướng dẫn cho giáo viên trong việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại còn nhiều hạn chế.

- Các trường chưa tổ chức thường xuyên việc giới thiệu những thành tựu mới của phương pháp giảng dạy cũng như những sáng kiến kinh nghiệm của đồng nhiệp trong các buổi hội giảng, sinh hoạt chuyên môn.

- Ở các trường Tiểu học các phương tiện và đồ dùng dạy học còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết luận chƣơng 2

Từ thực tế những kết quả khảo sát về việc quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh, cho thấy công tác quản lý trong việc nâng cao nhận thức, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cự học còn một số hạn chế. Chính vì vậy, để làm chuyển biến được chất lượng quản lý hoạt động dạy học hiện nay ở các trường Tiểu học thì hiệu trưởng cần phải có những biện pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tế của từng nhà trường có như vậy mới phát huy được tính tích cực đối với hoạt động dạy học trong giai đoạn hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƢỞNG THEO HƢỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC

HUYỆN QUẾ VÕ - TỈNH BẮC NINH

3.1. Những định hƣớng về việc đổi mới quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng

Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tích cực hóa của hiệu trưởng các trường Tiểu học là vấn đề cần thiết. Để việc quản lý hoạt động dạy học trở thành động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy học thì trong quá trình quản lý cần phải tuân thủ theo các tư tưởng chỉ đạo và những căn cứ sau:

* Tư tưởng chỉ đạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cải tiến công tác quản lý dạy học phải dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện một cách sáng tạo bằng những quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển giáo dục trong giai đoạn mới.

- Phải tôn trọng các quy luật duy vật biện chứng trong phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục cũng như trong việc tìm kiếm các giải pháp, biện pháp quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả.

- Phải quán triệt mục tiêu, nguyên lý giáo dục trong quá trình dạy học, đó là tư tưởng về mô hình nhân cách “Con người pháp triển toàn diện” và chiến lược “ Phát triển toàn diện con người.” đó là nguyên lý “ Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”.Mục tiêu, nguyên lý giáo dục của Đảng phải xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo tăng cường quản lý nội dung, chương trình, phương pháp dạy học.

- Tăng cường quản lý hoạt động dạy học phải tiến hành đồng thời cả về nội dung, phương pháp, tư duy và phong cách quản lý hoạt động dạy học, tiếp cận xu thế dạy học hiện đại và giữ vững định hướng XHCN trong giáo dục và đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Những căn cứ

Căn cứ vào định hướng phát triển giáo dục tiểu học của huyện Quế Võ giai đoạn 2010 - 2015: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quế Võ lần thứ XVII đã chỉ rõ: “Phát triển sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đưa công tác xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả cao hơn, nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là giáo dục đạo dức cho học sinh. Quy hoạch mạng lưới trường lớp hợp lý, củng cố các cơ sở giáo dục đạt chuẩn. phân luồng học sinh hợp lý sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở; tiếp tục giữ vững quy mô giáo dục vững chắc, đến năm 2015 huy động 80% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, 100% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp. Tỉ lệ đi học đúng độ tuổi ở bậc tiểu học là 100%, trung học cơ sở trên 99%, trung học phổ thong trên 90%.

- Củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục đúng độ tuổi ở tiểu học và trung học cơ sở, hoàn thành phổ cập trung học phổ thong. Tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng giáo dục toàn diện ở các bậc học, nâng cao ý thức nghề nghiệp trong đội ngũ cán bộ, giáo viên; tỉ lệ học sinh giỏi hang năm tăng. Hàng năm có 90% học sinh đạt đạo đức tốt. Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đến năm 2015 có 80 - 90% số trường đạt chuẩn quốc gia.

- Xây dựng các quỹ khuyến học, khuyến tài, quỹ học sinh nghèo vượt khó,… nhằm khuyến khích giáo viên và học sinh tích cực trong công tác giảng dạy và học tập, đặc biệt là giáo viên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2. Yêu cầu của việc đề ra các biện pháp nhằm tăng cƣờng biện pháp quản lý của hiệu trƣởng đối với hoạt động dạy học

3.2.1. Đảm bảo tính đồng bộ

Căn cứ lý luận và thực tiễn để tìm các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người dạy bậc tiểu học tại huyện Quế Võ sao cho có hiệu quả một trong những yêu cầu là phải đảm bảo tính đồng bộ. Tính động bộ được thể hiện qua những khía cạnh sau:

- Xác định rõ bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên phải là lực lượng nòng cốt, làm tốt vai trò hướng dẫn, tổ chức để học sinh tự giác, hăng hái học tập với thái độ chủ động, tích cực. Giáo viên phải biết khai thác vốn sống vốn hiểu biết của học sinh trong các giờ lên lớp từ đó hình thành và phát triển năng lực tự học của học sinh, học sinh có nhu cầu học tập. Đây chính là mục tiêu, là yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học. Nếu chỉ hô hào đổi mới phương pháp dạy học và chỉ đạo theo phong trào, không có những tác động, giúp đỡ giáo viên về nhiều mặt thì lối dạy cũ mang tính áp đặt, truyền thụ một chiều vẫn tồn tại.

- Học sinh phải được giáo viên hướng dẫn cách học, tạo cho học sinh thói quen học tập một cách chủ động, tích cực, tìm tòi, khám phá, kích thích được lòng say mê học tập của học sinh.

- Đối với người quản lý phải am hiểu sâu sắc về đổi mới phương pháp dạy học, sự am hiểu đó trước hết là nhận thức về mục đích, yêu cầu về nội dung. Từ đó mới đề xuất các chủ trương, biện pháp thích hợp để bồi dưỡng giáo viên, hướng dẫn họ thực hiện đúng và hiệu quả. Người quản lý còn phải nắm chắc các điều kiện quy trình đổi mới phương pháp dạy học xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện tốt cho việc đổi mới phương pháp do mình quản lý. Đặc biệt phải đánh giá đúng thực trạng tình hình của các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ so với điều kiện đổi mới để tổ chức chỉ đạo phù hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đảm bảo tính đồng bộ ở các khâu trong quản lý đó là đổi mới công tác quản lý, đổi mới hoạt động dạy học, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học một cách tốt nhất trong đó trọng hoạt động dạy và họclà vấn đề trọng tâm.

3.2.2. Đảm bảo tính kế thừa

Nâng cao chất lượng giáo dục là yếu tố đòi hỏi tất yếu khách quan đang được cả xã hội quan tâm. Để duy trì sự ổn định và phát triển trường Tiểu học một cách bề vững vấn đề nâng cao chất lượng là điều kiện tất yếu. Xong việc thay đổi phương pháp dạy học không phải là loại bỏ hết những phương pháp cũ mà đòi hỏi phải có sự thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, những khuyết điểm trong hoạt động dạy học như phương pháp dạy chưa phù hợp với đối tượng, thái độ học tập của học sinh, sự chuẩn bị bài của giáo viên

Người quản lý phải nắm được những kết quả đã đạt được đồng thời xác định rõ những tồn tại trong quá trình dạy học để đề xuất những biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ từ đó nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

3.2.3. Đảm bảo tính khả thi

Đổi mới phương pháp quản lý tronh hoạt động dạy học là vấn đề tất yếu hiện nay của bất kỳ trường học nào. Đối với các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ thì việc đổi mới phương pháp dạy học là yếu tố quyết định đến chất lượng dạy và học trong đó việc đưa ra các biện pháp quản lý của hiệu trưởng theo hướng phát huy tính tích cực đối với hoạt động dạy học là điều rất cần thiết nhưng những biện pháp này phải có hiệu quả thục sự trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.

Các biện pháp phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường Tiểu học trên cơ sở những thuận lợi, khó khăn của từng trường, những kết quă đạt được cũng như những tồn tại hiện nay về công tác quản lý hoạt động dạy học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các biện pháp đề xuất phải dựa trên thực trạng của đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh đồng thời xây dựng được một lộ trình thực hiện cụ thể, phù hợp với từng đơn vị. Có như vậy các biện pháp đưa ra mới mang tính khả thi.

3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hƣớng tích cực hóa của hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ

3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và kỹ năng của giáo viên về việc tích cực hóa hoạt động dạy học ở tiểu học tích cực hóa hoạt động dạy học ở tiểu học

* Mục tiêu biện pháp

Giáo viên là lực lượng đóng vai trò chủ đạo trong thực hiện đổi mới hoạt động dạy học.Vì vậy cần làm cho giáo viên nhận thức đúng về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của hoạt động dạy học theo hướng tích cực hóa. Mỗi cán bộ giáo viên đều thấy được cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết để thực hiện dạy học có hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người giáo viên phải thấy được việc đổi mới hoạt động dạy học chỉ có thể có hiệu quả thực sự khi người dạy có động lực cống hiến, coi sự nghiệp đổi mới dạy học là mục tiêu và sự phấn đấu vươn lên của bản thân.

Mỗi giáo viên phải biết được mình cần thay đổi, bổ sung cái gì và dạy như thế nào để học sinh học tập một cách tích cực.

* Nội dung biện pháp

- Phân tích vai trò, bản chất của hoạt động dạy học tích cực trong quá trình đổi mới nội dung chương trình giáo dục tiểu học.

- Thấy được thực trạng việc dạy, việc học ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ trong những năm vừa qua.

- Đổi mới hoạt động dạy học đối với một số mô hình cụ thể, phân tích các khía cạnh của mô hình để vận dụng vào thực tế bản thân mỗi cá nhân, đối tượng học sinh và điều kiện của đơn vị trong quá trình thực hiện.

- Mời những cán bộ quản lý, những giáo viên có nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi, có nhều thành tích ở trong huyện tham gia trao đổi, phổ biến kinh nghiệm với đội ngũ giáo viên trong nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

* Cách thức tiến hành biện pháp

- Tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm về dạy học phát huy tính tích cực của người học trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, trong trường và trong cụm, thực hiện các giờ dạy mẫu mà trọng tâm là đổi mới PPDH, cách thức tổ chức dạy, hướng dẫn học sinh cách học, sử dụng phương tiện và các kỹ thuật dạy học cho toàn thể cán bộ, giáo viên của nhà trường dự. Trong các giờ dạy mẫu một trong ngững vấn đề rút kinh nghiệm là khả năng khai thác vốn sống, kinh nghiệm của người dạy, kỹ năng sử dụng phương tiện, đồ dùng và các kỹ thuật dạy học trong quá trình lên lớp. Thông qua buổi dự giờ giáo viên sẽ được thể nghiệm thử việc thực hiện đổi mới PPDH và được đồng nghiệp rút kinh nghiệm để điều chỉnh những nội dung về nghiệp vụ sư phạm, phương pháp thể hiện phù hợp với đối tượng học sinh trong các giờ lên lớp cụ thể.

- Tổ chức cho giáo viên được tham quan học tập kinh nghiệm của các trường điểm về chất lượng dạy và học, về đổi mới PPDH trong huyện, trong tỉnh hoặc các tỉnh bạn.

- Thông qua đi thực tế, qua một số mô hình cụ thể, nhà trường có thể tổ chức cho giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên thảo luận, phân tích các khía cạnh của các mô hình dạy học phát huy tính tích cực người học được tham

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá ở các trường tiểu học huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 63 - 113)