0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Quy mô trường lớp, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HOÁ Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN QUẾ VÕ TỈNH BẮC NINH (Trang 39 -113 )

8. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Quy mô trường lớp, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học

2.1.3.1. Quy mô trường lớp

Năm học 2009 - 2010, bậc tiểu học huyện Quế Võ có:

- 22 Trường Tiểu học, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2 và 18 trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1.

- 368 lớp và 10107 học sinh giảm so với năm học trước (2008 - 2009) là 246 em.

- 22/22 trường dạy ngoại ngữ (tiếng Anh) từ khối lớp 3 đến khối lớp 5. - 9/22 trường dạy tin học cho học sinh với 2490 học sinh đạt tỷ lệ 23,7%. - Huy động số trẻ khuyết tật ra lớp học hòa nhập đạt 100%, không có học sinh bỏ học.

- Tổng số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học: 2062/2062 học sinh đạt tỷ lệ 100%.

Bảng 2.1. Thống kê số lớp và học sinh từ năm học 2007 - 2008 đến năm học 2009 - 2010

Năm học 2007- 2008 Năm học 2008 - 2009 Năm học 2009 - 2010

Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp

10790 368 10353 368 10107 368

Bảng thống kê cho thấy, số lượng học sinh toàn huyện từ năm học 2007- 2008 đến năm học 2009 - 2010 có chiều hướng giảm. Số học sinh giảm không phải là do tuyển sinh lớp 1 không đạt hết mà thực chất chính là công tác vận động tuyên truyền cán bộ nhân hiểu và thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1.3.2. Về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường Tiểu học huyện Quế Võ

a) Cán bộ quản lý

Huyện Quế Võ có 22 trường Tiểu học. Tính đến thời điểm tháng 5 năm 2011. Toàn huyện có 55 đồng chí là cán bộ quản lý ở các trường (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng). Số liệu cán bộ quản lý các trường Tiểu học được tổng hợp thông qua bảng dưới đây:

Bảng 2.2. Thống kê cán bộ quản lý huyện Quế Võ (năm học 2009 - 2010 )

STT CBQL

Tuổi Trình độ

TS Nữ <35 35-49 >49 THSP CĐSP ĐH

1 SL 55 36 16 37 2 3 20 32

2 % 100 65,5 29,1 67,3 3,6 5,5 36,4 58,2

Qua bảng số liệu cho thấy:

- Số cán bộ quản lý có độ tuổi dưới 35 là 16 chiếm tỷ lệ 29,1%. Đây là đội ngũ trẻ nhiệt tình, năng động và sáng tạo nhạy bén trong công tác điều hành quản lý và đổi mới phương pháp dạy học nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm.

- Số cán bộ quản lý có độ tuổi từ 35 đến 49 là 37 chiếm 67,3 %. Ở độ tuổi này người cán bộ quản lý có những suy nghĩ chín chắn, có nhiều kinh nghiệm thực tế nên việc chỉ đạo giải quyết các công việc đều tốt.

- Số cán bộ từ 50 trở lên là 2 chiếm tỷ lệ 3,6%. Do tuổi cao nên một số cán bộ quản lý thường dựa vào kinh nghiệm, thiếu sự năng động trong việc tiếp cận, xây dựng mô hình quản lý mới.

- Số cán bộ quản lý có trình độ trung học sư phạm là 3 chiếm tỷ lệ 5,5%. Đây là đội ngũ cán bộ quản lý được bổ nhiệm từ những giáo viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Số cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng và đại học là 52 chiếm tỷ lệ 94,5%. Đội ngũ này có trình độ đào tạo cao hơn nên việc thực hiện các chức năng quản lý của người hiệu trưởng có nhiều thuận lợi hơn.

b) Về đội ngũ giáo viên

Bảng 2.3. Thống kê đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trƣờng Tiểu học huyện Quế Võ (năm học 2009 - 2010)

STT GV Tuổi Trình độ TS Nữ <35 35-49 >49 Dƣới chuẩn THSP CĐSP ĐH 1 SL 555 493 103 416 36 0 122 78 355 2 % 100 88,8 18,6 74,9 6,5 0 21,9 14,1 64

Bảng thống kê trên cho thấy:

Ở huyện Quế Võ không có giáo viên tiểu học nào dưới chuẩn điều đó cho thấy công tác chuẩn hóa đội ngũ giáo viên được các cấp quản lý giáo dục quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên học tập nâng cao trình độ.

- Số lượng giáo viên tiểu học có độ tuổi dưới 35 là 103 chiếm tỷ lệ 18,6%. Đa số những giáo viên có trình độ trong tỷ lệ trên chuẩn (78,1%). Đây là lực lượng giáo viên trẻ, có sức khỏe, lòng nhiệt tình cao. Phần lớn được đào tạo chính quy, có kiến thức, có hiểu biết phong phú và năng lực chuyên môn rất cơ bản, có khả năng tiếp thu cái mới. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên này chưa có chiều sâu và bề dày kinh nghiệm về giảng dạy cũng như xử lý các tình huống sư phạm trong giảng dạy nên cần bồi dưỡng về kiến thức cũng như các kỹ năng tổ chức, giao tiếp sư phạm, hoạt động xã hội. Vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên mặc dù có trình độ trên chuẩn nhưng ý thức tự giác học tập bồi dưỡng trao đổi chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, chưa thực sự toàn tâm toàn ý với sự nghiệp giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Số giáo viên có độ tuổi từ 35 đến 49 là 416 chiếm 74,9%. Ở độ tuổi này giáo viên đã có kinh nghiệm giảng dạy, có kinh nghiệm thực tế phong phú, khéo léo giải quyết các tình huống sư phạm. Tuy vậy, cũng có một số giáo viên khá bảo thủ về nhiều mặt.

- Số giáo viên có trình độ đạt chuẩn chỉ chiếm 21,9%. Đa số những giáo viên này là những người có tuổi đời cao. Do vậy, khi tiếp cận với việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục toàn diện cho học sinh thì một bộ phận lớn trong giáo viên này gặp khó khăn trong việc tiếp cận chương trình sách giáo khoa mới. Riêng ở những buổi tập huấn về việc sử dụng đồ dùng dạy học, về đổi mới phương pháp dạy học,… hiệu quả tiếp thu của họ không cao làm ảnh hưởng đến chất lượng học sinh.

2.2. Thực trạng hoạt động dạy học ở các trƣờng Tiểu học huyện Quế Võ

Để tìm hiểu về thực trạng về giảng dạy của giáo viên tiểu học ở huyện Quế Võ chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu hồ sơ sổ sách giáo viên, các báo cáo tổng kết năm học của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quế Võ và của các trường Tiểu học; quan sát trường lớp và trò chuyện cùng với giáo viên, cán bộ quản lý trường; sử dụng phiếu hỏi ý kiến dành cho hiệu trưởng, giáo viên.

Các phiếu hỏi ý kiến đánh giá theo thang điểm 3 bậc (tốt hoặc thường xuyên…: 3 điểm, trung bình hoặc thỉnh thoảng...: 2 điểm, chưa tốt hoặc ít khi…: 1 điểm).

2.2.1. Thực trạng hoạt động dạy của giáo viên

2.2.1.1. Thực trạng về thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học bậc tiểu học

Việc thực hiện tốt mục tiêu, nội dung, chương trình là quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kết quả khảo sát 13 trường Tiểu học huyện Quế Võ về việc thực hiện nội dung chương trình dạy học được thể hiện qua bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện phân phối chƣơng trình tiểu học huyện Quế Võ Nội dung Nhóm đánh giá TS Mức độ thực hiện X Tốt Trung bình Chƣa tốt 1.Việc thực hiện đúng phân phối chương trình môn học. GV SL 357 357 0 0 3,0 % 100 100 0 0 CBQL SL 35 34 1 0 2,97 % 100 97,1 2,9 0 Chung 2,98 2. Dạy đúng và đủ nội dung chương trình. GV SL 357 353 4 0 2,98 % 100 98,9 1,1 0 CBQL SL 35 35 0 0 3,0 % 100 100 0 0 Chung 2,99

1. Việc thực hiện đúng nội dung, chương trình môn học được các giáo viên tiểu học và CBQL đánh giá từ mức độ tốt trở lên là (100%; 97,1%) mức độ trung bình là(0%; 2,9%) và giá trị trung bình chung là(2,98).Qua đánh giá của giáo viên tiểu học và CBQL cho thấy các giá trị trung bình chung đạt mức độ tốt khá cao (2,98) nên đa số giáo viên tiểu học thực hiện tốt nội dung này, chỉ có một số ít giáo viên thực hiện nội dung này ở mức độ trung bình.

2. Việc dạy đúng và đủ nội dung, chương trình được các giáo viên tiểu học và CBQL các trường tiểu học đánh giá nội dung này từ mức độ tốt là(98,1%; 100%) và giá trị trung bình chung là (2,98 ). Qua đánh giá của giáo viên tiểu học và CBQL cho thấy các giáo viên tiểu học thực hiện tốt việc dạy đúng và đủ nội dung, chương trình. Việc giáo viên dạy đúng và đủ nội dung, chương trình theo quy định của bậc học cũng chính là giáo viên đã đảm bảo tốt mục tiêu của hoạt động dạy học.

2.2.1.2. Thực trạng việc soạn bài chuẩn bị giảng dạy của giáo viên

Việc chuẩn bị bài lên lớp là khâu rất quan trọng góp phần quyết định chất lượng dạy học. Việc soạn bài chuẩn bị giảng dạy phải theo đúng phân phối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chương trình của Bộ Giáo dục - Đào tạo, phải đúng theo mục tiêu chương trình giảng dạy, phải thể hiện được những kiến thức trọng tâm và những kỹ năng cần thiết

Bảng 2.5. Thực trạng về soạn bài chuẩn bị giảng dạy của giáo viên tiểu học huyện Quế Võ

Nội dung Nhóm đánh giá TS Mức độ thực hiện X Tốt Trung bình Chƣa tốt

1. Bài soạn phải đúng theo mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy

GV SL 357 357 0 0 3,0

% 100 100 0 0

CBQL SL 35 35 0 0 3,0

% 100 100 0 0

Chung 3,0

2. Bài soạn giải quyết tốt vấn đề kiến thức trọng tâm và kỹ năng cần thiết

GV SL 357 345 12 0 2,96

% 100 96,6 3,4 0

CBQL SL 35 34 1 0 2,97

% 100 97,1 2,9 0

Chung 2,965

3. Nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy và những kiến thức liên quan

GV SL 357 351 6 0 2,98 % 100 98,4 1,6 0 CBQL SL 35 34 1 0 2,97 % 100 97,1 2,9 0 Chung 2,975 4. Chuẩn bị những phương tiện, đồ dùng dạy học cần thiết GV SL 357 285 61 11 2,79 % 100 79,9 17 3,1 CBQL SL 35 28 7 0 2,8 % 100 80 20 0 Chung 2,795

a. Việc soạn bài đúng theo mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy được các giáo viên và CBQL tiểu học đánh giá từ mức độ tốt là 100% và giá trị trung bình chung là (3,0). Qua đánh giá của giáo viên và CBQL cho thấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

việc thực hiện nội dung này của giáo viên được đánh giá rất cao(100%) nên giáo viên tiểu học thực hiện tốt việc soạn bài đúng theo mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy.

b. Việc soạn bài giải quyết tốt vấn đề kiến thức trọng tâm và kỹ năng cần thiết được giáo viên và CBQL tiểu học đánh giá nội dung này từ mức độ tốt trở lên là (96,6%; 97,1%) mức độ trung bình là (3,4%; 2,9%) và giá trị trung bình chung là (2,965). Qua kết quả đánh giá của giáo viên tiểu học và CBQL cho thấy đa số giáo viên tiểu học thực hiện tốt việc soạn bài giải quyết tốt vấn đề kiến thức trọng tâm và kỹ năng cần thiết, tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên thực hiện nội dung này ở mức độ trung bình (3,4% và 2,9%).

c. Việc nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy và kiến thức liên quan được các giáo viên và CBQL tiểu học đánh giá từ mức độ tốt là (98,4%; 97,1%) mức độ trung bình là (1,6%; 2,9%) và giá trị trung bình chung là (2,975). Qua đánh giá của giáo viên tiểu học và CBQL cho thấy đa số giáo viên tiểu học thực hiện tốt việc soạn bài, nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy và kiến thức liên quan, chỉ một số ít giáo viên tiểu học thực hiện tiêu chí này ở mức độ trung bình.

d. Việc chuẩn bị những phương tiện, đồ dùng dạy học cần thiết được giáo viên tiểu học và CBQL đánh giá từ mức độ tốt là(79,9%; 80%) mức độ trung bình là (20,1%; 20%) và giá trị trung bình chung là (2,795).

Qua đánh giá của giáo viên tiểu học và CBQL cho thấy các trường tiểu học đánh giá việc thực hiện nội dung này từ mức độ tốt trở lên với tỷ lệ % không cao(79,9%; 80%) và các giá trị trung bình chung đạt dưới mức độ tốt (2,795) nên đa số giáo viên tiểu học chưa thực hiện tốt việc chuẩn bị những phương tiện, đồ dùng dạy học cần thiết cho bài dạy. Do đó các giáo viên cần phải cố gắng thực hiện tốt nội dung này.

2.2.1.3. Thực trạng đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên tiểu học huyện Quế Võ

Đổi mới phương pháp dạy học là yếu tố quyết định đến chất lượng dạy học và làm cho học sinh học tập thích thú, nhanh chóng phát hiện ra kiến thức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mới hơn so với cách dạy truyền đạt. Thực trạng về việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên tiểu học huyện Quế Võ được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.6. Thực trạng về việc đổi mới phƣơng pháp dạy học của giáo viên tiểu học huyện Quế Võ đƣợc thể hiện trong bảng sau

Nội dung Nhóm đánh giá TS Mức độ thực hiện X Tốt Trung bình Chƣa tốt 1. Cải tiến PPDH nhằm tăng cường tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. GV SL 357 281 63 5 2,7 % 100 78,7 17,6 1,4 CBQL SL 35 23 11 1 2,6 % 100 65,7 31,4 2,9 Chung 2,65 2. Cải tiến PPDH nhằm tăng cường khả năng tự học của học sinh. GV SL 357 281 59 17 2,7 % 100 78,7 16,5 4,8 CBQL SL 35 24 9 2 2,6 % 100 68,6 25,7 5,7 Chung 2,65

1. Cải tiến PPDH nhằm tăng cường tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh được các giáo viên tiểu học đánh giá mức độ tốt cao hơn đánh giá của CBQL (78,7%; 65,7%), mức độ trung bình trở xuống lại đánh giá thấp hơn CBQL (34,3%; 19%) và giá trị trung bình chung được CBQL và giáo viên đánh giá là (2,65). Qua đánh giá của giáo viên và CBQL cho thấy đa số giáo viên tiểu học thực hiện tốt việc cải tiến PPDH nhằm tăng cường tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, chỉ có một số ít giáo viên thực hiện việc đổi mới PPDH tăng cường tính tích cực của học sinh vẫn gặp nhiều khó khăn. 2. Cải tiến PPDH nhằm tăng cường khả năng tự học của học sinh là một trong những định hướng đổi mới PPDH ở tiểu học được các giáo viên đánh giá mức độ thực hiện tốt là 78,7%, mức độ trung bình trở xuống là 21,3% và giá trị trung bình là 2,7 và CBQL đánh giá việc thực hiện nội dung này mức độ tốt là 68,6% mức độ trung bình là 31,4% và giá trị trung bình là 2,6.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua đánh giá của giáo viên tiểu học và CBQL cho thấy các giá trị trung bình chung chưa cao (2,65). Điều này cho thấy vẫn còn tình trạng giáo viên tiểu học chưa thực hiện tốt việc cải tiến PPDH nhằm tăng cường khả năng tự học của học sinh.

2.2.1.4. Thực trạng sử dụng phương tiện, kỹ thuật vào dạy học của giáo viên tiểu học huyện Quế Võ

* Sử dụng phương tiện dạy học

Sử dụng phương tiện dạy học trong hoạt động dạy học không những cung cấp cho học sinh những kiến thức bền vững, chính xác mà còn giúp học sinh kiểm tra lại tính đúng đắn của các kiến thức lý thuyết, sửa chữa và bổ sung, đánh giá lại chúng nếu không phù hợp với thực tiễn.

Bảng 2.7. Thực trạng về việc sử dụng phƣơng tiện dạy học của giáo viên tiểu học ở huyện Quế Võ

Nội dung Nhóm đánh giá TS Mức độ sử dụng X Tốt Trung bình Chƣa tốt 1. Sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học trong giờ dạy. GV SL 357 331 26 0 2,9 % 100 92,7 7,3 0 CBQL SL 35 29 6 0 2,8 % 100 82,9 17,1 0 Chung 2,85

2. Tổ chức dạy trên máy vi tính cho học sinh. GV SL 357 0 15 342 1,1 % 100 0 4,2 95,8 CBQL SL 35 0 2 33 1,1 % 100 0 5,7 94,3 Chung 1,1 3. Tổ chức cho học sinh xem băng video để hỗ trợ các môn học. GV SL 357 0 3 354 1,0

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HOÁ Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN QUẾ VÕ TỈNH BẮC NINH (Trang 39 -113 )

×