8. Cấu trúc luận văn
3.3.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Từ thực tế hiện nay ở các trường Tiểu học trên địa bàn Quế Võ vấn đề đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là rất quan trọng. Trong 6 biện pháp quản lý mà đề tài đề cập tới ở trên, mỗi biện pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng và mức độ tác động đến hoạt động dạy học của mỗi biện pháp còn phụ thuộc vào người vận dụng nó như thế nào trong từng nhà trường tiểu học. Các biện pháp nói trên đều có mối quan hệ hữu cơ, chúng tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau, khắc phục hạn chế lẫn nhau. Như vậy trong quá trình quản lý chỉ đạo mà biết vận dụng kết hợp một cách linh hoạt các biện pháp sẽ phát huy tác dụng lẫn nhau, để nâng cao hiệu quả quản lý.
Khi cán bộ giáo viên nhận thức được sự cần thiết của việc đổi mới PPDH phát huy tính tích cực của học sinh, thì hành động sẽ đổi mới và nó trở thành nhu cầu của giáo viên. Tiếp đó là tổ chức bồi dưỡng PPDH, những kiến thức cơ bản của các phương tiện kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực của học sinh cho đội ngũ giáo viên. Sau khi đã được học tập thì tổ chức cho giáo viên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thực hiện đổi mới phương pháp phát huy tính tích cực của người học. Để khắc phục kịp thời những lệch lạc trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên thì phải đổi mới công tác kiểm tra, dự giờ đối với giáo viên và kiểm tra học tập của học sinh. Việc kiểm tra được thực hiện một cách nghiêm túc, chính xác khách quan công bằng sẽ không những làm cho việc đổi mới PPDH của giáo viên đi đúng hướng mà còn thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới PPDH trong đội ngũ giáo viên.
Song song với các biện pháp trên, việc tổ chức tốt phong trào thi đua dạy tốt học tốt sẽ khích lệ được tinh thần trách nhiệm, ý thức vươn lên khắc phục khó khăn để dạy tốt và học tốt. Bên cạnh những biện pháp quản lý thì việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động dạy học tích cực hóa cũng giữ vai trò rất quan trọng. Công tác đổi mới PPDH đạt được hiệu quả đầu tiên phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và chúng phải đồng bộ và hiện đại đáp ứng được yêu cầu đổi mới.
Tóm lại, các biện pháp quản lý của hiệu trưởng theo hướng tích cực hóa đối với các trường tiểu học trên địa bàn Quế Võ có mối liên quan mật thiết, hữu cơ tạo được sức mạnh chung thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới PPDH và nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng cũng như chất lượng dạy và học trong nhà trường tiểu học.
3.4. Khảo nghiệm nhận thức về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
- Để khảo nghiệm nhận thức về mức độ cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học của huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh đã được đề xuất trong luận văn, chúng tôi tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp chuyên gia, trưng cầu ý kiến. Chúng tôi đã tiến hành xin ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục - Đào tạo: 5đ/c, CBQL các trường tiểu học: 55đ/c, tổ trưởng tổ chuyên môn khối: 69 đ/c, giáo viên giỏi cấp huyện trở lên của 22 trường Tiểu học trên toàn huyện là: 154 đ/c. Tổng số người được hỏi là 283, tổng số phiếu thăm dò là 283 phiếu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết Và tính khả thi của các biện pháp
STT Nội dung biện pháp cần đổi mới Mức độ đánh giá Mức độ cần thiết X Thứ bậc Tính khả thi Y Thứ bậc Cần thiết Bình thƣờng Ít cần thiết Khả thi Bình thƣờng Ít khả thi 1 Nâng cao nhận thức và kỹ năng của giáo viên về việc tích cực hóa HĐDH ở tiểu học.
231 52 0 2,81 6 259 24 0 2,91 4
2
Chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đổi mới PPDH và sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh. 256 27 0 2,9 3 238 45 0 2,84 5 3 Tổ chức thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa người học.
271 12 0 2,95 1,5 279 4 0 2,98 1,5
4
Đổi mới kiểm tra, dự giờ của giáo viên, kiểm tra học tập của học sinh.
243 40 0 2,85 5 274 9 0 2,96 3
5
Tổ chức tốt phong trào thi đua dạy tốt học tốt.
269 14 0 2,95 1,5 278 5 0 2,98 1,5
6
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho HĐDH tích cực hóa.
247 36 0 2,87 4 241 18 11 2,72 6
Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy:
Mức độ đánh giá sự cần thiết và mức độ khả thi có tương quan thuận (R = 0,55). Mối tương quan này không chặt chẽ nghĩa là không có sự thống nhất trong đánh giá nhận thức về sự cần thiết và tính khả thi. Điều đó cho thấy các biện pháp nêu ra nhìn chung là cần thiết và có tính khả thi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết luận chƣơng 3
Các biện pháp được đề xuất trong đề tài là tập hợp kinh nghiệm từ hiệu trưởng của các trường Tiểu học, các đồng chí chuyên viên các cấp có nhiều kinh nghiệm trong quản lý chỉ đạo; tập thể giáo viên trực tiếp giảng dạy có nhiều thành tích trong hoạt động giảng dạy và có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục huyện Quế Võ. Như vậy các biện pháp chúng tôi đề xuất có tính thực tế và tính khả thi.
Để vận dụng có hiệu quả các biện pháp này trong quản lý chỉ đạo hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học thì người hiệu trưởng cần phải biết vận dụng một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế mỗi trường, mỗi địa phương.
Không có một biện pháp quản lý nào là tối ưu. Vì vậy việc vận dụng phối hợp các biện pháp trong quản lý là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường Tiểu học đối với hoạt động dạy học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ