8. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Thực trạng việc quản lý phân công giảng dạy
Để việc phân công giảng dạy hợp lý, khoa học phát huy hết được sở trường năng lực chuyên môn của giáo viên đòi hỏi người hiệu trưởng phải nắm thật chắc chất lượng, đặc điểm và năng lực chuyên môn của từng giáo viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thực trạng việc quản lý phân công giảng dạy của hiệu trưởng cho giáo viên tiểu học huyện Quế Võ được thẻ hiện qua bảng sau:
Bảng 2.9. Thực trạng việc quản lý phân công giảng dạy
Nội dung căn cứ phân công
CBQL Giáo viên Chung
Số ý kiến % Số ý kiến % Số ý kiến %
1.Năng lực chuyên môn 35/35 100 345/357 96,6 380/392 96,9
2.Nguyện vọng cá nhân của
giáo viên 12/35 34,3 64/357 17,9 76/392 19,4
3.Nguyện vọng của học sinh 3/35 8,6 6/357 1,7 9/392 2,3
4.Điều kiện hoàn cảnh 19/35 54,3 85/357 23,8 104/392 26,5
5.Yêu cầu đặc điểm mỗi lớp 15/35 42,9 74/357 20,7 89/392 22,7
6. Trình độ đào tạo 20/35 68,6 165/357 46,2 185/392 47,2
7. Phẩm chất đạo đức 35/35 100 167/357 46,8 202/392 51,5
Qua bảng số liệu trên ta thấy hiệu trưởng các trường Tiểu học phân công giảng dạy cho giáo viên chủ yếu dựa vào năng lực chuyên môn (100%), phẩm chất đạo đức (100%), trình độ đào tạo (68,6%), điều kiện hoàn cảnh (54,3%). Đặc biệt, tiêu chí phân công giảng dạy cho giáo viên dựa vào năng lực chuyên môn được CBQL và giáo viên đánh giá rất cao (100%; 96,6%), còn tiêu chí phân công giáo viên dựa vào nguyện vọng của học sinh thì CBQL và giáo viên đánh giá rất thấp (1,7% - 8,6%).
Như vậy việc phân công giảng dạy cho giáo viên chủ yếu dựa vào sự kết hợp hài hoà giữa các tiêu chí; năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, trình độ đào tạo, điều kiện hoàn cảnh trong đó tiêu chí năng lực chuyên môn là điều kiện chính còn dựa vào nguyện vọng của học sinh không được quan tâm.