Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và kỹ năng của giáo viên

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá ở các trường tiểu học huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 70 - 73)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và kỹ năng của giáo viên

tích cực hóa hoạt động dạy học ở tiểu học

* Mục tiêu biện pháp

Giáo viên là lực lượng đóng vai trò chủ đạo trong thực hiện đổi mới hoạt động dạy học.Vì vậy cần làm cho giáo viên nhận thức đúng về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của hoạt động dạy học theo hướng tích cực hóa. Mỗi cán bộ giáo viên đều thấy được cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết để thực hiện dạy học có hiệu quả.

Người giáo viên phải thấy được việc đổi mới hoạt động dạy học chỉ có thể có hiệu quả thực sự khi người dạy có động lực cống hiến, coi sự nghiệp đổi mới dạy học là mục tiêu và sự phấn đấu vươn lên của bản thân.

Mỗi giáo viên phải biết được mình cần thay đổi, bổ sung cái gì và dạy như thế nào để học sinh học tập một cách tích cực.

* Nội dung biện pháp

- Phân tích vai trò, bản chất của hoạt động dạy học tích cực trong quá trình đổi mới nội dung chương trình giáo dục tiểu học.

- Thấy được thực trạng việc dạy, việc học ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ trong những năm vừa qua.

- Đổi mới hoạt động dạy học đối với một số mô hình cụ thể, phân tích các khía cạnh của mô hình để vận dụng vào thực tế bản thân mỗi cá nhân, đối tượng học sinh và điều kiện của đơn vị trong quá trình thực hiện.

- Mời những cán bộ quản lý, những giáo viên có nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi, có nhều thành tích ở trong huyện tham gia trao đổi, phổ biến kinh nghiệm với đội ngũ giáo viên trong nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

* Cách thức tiến hành biện pháp

- Tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm về dạy học phát huy tính tích cực của người học trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, trong trường và trong cụm, thực hiện các giờ dạy mẫu mà trọng tâm là đổi mới PPDH, cách thức tổ chức dạy, hướng dẫn học sinh cách học, sử dụng phương tiện và các kỹ thuật dạy học cho toàn thể cán bộ, giáo viên của nhà trường dự. Trong các giờ dạy mẫu một trong ngững vấn đề rút kinh nghiệm là khả năng khai thác vốn sống, kinh nghiệm của người dạy, kỹ năng sử dụng phương tiện, đồ dùng và các kỹ thuật dạy học trong quá trình lên lớp. Thông qua buổi dự giờ giáo viên sẽ được thể nghiệm thử việc thực hiện đổi mới PPDH và được đồng nghiệp rút kinh nghiệm để điều chỉnh những nội dung về nghiệp vụ sư phạm, phương pháp thể hiện phù hợp với đối tượng học sinh trong các giờ lên lớp cụ thể.

- Tổ chức cho giáo viên được tham quan học tập kinh nghiệm của các trường điểm về chất lượng dạy và học, về đổi mới PPDH trong huyện, trong tỉnh hoặc các tỉnh bạn.

- Thông qua đi thực tế, qua một số mô hình cụ thể, nhà trường có thể tổ chức cho giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên thảo luận, phân tích các khía cạnh của các mô hình dạy học phát huy tính tích cực người học được tham quan, xác định rõ những thuận lợi cũng như những khó khăn của đơn vị bạn để đối chiếu với điều kiện thực tế đơn vị mình, từ đó mỗi cán bộ giáo viên tự xây dựng cho mình cách quản lý, cách dạy phù hợp với đối tượng mà mình giảng dạy cụ thể ở nhà trường.

- Cung cấp đủ cho cán bộ quản lý, giáo viên về tài liệu cần thiết liên quan đến giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng, trước hết là các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhà nước có tính pháp lý về giáo dục;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những yêu cầu nhiệm vụ cụ thể về giáo dục hiện nay; những vấn đề chi phối đến hoạt động chất lượng của giáo dục; những sang kiến kinh nghiệm, sự phát triển của giáo dục đào tạo trong thời kỳ đất nước hội nhập nhằm giúp giáo viên tìm hiểu và xác định đúng đắn vai trò của mình là một giáo viên phải có nhiệm vụ gì? Phải làm như thế nào để đáp ứng được yêu cầu chung của giáo dục nói chung và sự tồn tại, phát triển bền vững của nhà trường trong giai đoạn hiện tại của đất nước. Cung cấp đầy đủ tài liệu, giáo trình, sách hướng dẫn của ngành giáo dục thuộc về lý luận dạy học, các sáng kiến kinh nghiệm; về đổi mới PPDH và các kỹ thuật dạy học cho đội ngũ giáo viên. Qua thực tế tìm hiểu một số trường cho thấy số tài liệu này tại thư viện số lượng không đáng kể. Điều đáng nói ở đây là việc đọc tham khảo các loại sách này giáo viên ít thực hiện.

Các trường phải có thư viện riêng cho cán bộ, giáo viên. Thư viện đó sẽ không chỉ có tài liệu giáo trình chính thống mà còn có tập san giáo dục, cả sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên trong và ngoài huyện… để phục vụ thiết thực cho đổi mới hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học. Bên cạnh đó về mặt quản lý chỉ đạo cần phải sát sao đối với việc tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn của mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường.

Với biện pháp bồi dưỡng nhận thức về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên thông qua hình thức cung cấp tài liệu liên quan đến dạy học phát huy tính tích cực người học, không những bồi dưỡng thường xuyên nhận thức cho giáo viên mà còn góp phần nâng cao cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Để thực hiện được biện pháp này thì trước hết người hiệu trưởng phải gương mẫu trong việc đổi mới cách quản lý, tạo được bầu không khí tâm lý vui vẻ, chia sẻ, thẳng thắn và đoàn kết trong nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Mỗi cán bộ giáo viên đều hiểu được bản chất của tích cực hóa trong hoạt động dạy học từ đó có nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá ở các trường tiểu học huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)