Thực trạng hoạt động dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá ở các trường tiểu học huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 113)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Thực trạng hoạt động dạy của giáo viên

2.2.1.1. Thực trạng về thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học bậc tiểu học

Việc thực hiện tốt mục tiêu, nội dung, chương trình là quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kết quả khảo sát 13 trường Tiểu học huyện Quế Võ về việc thực hiện nội dung chương trình dạy học được thể hiện qua bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện phân phối chƣơng trình tiểu học huyện Quế Võ Nội dung Nhóm đánh giá TS Mức độ thực hiện X Tốt Trung bình Chƣa tốt 1.Việc thực hiện đúng phân phối chương trình môn học. GV SL 357 357 0 0 3,0 % 100 100 0 0 CBQL SL 35 34 1 0 2,97 % 100 97,1 2,9 0 Chung 2,98 2. Dạy đúng và đủ nội dung chương trình. GV SL 357 353 4 0 2,98 % 100 98,9 1,1 0 CBQL SL 35 35 0 0 3,0 % 100 100 0 0 Chung 2,99

1. Việc thực hiện đúng nội dung, chương trình môn học được các giáo viên tiểu học và CBQL đánh giá từ mức độ tốt trở lên là (100%; 97,1%) mức độ trung bình là(0%; 2,9%) và giá trị trung bình chung là(2,98).Qua đánh giá của giáo viên tiểu học và CBQL cho thấy các giá trị trung bình chung đạt mức độ tốt khá cao (2,98) nên đa số giáo viên tiểu học thực hiện tốt nội dung này, chỉ có một số ít giáo viên thực hiện nội dung này ở mức độ trung bình.

2. Việc dạy đúng và đủ nội dung, chương trình được các giáo viên tiểu học và CBQL các trường tiểu học đánh giá nội dung này từ mức độ tốt là(98,1%; 100%) và giá trị trung bình chung là (2,98 ). Qua đánh giá của giáo viên tiểu học và CBQL cho thấy các giáo viên tiểu học thực hiện tốt việc dạy đúng và đủ nội dung, chương trình. Việc giáo viên dạy đúng và đủ nội dung, chương trình theo quy định của bậc học cũng chính là giáo viên đã đảm bảo tốt mục tiêu của hoạt động dạy học.

2.2.1.2. Thực trạng việc soạn bài chuẩn bị giảng dạy của giáo viên

Việc chuẩn bị bài lên lớp là khâu rất quan trọng góp phần quyết định chất lượng dạy học. Việc soạn bài chuẩn bị giảng dạy phải theo đúng phân phối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chương trình của Bộ Giáo dục - Đào tạo, phải đúng theo mục tiêu chương trình giảng dạy, phải thể hiện được những kiến thức trọng tâm và những kỹ năng cần thiết

Bảng 2.5. Thực trạng về soạn bài chuẩn bị giảng dạy của giáo viên tiểu học huyện Quế Võ

Nội dung Nhóm đánh giá TS Mức độ thực hiện X Tốt Trung bình Chƣa tốt

1. Bài soạn phải đúng theo mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy

GV SL 357 357 0 0 3,0

% 100 100 0 0

CBQL SL 35 35 0 0 3,0

% 100 100 0 0

Chung 3,0

2. Bài soạn giải quyết tốt vấn đề kiến thức trọng tâm và kỹ năng cần thiết

GV SL 357 345 12 0 2,96

% 100 96,6 3,4 0

CBQL SL 35 34 1 0 2,97

% 100 97,1 2,9 0

Chung 2,965

3. Nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy và những kiến thức liên quan

GV SL 357 351 6 0 2,98 % 100 98,4 1,6 0 CBQL SL 35 34 1 0 2,97 % 100 97,1 2,9 0 Chung 2,975 4. Chuẩn bị những phương tiện, đồ dùng dạy học cần thiết GV SL 357 285 61 11 2,79 % 100 79,9 17 3,1 CBQL SL 35 28 7 0 2,8 % 100 80 20 0 Chung 2,795

a. Việc soạn bài đúng theo mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy được các giáo viên và CBQL tiểu học đánh giá từ mức độ tốt là 100% và giá trị trung bình chung là (3,0). Qua đánh giá của giáo viên và CBQL cho thấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

việc thực hiện nội dung này của giáo viên được đánh giá rất cao(100%) nên giáo viên tiểu học thực hiện tốt việc soạn bài đúng theo mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy.

b. Việc soạn bài giải quyết tốt vấn đề kiến thức trọng tâm và kỹ năng cần thiết được giáo viên và CBQL tiểu học đánh giá nội dung này từ mức độ tốt trở lên là (96,6%; 97,1%) mức độ trung bình là (3,4%; 2,9%) và giá trị trung bình chung là (2,965). Qua kết quả đánh giá của giáo viên tiểu học và CBQL cho thấy đa số giáo viên tiểu học thực hiện tốt việc soạn bài giải quyết tốt vấn đề kiến thức trọng tâm và kỹ năng cần thiết, tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên thực hiện nội dung này ở mức độ trung bình (3,4% và 2,9%).

c. Việc nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy và kiến thức liên quan được các giáo viên và CBQL tiểu học đánh giá từ mức độ tốt là (98,4%; 97,1%) mức độ trung bình là (1,6%; 2,9%) và giá trị trung bình chung là (2,975). Qua đánh giá của giáo viên tiểu học và CBQL cho thấy đa số giáo viên tiểu học thực hiện tốt việc soạn bài, nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy và kiến thức liên quan, chỉ một số ít giáo viên tiểu học thực hiện tiêu chí này ở mức độ trung bình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d. Việc chuẩn bị những phương tiện, đồ dùng dạy học cần thiết được giáo viên tiểu học và CBQL đánh giá từ mức độ tốt là(79,9%; 80%) mức độ trung bình là (20,1%; 20%) và giá trị trung bình chung là (2,795).

Qua đánh giá của giáo viên tiểu học và CBQL cho thấy các trường tiểu học đánh giá việc thực hiện nội dung này từ mức độ tốt trở lên với tỷ lệ % không cao(79,9%; 80%) và các giá trị trung bình chung đạt dưới mức độ tốt (2,795) nên đa số giáo viên tiểu học chưa thực hiện tốt việc chuẩn bị những phương tiện, đồ dùng dạy học cần thiết cho bài dạy. Do đó các giáo viên cần phải cố gắng thực hiện tốt nội dung này.

2.2.1.3. Thực trạng đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên tiểu học huyện Quế Võ

Đổi mới phương pháp dạy học là yếu tố quyết định đến chất lượng dạy học và làm cho học sinh học tập thích thú, nhanh chóng phát hiện ra kiến thức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mới hơn so với cách dạy truyền đạt. Thực trạng về việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên tiểu học huyện Quế Võ được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.6. Thực trạng về việc đổi mới phƣơng pháp dạy học của giáo viên tiểu học huyện Quế Võ đƣợc thể hiện trong bảng sau

Nội dung Nhóm đánh giá TS Mức độ thực hiện X Tốt Trung bình Chƣa tốt 1. Cải tiến PPDH nhằm tăng cường tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. GV SL 357 281 63 5 2,7 % 100 78,7 17,6 1,4 CBQL SL 35 23 11 1 2,6 % 100 65,7 31,4 2,9 Chung 2,65 2. Cải tiến PPDH nhằm tăng cường khả năng tự học của học sinh. GV SL 357 281 59 17 2,7 % 100 78,7 16,5 4,8 CBQL SL 35 24 9 2 2,6 % 100 68,6 25,7 5,7 Chung 2,65

1. Cải tiến PPDH nhằm tăng cường tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh được các giáo viên tiểu học đánh giá mức độ tốt cao hơn đánh giá của CBQL (78,7%; 65,7%), mức độ trung bình trở xuống lại đánh giá thấp hơn CBQL (34,3%; 19%) và giá trị trung bình chung được CBQL và giáo viên đánh giá là (2,65). Qua đánh giá của giáo viên và CBQL cho thấy đa số giáo viên tiểu học thực hiện tốt việc cải tiến PPDH nhằm tăng cường tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, chỉ có một số ít giáo viên thực hiện việc đổi mới PPDH tăng cường tính tích cực của học sinh vẫn gặp nhiều khó khăn. 2. Cải tiến PPDH nhằm tăng cường khả năng tự học của học sinh là một trong những định hướng đổi mới PPDH ở tiểu học được các giáo viên đánh giá mức độ thực hiện tốt là 78,7%, mức độ trung bình trở xuống là 21,3% và giá trị trung bình là 2,7 và CBQL đánh giá việc thực hiện nội dung này mức độ tốt là 68,6% mức độ trung bình là 31,4% và giá trị trung bình là 2,6.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua đánh giá của giáo viên tiểu học và CBQL cho thấy các giá trị trung bình chung chưa cao (2,65). Điều này cho thấy vẫn còn tình trạng giáo viên tiểu học chưa thực hiện tốt việc cải tiến PPDH nhằm tăng cường khả năng tự học của học sinh.

2.2.1.4. Thực trạng sử dụng phương tiện, kỹ thuật vào dạy học của giáo viên tiểu học huyện Quế Võ

* Sử dụng phương tiện dạy học

Sử dụng phương tiện dạy học trong hoạt động dạy học không những cung cấp cho học sinh những kiến thức bền vững, chính xác mà còn giúp học sinh kiểm tra lại tính đúng đắn của các kiến thức lý thuyết, sửa chữa và bổ sung, đánh giá lại chúng nếu không phù hợp với thực tiễn.

Bảng 2.7. Thực trạng về việc sử dụng phƣơng tiện dạy học của giáo viên tiểu học ở huyện Quế Võ

Nội dung Nhóm đánh giá TS Mức độ sử dụng X Tốt Trung bình Chƣa tốt 1. Sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học trong giờ dạy. GV SL 357 331 26 0 2,9 % 100 92,7 7,3 0 CBQL SL 35 29 6 0 2,8 % 100 82,9 17,1 0 Chung 2,85

2. Tổ chức dạy trên máy vi tính cho học sinh. GV SL 357 0 15 342 1,1 % 100 0 4,2 95,8 CBQL SL 35 0 2 33 1,1 % 100 0 5,7 94,3 Chung 1,1 3. Tổ chức cho học sinh xem băng video để hỗ trợ các môn học. GV SL 357 0 3 354 1,0 % 100 0 0,8 99,2 CBQL SL 35 0 0 35 1,0 % 100 0 0 100 Chung 1,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua số liệu cho thấy:

- Việc sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học trong giờ dạy của giáo viên tiểu học khá tốt (2,85). Thực tế từ kết điều tra cho thấy đa số giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ đã được tiếp cận và biết sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học.

- Việc tổ chức dạy trên máy vi tính và tổ chức cho học sinh xem băng video để hỗ trợ các môn học cho học sinh được các giáo viên tiểu học và CBQL đánh giá với giá trị trung bình chung quá thấp (1,1 và 1,0). Điều này cho thấy việc sử dụng vi tính và video hỗ trợ việc học tập cho học sinh của giáo viên tiểu học huyện Quế Võ còn hạn chế.

2.2.1.5. Thực trạng và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh tiểu học huyện Quế Võ

Qua báo cáo tổng kết năm học 2009 - 2010 của các trường Tiểu học và báo cáo tổng kết của phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Quế Võ cho thấy các giáo viên thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh theo đúng tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Cụ thể:

Bảng 2.8(a). Xếp loại hạnh kiểm và học lực năm học 2009 - 2010

Lớp TSHS

Xếp loại hạnh kiểm Xếp loại học lực (Văn hóa)

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện chƣa

đầy đủ Giỏi Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 1991 1986 99,7 5 0,3 1171 58,8 622 31,2 154 7,7 44 2,2 2 1837 1837 100 0 0,0 927 50,5 670 36,5 224 12,2 16 0,9 3 2017 2015 99,9 2 0,1 961 47,6 761 37,7 274 13,6 21 1,0 4 2200 2197 99,9 3 0,1 892 40,5 830 37,7 445 20,2 33 1,5 5 2062 2061 100 1 0,0 821 39,8 757 36,7 448 21,7 36 1,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Xếp loại môn Toán

Lớp TSHS Môn Toán Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 1991 1574 79,1 328 16,5 63 3,2 26 1,3 2 1837 1394 75,9 361 19,7 75 4,1 7 0,4 3 2017 1421 70,5 418 20,7 159 7,9 19 0,9 4 2200 1329 60,4 594 27,0 249 11,3 28 1,3 5 2062 1172 56,8 548 26,6 308 14,9 34 1,6

* Xếp loại môn Tiếng Việt

Lớp TSHS

Môn Tiếng Việt

Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 1991 1257 63,1 577 29,0 118 5,9 39 2,0 2 1837 979 53,3 663 36,1 181 9,9 14 0,8 3 2017 1044 51,8 766 38,0 200 9,9 7 0,3 4 2200 1079 49,0 848 38,5 260 11,8 13 0,6 5 2062 1072 52,0 808 39,2 179 8,7 3 0,1

Bảng 2.8(b). Thống kê chất lƣợng giáo dục tiểu học huyện Quế Võ trong 3 năm học (2007-2008 đến 2009 - 2010)

Nămhọc TSHS

Xếp loại hạnh kiểm Xếp loại học lực (Văn hóa) Thực hiện

đầy đủ

Thực hiện

chƣa đầy đủ Giỏi Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

2007- 2008 10790 10755 99.7 35 0.3 3975 36,8 3998 37,1 2661 24,7 156 1,4

2008- 2009 10353 10334 99.8 19 0.2 4143 40 4525 43.7 1571 15.2 114 1.1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua các bảng số liệu trên cho ta thấy:

* Về chất lượng hạnh kiểm

Số Học sinh xếp loại hạnh kiểm thực hiện đầy đủ trong 3 năm liên tục đều tăng, đạt từ 98% trở lên, học sinh xếp loại hạnh kiểm thực hiện chưa đầy đủ giảm rõ rệt. Riêng năm học 2009 - 2010, số học sinh thực hiện dầy đủ ở tất cả các khối lớp đều cao và tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm ( thực hiện chưa đầy đủ) giảm dần từ khối 1 đến khối 5. Đây là một dấu hiệu đáng mừng, nó thể hiện sự chỉ đạo đúng đắn của các cấp quản lý giáo dục cùng sự cố gắng nỗ lực của tất cả cán bộ, giáo viên ở các trường Tiểu học và điều đó cũng cho thấy học sinh có ý thức trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình tốt hơn.

* Về chất lượng văn hóa

Nhìn vào hai bảng thống kê đánh giá lực học của học sinh trong 3 năm học (2007-2010) trên chúng ta thấy tỷ lệ học sinh khá giỏi có xu hướng tăng lên qua từng năm, trong đó học sinh giỏi tăng lên rõ rệt từ 36,8% lên 47,2%. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh. Ngược lại, tỷ lệ học sinh yếu cũng tăng do việc dạy thực chất, thi thực chất theo cuộc vân động “nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”.

2.2.1.6. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động dạy học * Ưu điểm:

- Nhìn chung, đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Quế Võ nhiệt tình với nghề, ham học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, thực hiện tốt quy chế chuyên môn như: soạn bài, lên lớp, chấm chữa bài cho học sinh, đánh giá xếp loại học sinh,…

- Việc đổi mới phương pháp dạy học đã có những chuyển biến tích cực. - Một số giáo viên đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ dạy và đã tạo ra được phong trào học tập trong đội ngũ giáo viên.

- Các em học sinh đã mạnh dạn và tự tin hơn trong các hoạt động trên lớp. Cùng với đó, các em cũng đã tiếp thu được kiến thức trong sách giáo khoa để vận dụng kiến thức vào thực hành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Nhược điểm:

- Việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm.

- Việc sử dụng phương tiện, kỹ thuật vào dạy học chưa thường xuyên. - Chất lượng giáo dục toàn diện và đại trà còn thấp và chưa đáp ứng được yêu cầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chất lượng học sinh giỏi chưa ổn định và còn thấp hơn mặt bằng chung của tỉnh.

* Nguyên nhân:

- Một bộ phận giáo viên còn hạn chế trong nhận thức về việc học tập bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học.

- Do nội dung chương trình học quá tải dẫn đến giáo viên sợ không đủ thời gian giảng bài nên hạn chế sử dụng đồ dùng dạy học.

- Chế độ chính sách cũng như công tác thi đua khen thưởng không phù hợp với yêu cầu khách quan thực tế,…

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng các trƣờng

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá ở các trường tiểu học huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 113)