Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán thuế tại công ty TNHH hoàng hải (Trang 40 - 94)

2.1.4.1. Các nhân tố bên trong

 Vốn kinh doanh

Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình hoạtđộng của Công ty. Vốn là điều kiện cần để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thiếu vốn Công ty không thể đầu tư, mua thêm máy móc thiết bị, không thể mở rộng sản xuất. Vốn là yếu tố cơ bản để Công ty tiến hành và duy trì hoạt sản xuất kinh doanh.

Máy móc, trang thiết bị

Tài sản cốđịnh của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất là hệ thống kho lạnh, máy móc thiết bị, nhà xưởng phục vụ cho chế biến, sản xuất thành phẩm, các xe lạnh để vận chuyển hàng.

Trình độ quản lý

Người lãnh đạo, đó như là người tiên phong, cầm đầu trong tất cả mọi hoạt động của công ty. Công ty hoạtđộng kinh doanh có hiệu quả hay không, một phần rất lớn là do đội ngũ lãnh đạo. Tại Công ty TNHH Hoàng Hải đội ngũ lãnh đạo là những người có bằng cấp, trình độ cao, dễ gần và thân thiện, thường xuyên hướng dẫn cho nhân viên, hỏi ý kiến nhân viên trước khi đưa ra một quyết định quan trọng. Chính điều đó giúp người lãnh đạo đưa ra được những phương án kinh doanh tối ưu. Và cũng chính nhữngđức tính tốtđó ngày càng làm cho công ty có nhiềuđối tác trong kinh doanh.

2.1.4.2. Các nhân tố bên ngoài  Nhân tố về kinh tế  Nhân tố về kinh tế

Từ khi nước ta bước vào công cuộc đổi mới thì nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc. Nền kinh tế tăng trưởng thì đời sống nhân dân được nâng cao, và theo đó nhu cầu của người dân cũng sẽ được nâng cao, tạo cơ hội cho các ngành kinh tế.

Các yếu tố thuộc về kinh tế như lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái, giá cả thị trường… đều có ảnh hưởng lớnđến hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty.

Nền kinh tế càng phát triển, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng gay gắt, công ty muốn đứng vững trên thị trường thì phải tự vươn lên nhưng đó là một điều không dễ trong khi mặt bằng giá cả của nhiều yếu tố lại do thị trường quyết định. Nhiều thành phần kinh tế tư nhân, công ty thủy sản ra đời gây ra một áp lực cạnh tranh lớnđối với công ty.

Nhân tố thuộc về chính trị, pháp luật, y tế, xã hội

Việt Nam được xem là một trong những nước có tình hình chính trịổnđịnh, đây là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam thu hút đầu tư từ nước ngoài. Với chính sách cụ thể về thuế, an ninh, bảo vệ môi trường, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế đã tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giúp công ty phát triển thuận lợi hơn.

Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước hiện nay đang khuyến khích phát triển các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, đã tạo ra nhiều thuận lợi cho công ty: ví dụ như Thuế GTGT hàng xuất khẩu là 0%; ưu tiên cho vay với lãi suất thấp để nuôi trồng thủy sản và đánh bắt xa bờ, góp phần làm tăng nguyên liệu cho việc chế biến thủy hải sản.

Các yếu tố về văn hóa, xã hội như phong cách sống,tỷ lệ tăng dân số, vấn đề chuyển dịch lao động, truyền thống dân tộc… là những yếu tố có thể tạo cơ hội hay nguy cơ đối với công ty. Ngày nay, dân số tăng cao, mức sống của người dân tăng cao, phong cách sống cũng thay đổi, đòi hỏi công ty cũng phải nhạy bén trước các yếu tố xã hội và phải nâng cao chất lượng sản phẩm để thõa mãn nhu cầu người tiêu dùng.

 Điều kiện tự nhiên

Khánh Hòa là một trong những tỉnh được thiên nhiên ưu đãi rất lớn, trong đó có ngành thủy sản. Với bờ biển kéo dài khoảng 375km, tổng diện tích mặt biển khai thác thủy sản khoản 2 triệu ha, nguồn lợi thủy sản có trữ lượng khoảng 92-100 tấn/năm. Đây là thuận lợi cho các công ty chế biến thủy sản.

Tuy nhiên kinh doanh thủy sản là ngành chịu sự tác động rất lớn của yếu tố điều kiện tự nhiên: biển động, bão, thủy triều và đặc biệt là yếu tố mùa vụ ảnh hưởng lớn đến yếu tốđầu vào của công ty, tác độngđến kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty không theo ý muốn.

2.1.5. Đánh giá khái quát về kết quả hoạtđộng kinh doanh của công ty trong thờigian qua gian qua

 Nhận xét

Qua Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạtđộng kinh doanh, và một số chỉ số tài chính của công ty, ta nhận thấy:

Doanh thu năm 2010 tăng 64.573.651.137đ tương ứng tăng 48,85% so với năm 2009, trong đó doanh thu hàng xuất khẩu tăng 56.983.993.412đ tương ứng 55% điều này cho thấy hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của công ty đang rất khả quan, sản phẩm

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và một số tỷ số tài chính của Công ty TNHH Hoàng Hải qua hai năm 2009 và 2010

Chênh lệch 2010/2009

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010

+/- %

I.Các chỉ tiêu kết quả

1.Doanh thu Đồng 132.184.207.826 196.757.858.963 64.573.651.137 48,85

Trong đó: DT XK Đồng 103.598.630.745 160.582.624.157 56.983.993.412 55,00 2.Lợi nhuận trước

thuế Đồng 789.295.033 1.355.332.771 566.037.738 71,71

3.Lợi nhuận sau

thuế Đồng 591.971.275 1.016.549.578 424.578.303 71,72 4.Tổng vốn KD bình quân Đồng 36.093.866.142 41.549.418.105 5.455.551.963 15,11 5.Tổng vốn CSH bình quân Đồng 20.483.816.405 31.590.250.741 11.106.434.336 54,22 6Tổng số lao động Người 185 200 15 8,11 7.Thu nhập bình quân/người/tháng Đồng/ng 2.530.000 2.980.000 450.000 17,79 8.Tổng nộp ngân sách Đồng 200.324.000 615.661.960 415.337.960 207,33

II. Các tỷ số thể hiện khả năng sinh lời

Tỷ suất LN/DT % 0,45 0,52 0,07 15,37

Tỷ suất LN/Tổng

TS % 1,64 2,45 0,81 49,18

của công ty đang được cả thị trường trong nước và nước ngoài ưa chuộng, đang được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn.

Đồng thời Lợi nhuận trước thuế và Lợi nhuận sau thuế cũng tăng với tỷ lệ gần bằng nhau lần lượt là 71,71 % và 71,72% so với năm 2009, chứng tỏ rằng trong năm qua, công ty không chỉ chú trọng mở rộng thị trường, thu hút khách hàng, nâng cao doanh thu mà công ty còn có chính sách quản lý các loại chi phí, yếu tố đầu vào, góp phần làm giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận.

Tổng Vốn Kinh doanh bình quân năm 2010 tăng 15,11% so với năm 2009 nhưng Vốn Chủ sở hữu tăngđến 54,22% so với năm 2009, bên cạnh việc thấy được rằng công ty đã đầ tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, ta còn có thể nhận ra, khả năng tài chính của bản thân công ty, công ty đã hạn chế chiếm dụng vốn từ bên ngoài.

Tổng số lao động trong công ty năm 2010 tăng lên 15 nhân viên nhưng thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng lên, chứng tỏ công ty cũng chú ý tuyển dụng thêm lao động để nâng cao năng suất sản xuất, và công ty cũng chú tâm đến đời sống người lao động, nâng cao mức sống và khuyến khích tinh thần làm việc.

Tổng nộp Ngân sách nhà nước năm 2010 tăng 415.337.960đ so với năm 2009, tương ứng là 207,33%, điều này cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm qua đạt hiệu quả cao và công ty đã thi hành tốt nghĩa vụ với Nhà nước, góp phần tăng thu Ngân sách.

Chỉ tiêu tỷ suất Lợi nhuận/ Doanh thu năm 2010 đạt 0,52% tăng 0,07 so với năm 2009. Chỉ tiêu này nói lên rằng trong năm 2010 cứ 100 đồng Doanh thu thu được từ hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty thì có 0,52 đồng lợi nhuận. Chỉ số này tăng lên 15,37 % so với năm 2009, cho thấy, công ty đã có biện pháp giảm thiểu chi phí đầu vào làm cho lợi nhuận tăng lên.

Năm 2010, tỷ suất Lợi nhuận/ Tổng tài sản và Lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu đều tăng so với năm 2009, lần lượt tăng 49,18% và 11,35%. Hai chỉ tiêu này nói lên rằng, trong năm 2010, cứ 100 đồng tài sản và vốn chủ sở hữu đưa vào sản xuất kinh doanh thì lần

lượt tạo ra 2,45 và 3,22 đồng lợi nhuận. Năm 2010, cả hai chỉ tiêu đều tăng so với năm 2009, cho thấy việcđầu tư, sử dụng vốn của công ty đã mang lại hiệu quả.

2.1.6. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

Kết thúc năm, công ty TNHH Hoàng Hải đã rút ra được những cơ hội cũng như những khó khăn, thách thức đối với công ty trong thời gian này. Thế nên, công ty cần phải phấn đấu hơn nữa trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm phục vụ khách hàng nhằm khẳngđịnh vị trí của công ty trên thị trườngđểđạtđược sựổnđịnh và phát triển vững chắc. Đểđạtđược điều này, công ty cần phải tập trung vào việcđịnh hướng hoạt động kinh doanh cho thời gian tới.

Thứ nhất: mục tiêu kinh doanh và mục tiêu chất lượng. Đó là chất lượng phải là đỉnh cao, doanh thu vượt trội. Tích cực tìm kiếm và phát triển thị trường xuất khẩu nhằm không ngừng phát triển doanh thu, phát triển lực lượng của công ty. Tìm đối tác liên doanh để hiệnđại hóa máy móc thiết bị.

Thứ hai: nâng cao đầu tư chất lượng con người. Cụ thể công ty sẽ bồi dưỡng giáo dục, sàn lọc thường xuyên để công ty TNHH Hoàng Hải có đội ngũ nhân viên văn phòng có trình độ cao và kinh nghiệm để kiện toàn hơn bộ máy nhân sự, có đạo đức nghề nghiệp và quyết tâm làm việc lâu dài trong Hoàng Hải. Tích cựcđào tạođội ngũ lao động trong phân xưởng chế biến để nâng cao tay nghề và sự chuyên nghiệp hơn nữa, vì đây là lực lượng lao động quan trọng quyết định đến sản phẩm làm ra có đạt chất lượng cao hay không.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY 2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

2.2.1.1. Tổ chức nhân sự phòng kế toán

Tổ kế toán của công ty TNHH Hoàng Hải gồm có 6 thành viên, đứng đầu là kế toán trưởng và sau là các kế toán viên.

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức nhân sự phòng kế toán

- Kế toán trưởng: là người giúp đỡ Ban Giám đốc tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kế toán theo cơ chế quản lý mới, phân công chỉđạo trực tiếp các nhân viên kế toán của công ty và chịu trách nhiệm các sai sót khi xác thực, không rõ ràng, không hợp lệ về số liệu báo cáo tài chính trước Ban lãnh đạo công ty và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

: Quan hệ chỉđạo trực tiếp : Quan hệ hỗ trợ

KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO KẾ TOÁN THUẾ KỂ TOÁN TỔNG HỢP kiêm KẾ TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN THANH TOÁN kiêm KẾ TOÁN TSCĐ THỦ QUỸ

- Kế toán tổng hợp kiêm Kế toán công nợ: phản ánh tổng hợp số liệu về doanh thu, chi phí, công nợ, các khoản thanh toán với Ngân hàng, với Ngân sách Nhà nước, tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm, tính lương. Cuối kỳ, đối chiếu với kế toán thanh toán, kế toán hàng tồn kho về mặt giá trị. Sau đó, khóa sổ, kết chuyển chi phí tính lãi lỗ. Lên Sổ cái, lên Bảng cân đối số phát sinh.

- Kế toán hàng tồn kho: có nhiệm vụ theo dõi tình hình xuất nhập nguyên vật liệu, thành phẩm, công cụ dụng cụ, bao bì luân chuyển và tồn kho cuối kỳ, phản ánh số lượng và giá trị mỗi lần thu mua, phiếu xuất kho và các chứng từ khác có liên quan. Đối chiếu với thủ kho về số lượng vật tư nhập xuất, tồn kho và nhập chứng từ vào máy để theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị. Hàng ngày, phải tập hợp in đóng đầy đủ chứng từ, mỗi tháng tiến hành kiểm kê kho một lần, từ đó tìm cách xử lý vật tư thừa thiếu. Cuối kỳ xác định giá trị thành phẩm đã xuất bán cả về giá trị và số lượng theo phương pháp xuất kho mà doanh nghiệp áp dụng.

- Kế toán thanh toán kiêm Kế toán TSCĐ: có nhiệm vụ lập phiếu thu, phiếu chi, theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đối chiếu với thủ quỹ về lượng tiền mặt thực tế tại quỹ, đối chiếu với kế toán tổng hợp số dư tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Kế toán còn phải thường xuyên đối chiếu số liệu với ngân hàng, kiểm tra lượng tiền tồn tại tài khoản giao dịch với ngân hàng. Bên cạnh đó, theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, tính khấu hao và phân bổ TSCĐ.

- Kế toán thuế: có nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến thuế, lập Tờ khai, sổ sách và cung cấp số liệu cho các cho quan chức năng như: Cơ quan thuế, Cục thống kê…

- Thủ quỹ: căn cứ phiếu thu, phiếu chi hợp lý, thủ quỹ tiến hành thu chi tiền và ký vào chứng từ hợp lý đó. Theo dõi thực tế số thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, giao dịch với ngân hàng. Đối chiếu hàng ngày số thực tồn quỹ với sổ sách kế toán, bảo quản số tiền tồn quỹ mỗi ngày cho công ty.

2.2.1.2. Tổ chức công tác kế toán

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức công tác kế toán tại công ty

Với mô hình sản xuất tập trung trên một địa điểm nhất định nên có khả năng luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận một cách nhanh chóng và kịp thời. Nên công ty đã áp dụng việc tổ chức công tác kế toán tập trung.

Theo hình thức này tất cả công việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, nhập số liệu lên máy và in báo cáo chi tiết, tổng hợp… đều được tập trung tại phòng kế toán của công ty. Các bộ phận trực thuộc chỉ thực hiện việc ghi chép ban đầu. Ưu điểm của phương pháp này là bảo đảm sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán, giúp công ty kiểm tra, chỉđạo sản xuất, kịp thời chuyên môn hóa các bộ phận, giảm chi phí quản lý.

2.2.1.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán

Xuất phát từ công tác kế toán kết hợp với yêu cầu quản lý nên hiện nay doanh nghiệp áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là Nhật ký chung.

Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc phát sinh và chứng từ khác có liên quan, kế toán tiến hành kiểm tra và phân loại các chứng từ; kế toán chi tiết nhập dữ liệu vào máy; kế toán tổng hợp nhập dữ liệu vào Nhật ký chung, số liệu cập nhật lên Sổ cái.

Cuối tháng, kế toán chi tiết lập Bảng tổng hợp chi tiết. Số liệu từ Bảng tổng hợp chi tiếtđượcđối chiếu với Sổ cái của kế toán tổng hợp. Số liệu trên Sổ cái dùng để lập

PHÒNG KẾ TOÁN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN Ở CÁC PHÂN XƯỞNG, TỔ ĐỘI CHỨNG TỪ KẾ TOÁN TẠI PHÒNG ĐẠI DIỆN (TP.HCM) CHỨNG TỪ KẾ TOÁN TẠI CÁC KHO HÀNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN TẠI CÁC BỘ PHẬN KẾ TOÁN

Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu đúng khớp các số liệu trên Sổ cái, Bảng tổng hợp chi tiết và Bảng cân đối số phát sinh được dùng để lập các Báo cáo tài chính.

Với quy mô sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định 48 của Bộ Tài chính ban hành ngày 14/9/2006.

Sơ đồ 2.5: Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại công ty

CHỨNG TỪ GỐC

PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ CHỨNG TỪ

NHẬP VÀO MÁY

SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CHI TIẾT

BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT

BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH SỔ CÁI

: Thực hiện hàng ngày

: Ghi vào cuối kỳ

2.2.2. Công tác kế toán thuế môn bài tại công ty 2.2.2.1. Nội dung

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán thuế tại công ty TNHH hoàng hải (Trang 40 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)