Công tác triển khai cho vay tín dụng tại MSB Cầu Giấy.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh cầu giấy (Trang 29 - 40)

Các bước triển khai cho vay tín dụng tại MSB - Chi nhánh Cầu Giấy:

Bước 1: Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

Việc tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn tại MSB - Chi nhánh Cầu Giấy được thực hiện bởi nhân viên Tư vấn tài chính cá nhân (gọi tắt là PFC- Personal Financial Consultant). Các PFC tại MSB có nhiệm vụ tìm kiếm KHCN,

phát hiện nhu cầu, tư vấn các sản phẩm tín dụng cá nhân phù hợp với khách hàng và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

Bước 2: Thẩm định và lập tờ trình thẩm định khách hàng

Sau khi khách hàng đồng ý đặt quan hệ vay vốn với MSB - Chi nhánh Cầu Giấy và nộp đầy đủ hồ sơ vay vốn, MSB - Chi nhánh Cầu Giấy tiến hành thẩm định khách hàng. Công tác thẩm định được phân ra hai mảng độc lập: Thẩm định và phân tích tín dụng; thẩm định tài sản đảm bảo.

Bước 3: Xét duyệt cho vay

Tùy thuộc vào số tiền đề nghị cho vay, tỷ lệ cho vay/tài sản đảm bảo, các điều kiện thực hiện thủ tục pháp lý đối với tài sản đảm bảo theo quy định của MSB, hồ sơ vay vốn của khách hàng tại MSB - Chi nhánh Cầu Giấy sẽ được trình xét duyệt tại các cấp có thẩm quyền.

Bước 4: Thơng báo kết quả cho khách hàng

Các kết quả phê duyệt tín dụng sẽ được MSB - Chi nhánh Cầu Giấy thông báo cho khách hàng bằng văn bản.

Bước 5: Hoàn tất các thủ tục đảm bảo tiền vay và ký Hợp đồng tín dụng

Đối với các hồ sơ được chấp thuận cho vay, khách hàng cùng MSB - Chi nhánh Cầu Giấy hoàn tất các thủ tục đảm bảo tiền vay: ký các hợp đồng cầm cố, thế chấp; đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định của pháp luật; và ký Hợp đồng tín dụng. Tại MSB, các công việc liên quan đến bước này như soạn thảo các hợp đồng cầm cố/thế chấp, hợp đồng tín dụng, thực hiện cơng chứng hợp đồng tại phịng công chứng, thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo và các thủ tục pháp lý liên quan... được thực hiện bởi nhân viên pháp lý chứng từ (LDO - Legal Documentary Offiicer).

Sau khi các thủ tục liên quan đến đảm bảo tiền vay, ký kết hợp đồng tín dụng được hồn thành, khách hàng vay vốn đáp ứng đầy đủ các điều kiện trước khi giải ngân. Khi giải ngân, MSB - Chi nhánh Cầu Giấy tiến hành giải ngân cho khách hàng. Tuỳ vào đặc điểm sản phẩm và phê duyệt của các cấp có thẩm quyền, khách hàng có thể giải ngân 1 lần hay nhiều lần, giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Công việc giải ngân được các nhân viên thực hiện như sau: Nhân viên dịch vụ khách hàng vay vốn (Loan CSR) tiến hành kiểm tra các điều kiện trước và khi giải ngân, mở tài khoản vay, lập lệnh giải ngân trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, lệnh giải ngân sẽ được chuyển đến nhân viên giao dịch (Teller) để tiến hành giải ngân.

Bước 7: Lưu hồ sơ

Không chỉ những hồ sơ được chấp thuận cho vay, các chứng từ tài liệu của khách hàng trong quá trình vay vốn mà ngay cả những hồ sơ bị từ chối cũng được lưu giữ một cách có hệ thống.

Bước 8: Kiểm tra sau cho vay, theo dõi, thu nợ

Việc kiểm tra sau cho vay, theo dõi, thu nợ là công việc được thực hiện liên tục và thường xuyên. Kiểm tra sau cho vay bao gồm: kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích; kiểm tra khả năng trả nợ của khách hàng; kiểm tra tình trạng tài sản đảm bảo. Ngoài việc kiểm tra sau cho vay, để đảm bảo cho khoản vay được hồn trả đầy đủ và đúng hạn thì theo dõi việc trả nợ và đôn đốc thu hồi nợ cũng là công tác hết sức quan trọng. Trong trường hợp khi đến hạn khách hàng không trả được nợ, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, nhân viên C/A tiến hành các thủ tục theo quy định như: đề xuất gia hạn nợ, nhắc nợ, đề nghị chuyển nợ quá hạn, hay chuyển hồ sơ cho Công ty Xử Lý Nợ MSB để tiến hành thu hồi nợ.

Khoản vay của khách hàng chính thức được tất tốn và thanh lý hợp đồng vay vốn khi khách hàng đã hồn trả tồn bộ gốc, lãi và các khoản phí phát sinh.

2.3

Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại MSB Cầu Giấy

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, nó quyết định phần lớn đến hiệu quả kinh doanh và q trình tuần hồn, chu chuyển vốn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. Cùng với sự gia tăng về nguồn vốn thì quy mơ và chất lượng của hoạt động tín dụng cũng đóng vai trị quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của hoạt động này. Cụ thể:

-Doanh số cho vay:

Bảng 2.2 Doanh số cho vay theo kỳ hạn

Kỳ hạn Số tiềnNăm 2016% Số tiềnNăm 2017% Số tiềnNăm 2018% Cho vay ngắn hạn 595,5 41,61 675,3 40,60 755,3 37,12 Cho vay trung hạn 275,2 19,23 398,5 23,95 565,5 27,79 Cho vay dài hạn 560,2 39,15 589,4 35,43 713,7 35,08 Tổng doanh số cho vay 1430,9 100 1663,2 100 2034,5 100

( Nguồn: Phịng tín dụng MSB chi nhánh Cầu Giấy 2016-2018)

Qua bảng trên ta thấy, doanh số cho vay tại chi nhánh MSB Cầu Giấy có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Xét về cơ cấu doanh số cho vay, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay là do KH chính của Ngân hàng với mục đích vay vốn ngắn hạn để phục vụ nhu cầu kinh doanh của mình. Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn là bởi vì ít rủi ro, thời gian quay vịng vốn nhanh, đảm bảo tính thanh khoản cao cho Ngân hàng Tuy nhiên, mỗi giai đoạn lại có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Doanh số cho vay ngắn hạn và dài hạn cao hơn doanh số cho vay trung hạn. Cụ thể, cho vay ngắn hạn năm 2017 tăng 79,8 tỷ đồng

so với năm 2016, và năm 2018 tăng 80 tỷ đồng so với năm 2017, với mức tăng của 2 năm cũng tương đương nhau. Doanh số cho vay dài hạn năm 2017 tăng 29,2 so với 2016 và năm 2018 tăng 124,3 so với năm 2017 gấp hơn 4 lần so với năm trước cho thấy các ngân hàng đua nhau đưa ra các chính sách tín dụng, cũng như các sản phẩm mới với mục đích cho vay nhằm thu hút KH để gia tăng thị phần cho mình. Do sự quyết tâm, nỗ lực nâng cao phát triển thị phần làm cho doanh số cho vay tại MSB Cầu Giấy ngày càng tăng nhanh.

-Doanh số thu nợ:

Cùng với vấn đề doanh số cho vay thì cơng tác thu nợ là một vấn đề rất quan trọng đòi hỏi chi nhánh phải quan tâm. Những biến động của doanh số thu nợ sẽ phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng. Thể hiện rõ hơn khả năng thẩm định, đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng khoản mục này nói lên hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Bảng 2.3 Doanh số thu nợ theo kỳ hạn

Kỳ hạn Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Thu nợ ngắn hạn 753,6 43,68 928,4 39,22 879,4 43,62 Thu nợ trung hạn 299,4 17,35 612,4 25,87 410,8 20,37 Thu nợ dài hạn 672,5 38,97 826,3 34,91 725,6 36,10 Tổng doanh số thu nợ 1725,5 100 2367,1 100 2015,8 100

( Nguồn: Phịng tín dụng MSB chi nhánh Cầu Giấy 2016-2018)

Qua bảng ta thấy, doanh số thu nợ tại MSB Cầu Giấy từ 2016 đến 2018 có tốc độ tăng giảm nhất định. Từ 2016-2017 doanh số thu nợ tăng 641,6 tỷ đồng nhưng đến năm 2018 so với năm 2017 lại giảm đi 351,3 tỷ đồng. Mặc dù doanh số cho vay của 2018 so với 2017 là tăng lên nhưng doanh số thu nợ giữa hai năm này lại giảm đi

hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng dẫn đến giảm doanh số thu nợ. Cùng với sự tăng lên về doanh số cho vay ngắn hạn thì doanh số thu nợ ngắn hạn qua từng năm cũng tăng lên duy chỉ có năm 2018 là giảm xuống do nguyên nhân ở trên. Tổng doanh số thu nợ năm 2018 giảm nên các khoản thu nợ theo kỳ hạn cũng giảm theo so với năm 2017. Những khoản thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nguyên nhân là do những món vay trung và dài hạn chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng, sửa chữa nhà, làm đường dây điện… khơng có đầu tư sản xuất thu hồi vốn nên việc thu nợ đến hạn gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy cần phải chú trọng tập trung rà soát kỹ những khoản vay trung và dài hạn để tránh dẫn đến hậu quả khó địi nợ.

-Dư nợ cho vay:

Đến hết ngày 31/12/2017, dư nợ cho vay tại chi nhánh đạt 991,7 tỷ đồng, tăng 143,8 tỷ đồng so với năm 2016, đạt mức độ tăng trưởng tín dụng là 18,64%. Đến năm 2018 dư nợ cho vay tại chi nhánh lên tới 1166,4 tỷ đồng, tăng 174,7 tỷ đồng so với năm 2017, đạt mức tăng trưởng 20,09%. Tốc độ cho vay qua các năm tăng trưởng hơn hẳn so với mức tăng trưởng tín dụng chung của MSB là 18% đến 20%. Điều này cho thấy xu hướng hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm gần đây là đẩy mạnh, phát triển hoạt động nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của đối tượng khách hàng là các cá nhân và hộ gia đình. Đây cũng là một trong những đối tượng KH được đánh giá là rất tiềm năng trong giai đoạn hiện nay.

Chính vì vậy, một loạt các ngân hàng thương mại như MB, Techcombank, Sacombank,Vietcombank...cũng đang tích cực khai thác mảng khách hàng tiềm năng này, nhằm mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng. Cụ thể, quy mô dư nợ cho vay ở từng đối tượng khách hàng tại MSB Cầu Giấy:

Bảng 2.4 Quy mô và cơ cấu dư nợ của MSB Cầu Giấy giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ cho 2063,5 100 2530 100 3070 100

vay DN 1029 39,87 1198,2 47,2 5 1507 46,98 Cá nhân, hộ gia đình 1034,5 40,13 1341,8 52,95 1654 55,02 Tốc độ tăng

trưởng dư nợ cho

vay 20,95% 21,41%

(Nguồn: Phịng tín dụng MSB Cầu Giấy giai đoạn 2016-2018)

Xét về sự tăng trưởng dư nợ theo thành phần kinh tế, ta thấy tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân, hộ gia đình có xu hướng tăng. Cụ thể, trong năm 2016, tổng dư nợ cho vay đạt 2083,5 tỷ đồng trong có dư nợ cho vay cá nhân, hộ gia đình cao hơn đạt 1044,5 tỷ đồng chiếm 50,13%. Năm 2017, tổng dư nợ cho vay đạt 2520 tỷ đồng tăng 20,95 % so với năm 2016. Trong năm 2017, tỷ trọng cho vay cá nhân, hộ gia đình tăng nhẹ chiếm 52,85% tổng dư nợ. Năm 2018, tổng dư nợ cho vay tăng 21,41% so với năm 2016 tương ứng tăng 540 tỷ đồng.

Có thể thấy, dư nợ cho vay tại chi nhánh có xu hướng dịch chuyển dần từ cho vay tổ chức kinh tế sang cho vay các khách hàng là cá nhân. Đây cũng chính là xu hướng phát triển hoạt động tín dụng tại chi nhánh trong thời gian tới. Nền kinh tế có xu hướng phát triển mạnh trong những năm tới, các doanh nghiệp cũng như cá nhân đều gia tăng nhu cầu vay vốn như ngân hàng để sản xuất kinh doanh cũng như đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mình. Chi nhánh đang tập trung chú trọng đối tượng khách hàng cho vay là cá nhân với kỳ hạn ngắn hạn.

- Mức tăng số lượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình.

Bảng 2.5 Số lượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lượng KH là cá nhân, hộ gia đình 16440 19980 25030

Tốc độ tăng trưởng số lượng KH 21,40 25,15

(Nguồn: Khảo sát kinh doanh của MSB Câù Giấy)

Từ bảng trên ta thấy, số lượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình đến ngân hàng giao dịch có tăng trưởng đều đặn qua các năm. Số lượng khách hàng đều có sự tăng trưởng mạnh qua các năm,chứng tỏ khả năng mở rộng quy mô cho vay của chi

*Dư nợ cho vay theo thời hạn

Bảng 2.6 Dư nợ cho vay theo kỳ hạn

Kỳ hạn Số tiềnNăm 2016% Số tiềnNăm 2017% Số tiềnNăm 2018% Dư nợ ngắn hạn 307,5 36,79 375,3 37,85 455,3 38,23 Dư nợ trung hạn 153,3 18,34 188,1 18,95 230 19,27 Dư nợ dài hạn 375,1 45,89 456,4 43,3 505,7 41,5 Tổng dư nợ cho vay 847,9 100 991,7 100 1166,4 100

( Nguồn: Phịng tín dụng MSB Cầu Giấy giai đoạn 2016-2018)

Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời hạn thanh toán, hoặc đến thời hạn thanh toán mà khách hàng khơng có khả năng trả. Xét về tổng doanh số dư nợ qua 03 năm của Ngân hàng đều tăng tương đối cho thấy Ngân hàng đã phát triển mở rộng quy mô. Dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh trong thời gian qua. Cụ thể, năm 2016 dư nợ cho vay dài hạn chiếm 45,89% tổng dư nợ cho vay, năm 2017 dư nợ cho vay dài hạn đạt mức 456,4 tỷ đồng, chiếm 43,3% tổng dư nợ cho vay, tăng lên 53,3 tỷ đồng so với năm 2016, tương đương với mức tăng trưởng là 14,21%. Năm 2018 dư nợ cho vay dài hạn đạt mức 505,7 tỷ đồng, chiếm 41,5% tổng dư nợ cho vay, đạt mức độ tăng trưởng 18,04% so với năm 2017. Dư nợ cho vay trung hạn năm 2017 đạt 188,1 tỷ đồng, tăng 34,7 tỷ đồng so với năm 2016, tăng trưởng 22,63%. Năm 2018, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 375,3 tỷ đồng, tăng 67,8 tỷ so với 2017, đạt mức độ tăng trưởng là 22,05%. Năm 2018, dư nợ ngắn hạn đạt mức 455,3 tỷ đồng, tăng 80 tỷ đồng so với năm 2017 và đạt mức độ tăng trưởng là 21,32%. Như vậy, có thể thấy, xu hướng cho vay ngắn hạn và trung hạn đang tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây.

*Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ

Theo khoản 3, Điều 1 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc phân chia các nhóm nợ, cụ thể là 5 nhóm:

*Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

-Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

-Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

-Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

*Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

-Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày

-Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu)

-Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

*Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

-Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày

-Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này

-Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

-Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày

-Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

-Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai

-Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh cầu giấy (Trang 29 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w