Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh cầu giấy (Trang 57 - 59)

ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI MSB CHI NHÁNH CẦU GIẤY

3.2.5 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng

Con người luôn là nhân tố quan trọng trong mọi cơng việc. Hoạt động tín dụng tại MSB - Chi nhánh Cầu Giấy có tính chun mơn hố cao, mỗi bước trong quy trình cho vay được thực hiện bởi một chức danh chuyên trách nên việc tuyển dụng nhân sự có tiêu chuẩn phù hợp về trình độ chun mơn, tính cách, tư cách đạo đức, kinh nghiệm làm việc là hết sức cần thiết.

Ngân hàng cần phải có đội ngũ nhân viên có năng lực, sáng tạo trong cơng việc để thu hút khách hàng. Đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh hiện nay có lợi thế là tuổi trẻ, đều có trình độ học vấn, kiến thức chun mơn, năng động, nhiệt tình với cơng việc. Tuy nhiên, họ lại có những hạn chế là kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, kiến thức tổng hợp cịn ít và thiếu hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Do đó, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, vững vàng kiến thức chuyên môn, thông thạo nhiều kiến thức tổng hợp và dày dặn kinh nghiệm thực tiễn là một nhiệm vụ quan trọng để đáp ứng yêu cầu công việc trong những năm tới và trong tương lai xa. Để thực hiện điều này cần:

Đồng thời nâng cao khả năng nắm bắt và hiểu biết về pháp luật, cơ chế, chính sách, văn bản, chế độ có liên quan đến hoạt động cho vay tín dụng. Nâng cao ý thức, tinh thần, trách nhiệm của cán bộ tín dụng nhằm tránh xảy ra những rủi ro khơng đáng có. Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ, hội thi nghiệp vụ giỏi nhằm khuyến khích tinh thần học hỏi nâng cao nghiệp vụ, qua đó cũng có thể đánh giá được trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên từ đó có những chương trình đào tạo, tái đào tạo phù hợp.

Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuẩn mực hóa các quy trình thao tác nghiệp vụ, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ nhânviên. Đào tạo và thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên của Ngân hàng. Bên cạnh đó cần nâng cao ý thức về đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên, khả năng nắm bắt và hiểu biết về pháp luật, cơ chế, chính sách, văn bản, chế độ có liên quan đến hoạt động tín dụng để họ nhận thức nhiều hơn nữa về điều này. Thường xun có chính sách gửi cán bộ tín dụng đi đào tạo huấn luyện để nâng cao thêm trình độ thẩm định cho họ nhằm hạn chế đến mức tối đa những sai phạm của cán bộ tín dụng trong hoạt động phân tích đánh giá khách hàng. Đặc biệt là thẩm định tư cách của khách hàng. Vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hồn trả tiền vay của khách hàng

Chi nhánh cũng cần có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh gắn liền với kết quả công tác của từng cán bộ. Đây là cơ sở góp phần làm lành mạnh hóa chất lượng cán

bộ tín dụng, thực hiện gắn chặt giữa quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng cán bộ. Bên cạnh đó cần tạo cơ hội cho nhân viên tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị cơng tác. Trang bị thêm máy móc thiết bị, cần tạo điều kiện để nhân viên tiếp cận với công nghệ thông tin, cũng như nắm bắt kịp thời các tính năng, ứng dụng của công nghệ thông tin nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Ngoài chuyên mơn nghiệp vụ, cần nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho cán bộ tín dụng, Ngân hàng cần bổ sung kiến thức về lĩnh vực kinh doanh khác để phục vụ công tác thẩm định khách hàng trước khi quyết định cho vay vốn.

Ngoài ra, cơng tác tuyển dụng cần phải chủ động, có kế hoạch hành động cụ thể và gắn chặt với việc xây dựng các chính sách đãi ngộ hấp dẫn để có thể thu hút được nhân sự giỏi, có kinh nghiệm về làm việc cho MSB - Chi nhánh Cầu Giấy.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh cầu giấy (Trang 57 - 59)

w