Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Hàng Hả

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh cầu giấy (Trang 60 - 61)

ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI MSB CHI NHÁNH CẦU GIẤY

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Hàng Hả

Với vai trò là cơ quan chỉ đạo trực tiếp chi nhánh MSB Cầu Giấy, NHTMCP Hàng Hải cần có những hướng dẫn cụ thể các hoạt động của chi nhánh Cầu Giấy, đồng thời tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống là những biện pháp gián tiếp giúp chi nhánh thực hiện hoạt động tín dụng có hiệu quả:

Thứ nhất, phối hợp chặt chẽ với NHNN để tổ chức có hiệu quả chương trình

thơng tin tín dụng, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thơng tin giúp các chi nhánh phịng ngừa rủi ro một cách tốt nhất.

Thứ hai, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về quy trình cho vay tín dụng

tại các chi nhánh. Ngân hàng TMCP Hàng Hải đã đưa ra nhiều văn bản hướng dẫn việc thực hiện quy trình tín dụng tuy nhiên một số quy định cụ thể về từng loại sản phẩm sản phẩm lại chưa đầy đủ. Do đó, để giúp cho cán bộ tín dụng, nhất là cán bộ mới nắm bắt được cơng việc nhanh chóng, có hiệu quả thì MSB nên có những văn

bản hướng dẫn cụ thể hơn, tránh mâu thuẫn chồng chéo với các quy định chung của Nhà nước.

Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần có những cơ chế, chính sách tài chính linh hoạt và phù hợp với đặc thù riêng của từng chi nhánh, nhằm khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, để có thể nâng cao chất lượng hoạt động cũng như động viên tinh thần làm việc của tồn thể cán bộ, cơng nhân viên. Việc bán chéo sản phẩm từ việc khai thác khách hàng cá nhân là thị trường tiềm năng. Thực hiện khảo sát, tìm hiểu và tiếp thị sản phẩm của Ngân hàng, tạo lòng tin của khách hàng vào sản phẩm, không tiếp thị một cách sáo rỗng, lời lẽ trao đổi phải cố gắng tạo sự gần gũi thân mật, đặc biệt là phải tạo cảm giác đơn giản và nhanh chóng đối với khách hàng về hồ sơ vay vốn.

Thứ ba, giải quyết vấn để bảo đảm tiền vay. Trong những năm qua, MSB Cầu

Giấy gặp khơng ít khó khăn trong việc xử lý đảm bảo tiền vay. Đây là vấn đề mà ngân hàng cấp trên cần xem xét cũng như điều chỉnh chế độ, qui trình thế chấp tài sản đúng theo luật định để giúp các chi nhánh tháo gỡ khó khăn như:

- Có quy trình hướng dẫn cụ thể về việc thế chấp tài sản cầm cố, tài sản đảm bảo với từng loại hình động sản, bất động sản.

- Thiết lập phòng, ban, tổ thẩm định và gắn trách nhiệm, đồng thời có chế độ thưởng, phạt đến từng cán bộ, phòng ban kịp thời.

- Cùng hỗ trợ với các ngân hàng cơ sở hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan ban/ngành để xử lý tài sản thế chấp, thu hồi vốn kịp thời.

Thứ tư, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm sốt nội bộ trong tồn hệ thống

nhằm kiểm soát các hoạt động của chi nhánh và đội ngũ nhân sự.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh cầu giấy (Trang 60 - 61)

w