Nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay-thu nợ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh cầu giấy (Trang 53 - 55)

ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI MSB CHI NHÁNH CẦU GIẤY

3.2.2 Nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay-thu nợ

Các ngân hàng thương mại hiện nay rất quan tâm đến các biện pháp phịng ngừa có thể áp dụng để hạn chế những rủi ro trong hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vì vậy, nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra, chi nhánh cần thực hiện kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với hoạt động cho vay, đặc biệt là những khoản vay khơng có tài sản đảm bảo. Đồng thời, quy định mức trần cho vay đối với từng loại sản phẩm tín dụng có tài sản đảm bảo hay khơng có tài sản đảm bảo. Thường xuyên cập nhật, nắm bắt thơng tin KH vì đối tượng khách hàng cá nhân là những người khó quản lý thơng tin nhất. Phòng kiểm tra nội bộ đồng thời thực hiện kiểm tra, giám sát và kiểm toán các giao dịch hàng ngày. Việc phối hợp kiểm tra chặt chẽ sẽ hạn chế đến mức tối thiểu việc che giấu những rủi ro tín dụng, phát hiện và xử lý kịp thời, tăng khả năng giảm thiểu những thiệt hại gây ra bởi rủi ro tín dụng.

Đối với khoản nợ có dấu hiệu xấu, tăng cường tư vấn cho khách hàng. Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh, ngân hàng có thể tư vấn cho doanh nghiệp hướng giải quyết, từng bước củng cố thu nhập tạo nguồn thu trả ngân hàng. Ngồi ra ngân hàng có thể giúp khách hàng phân tích tài chính và dự đốn xu hướng phát triển, thậm chí mời chuyên gia để cho lời khuyên tư vấn. Nếu khách hàng đang có kế hoạch mở rộng thì ngân hàng nên khuyến khích người vay loại bỏ ý định đó cho đến khi cải thiện tình hình tài chính do những kế hoạch có thể chiếm vốn từ hoạt đồng sản xuất kinh doanh.

Cơ cấu lại khoản nợ Ngân hàng có thể cơ cấu lại khoản cho vay bằng việc kéo dài kỳ hạn và rút bớt mức chi trả hàng tháng hay thậm chí huỷ bỏ sự trả vốn gốc trong một thời gian. Kiểm sốt tín dụng để hạn chế phát sinh nợ xấu.Ban hành và thực thi chính sách tín dụng. Chấp hành các quy định pháp luật về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng, luật tín dụng và các luật liên quan khác. Xác định các tỷ lệ

cho vay để phân tán rủi ro: tỷ lệ cho vay ngắn hạn, trung dài hạn, tỷ lệ cho vay có đảm bảo, khơng đảm bảo, tỷ lệ cho vay vào các ngành kinh tế cụ thể (cho vay tiêu dùng, chứng khoán, BĐS..)

Lãi suất là cơng cụ nhạy cảm nhất, bởi vì khi khách hàng vay vốn họ quan tâm

đến chính sách lãi suất đầu tiên. Do đó, Ngân hàng nên tiếp tục áp dụng chính sách linh hoạt lãi suất để thu hút khách hàng. Tích cực xử lý và thu hồi nợ rủi ro, giảm thấp nợ xấu, thu đúng thu đủ và kịp thời mọi nguồn thu. Đồng thời phân loại khách hàng, xác định khả năng tăng trưởng phù hợp, kiểm sốt được chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, giảm thiểu nợ xấu khi cho vay cũng là một mục tiêu quan trọng hàng đầu.Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động tín dụng. NHNN cần tiếp tục điều hành các giải pháp nhằm thực hiện mở rộng tín dụng có hiệu quả gắn với nâng cao chất lượng tín dụng và hướng dịng vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm sốt chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro (như kinh doanh bất động sản, các dự án BOT, BT giao thơng), bảo đảm an tồn hoạt động ngân hàng;… Để tránh được rủi ro, ngân hàng cần đa dạng hoá đối với tượng cho vay, tránh chỉ dồn vốn vào một số ngành nghề nhất định trong nền kinh tế, thực hiện đồng tài trợ với các khoản vay lớn mà ngân hàng khơng thể kiểm sốt nổi. Ngồi ra ngân hàng có thể tham gia bảo hiểm để tránh rủi ro. Đối với các món đã vay, Ngân hàng nên theo dõi thường xun xem họ có sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng khơng để có biện pháp thu hồi nợ thích hợp và chọn lựa khách hàng cho ngân hàng. Tìm hiểu nắm bắt khách hàng là một trong những yếu tố tạo nên thành cơng của ngân hàng. Vì vậy trước khi thiết lập quan hệ tín dụng, ngân hàng phải nghiên cứu rõ về khách hàng của mình. Trên cơ sở đó ngân hàng đánh giá khả năng chi trả của khách hàng.

Ngân hàng nên giảm việc cho vay các món vay nhỏ có giá trị thấp vì địa bàn rộng khi cho vay các món vay nhỏ phải đi thẩm định xa tốn nhiều chi phí trong khi lãi cho vay ít, cần tập trung vào các món vay lớn có giá trị cao. Ngân hàng có thể đa dạng hố hình thức cho vay như thực hiện hình thức tín dụng bao thanh tốn. Khi

kinh tế ngày càng phát triển thì hình thức tín dụng này rất cần thiết. Đối với phương thức thu hồi nợ gốc và lãi, tại chi nhánh hiện nay vẫn áp dụng phương thức trả định kỳ theo kỳ hạn nợ. Tuy nhiên, đối với một số khách hàng là những người bn bán, kinh doanh thì nguồn thu chi phát sinh không đều đặn. Phương thức này lại gây ra khó khăn cho họ khi kỳ trả nợ đến. Hoặc đối với những người có thu nhập khơng trùng với kỳ hạn trả nợ, việc trả lãi định kỳ sẽ rất khó khăn.

Bất kỳ một ngân hàng nào dù có áp dụng biện pháp phịng ngừa tốt thì cũng khơng thể tránh khỏi tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn của các khoản vay. Do vậy để hạn chế các khoản nợ thì ngồi việc phịng ngừa cần có những biện pháp xử lý đối với các khoản nợ phát sinh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh cầu giấy (Trang 53 - 55)

w