Đa dạng hóa phương thức cho vay và các sản phẩm tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh cầu giấy (Trang 56 - 57)

ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI MSB CHI NHÁNH CẦU GIẤY

3.2.4 Đa dạng hóa phương thức cho vay và các sản phẩm tín dụng

Các ngân hàng chủ yếu cạnh tranh nhau các danh mục sản phẩm vì vậy đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng là xu hướng phát triển chung của ngân hàng trong thời đại hội nhập hiện nay. Hiện tại, việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới đều được thực hiện tại Hội sở chính của MSB tại TPHCM. Với sự am hiểu thị trường, thói quen và tập quán tiêu dùng và kinh doanh, MSB - Chi nhánh Cầu Giấy cần có sự nghiên cứu và phối hợp với các bộ phận tại Hội sở chính MSB để thiết kế và triển khai phù hợp với dân cư và thị trường Hà Nội. Bên cạnh đó, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ giúp ngân hàng phân tán và giảm thiểu rủi ro. Một NHTM kinh doanh đa dạng các nghiệp vụ, dịch vụ sẽ phân tán, giảm nhiều rủi ro và nâng cao được lợi nhuận. Bởi vì,nếu theo nghiệp vụ truyền thống và cổ điển, ngân hàng thu lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động tín dụng; nhưng tín dụng lại chứa đựng nhiều rủi ro và bất trắc nên cần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để tạo nguồn lợi mới.

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều thực hiện cho vay theo phương thức trực tiếp, có rất ít ngân hàng sử dụng phương thức cho vay gián tiếp trong hoạt động tín dụng. Chính điều này đã làm hạn chế sự mở rộng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng nói chung và tại MSB Cầu Giấy nói riêng. Vì vậy, NH cần xây dựng cơ cấu danh mục cho vay theo các sản phẩm ở mức hợp lý, tránh tình trạng tập trung quá nhiều vào các sản phẩm cho vay có tính ổn định khơng cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro khi tình hình thị trường khơng thuận lợi như: cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay đầu tư vàng, cho vay đầu cơ bất động sản. MSB - Chi nhánh Cầu Giấy cần đầy mạnh cho vay vào các sản phẩm có tính ổn định, có giá trị gia tăng cao như các sản

từ lãi cho ngân hàng và nhiều nguồn thu nhập khác như: các dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ, dịch vụ tiền gửi,... từ chính người vay vốn đem lại.

Mặc dù nhu cầu vay của khách hàng là rất lớn nhưng không phải khách hàng nào cũng tìm đến ngân hàng để có nguồn vốn này, một phần vì tâm lý e ngại, một phần nữa vì khách hàng ít nắm bắt được các thơng tin về sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Khách hàng có nhu cầu vay thường không trực tiếp liên hệ với Ngân hàng mà hồn tồn gián tiếp liên hệ thơng qua tổ chức trung gian. Mục đích chính của khách hàng khi sử dụng khoản vay này để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của mình như: Vay mua nhà, vay sửa chữa nhà, vay mua ơ tơ, vay đóng học phí, vay du lịch... nên khách hàng sẽ quan tâm đến doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng đang hướng tới, mà không phải là các sản phẩm cho vay mà chi nhánh đang cung cấp. Chính vì vậy, để có thể phát triển hoạt động cho vay, chi nhánh MSB Cầu Giấy cần phải có sự liên kết. Khi đó, chi nhánh có thể dễ dàng mở rộng được quy mô khách hàng, đồng thời, tiết kiệm được thời gian, chi phí và nhân lực của mình cho việc tìm kiếm và đánh giá khách hàng. Rõ ràng, việc sử dụng phương thức cho vay gián tiếp sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng doanh số cho vay, đồng thời thiết lập mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.

Tạo ra các gói sản phẩm cho vay ưu đãi phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng cá nhân và chủ hộ kinh doanh cá thể, bao gồm: cho vay bất động sản: gồm cho vay mua nhà, đất; xây, sửa nhà; nhà/đất dự án; cho vay mua xe ô tô mới xe đã qua sử dụng; cho vay sản xuất kinh doanh trả góp và cho vay tiêu dùng có thế chấp.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh cầu giấy (Trang 56 - 57)

w