Thời gian trung bình từ khi bơm thuốc tới khi khởi phát chuyển dạ

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả gây chuyển dạ của prostaglandin e2 cho thai quá ngày sinh tại bệnh viện phụ sản hà nội (Trang 73 - 93)

dạ thành công

Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3.17, thời gian trung bình từ khi bơm thuốc tới khi khởi phát chuyển dạ thành công (hết pha tiềm tàng) là 5,74 ± 3,88 giờ, thời gian ngắn nhất là 1,55 giờ, dài nhất là 17 giờ. Thời gian gây chuyển dạ hết pha tích cực là 7,55 ± 3,62 giờ, thời gian ngắn nhất là 2,93 giờ, dài nhất là 21 giờ. Thời gian trung bình từ khi đặt thuốc tới khi sinh đường âm đạo là 8,12 ± 3,65 giờ.

So sánh giữa thời gian chuyển dạ ở người con so và người con rạ, con so thời gian gây chuyển dạ hết pha tiềm tàng là 5,71 ± 3,62 giờ, con rạ là 5,11 ± 3,14 giờ. Thời gian gây chuyển dạ hết pha tích cực ở con so là 8,84 ± 3,87 giờ, con rạ là 7,65 ± 3,56 giờ. Sự khác biệt về thời gian gây

chuyển dạ giữa hai nhóm con so và con rạ là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 3.18).

So sánh với thời gian chuyển dạ tự nhiên ở con so là 16 - 20 giờ, con rạ là 8 - 12 giờ, chúng tôi thấy rằng Cerviprime ngoài tác dụng làm chín muồi CTC còn rút ngắn thời gian gây chuyển dạ đặc biệt ở người con so.

So sánh với thời gian sinh đường âm đạo của một số nghiên cứu khác:

Bảng 4.3. So sánh với thời gian sinh đường âm đạo của một số nghiên cứu khác

Tác giả Liều lƣợng và đƣờng dùng Đối tƣợng nghiên cứu Thời gian đẻ đƣờng âm đạo (giờ) Himangi S. Warke [38] (1999 5mg bơm ống CTC 6giờ/lần x 3 lần Thai kỳ ≥ 35 tuần, chỉ số Bishop ≤ 3 12,05 5,7 Nguyễn Mạnh Trí [25] (2010) 5mg bơm ống CTC 6giờ/lần x 3 lần TQDKS, thiểu ối, và thai dị dạng 6,5 3,4

Lê Quang Hòa

5mg bơm ống CTC 6giờ/lần x 3

lần

Một số nghiên cứu của các tác giả khác cũng sử dụng Cerviprime để gây chuyển dạ, chúng tôi thấy các kết qủa có sự khác nhau, nhưng so với thời gian chuyển dạ bình thường vẫn ngắn hơn (bảng 4.3). Sự khác nhau này có thể do đối tượng nghiên cứu không giống nhau trong các nghiên cứu.

4.2.7. Tỷ lệ sinh đƣờng âm đạo theo thời gian

Theo kết quả ở biểu đồ 3.3, trong số 91 trường hợp nghiên cứu của chúng tôi, có 83/91 sản phụ sinh đường âm đạo, trong đó có 69,9% sản phụ sinh đường âm đạo trong thời gian từ 6 – 12 giờ; 16,9% sản phụ sinh trước 6 giờ, còn lại 13,3% sản phụ sinh đường âm đạo sau 12 giờ.

So sánh với Nguyễn Mạnh Trí [25], tỷ lệ đẻ đường âm đạo trước 12 giờ là 92%. Himangi S. Warke [38], tỷ lệ này là 87%. Theo nghiên cứu của chúng tôi là 86,7%. Dựa vào các kết quả nghiên cứu trên, có thể tiên lượng được mốc thời gian trong quá trình gây chuyển dạ từ đó đánh giá những tiến triển của cuộc chuyển dạ và có những sự điều chỉnh phù hợp. Quan trọng nữa là có thể tư vấn cho sản phụ và gia đình hiểu rõ các khoảng thời gian đã nêu trên để họ yên tâm hợp tác chặt chẽ với thầy thuốc trong quá trình gây chuyển dạ, nhằm giảm bớt tỷ lệ chỉ định mổ lấy thai sớm.

4.2.8. Tác dụng của Dinoprostone đối với cơn co tử cung

Theo bảng 3.19, sau dùng thuốc liều đầu tiên (sau 6 giờ) số sản phụ đạt được từ 3 cơn co trong 10 phút là 65,9%, tỷ lệ không gây được cơn co tử cung chuyển dạ (< 3 cơn co/10 phút) là 26,4%, tỷ lệ cơn co mau là 1,1%. Tỷ lệ này cũng tương tự như Nguyễn Mạnh Trí [25] bơm ống CTC với liều 5mg gây được cơn co tần số 3 là 69,7%, Himangi S. Warke [38] là 65,2% và T.J. Fraser và cộng sự [40] là 72,5%.

Sau dùng thuốc liều đầu tiên cường độ cơn co từ 30 - 50 mmHg chiếm tỷ lệ 71,4%, phù hợp với giai đoạn đầu của cuộc chuyển dạ. Sản phụ có cơn co mạnh từ 50 - 70 mmHg chiếm 12,1%, cường độ cơn co > 70

mmHg chiếm 2,2% (bảng 3.20). Như vậy chúng ta cần theo dõi sát tình trạng CCTC của sản phụ để điều chỉnh thuốc mềm cơ TC hay giảm cơn co khi cần thiết cho phù hợp giữa tần số, cường độ CCTC với độ xóa mở CTC.

Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3.21 cho thấy tỷ lệ xuất hiện cơn co cường tính là 2,2%, tăng trương lực cơ bản là 2,2%, cơn co không đồng bộ là 8,8%.

4.2.9. Phân bố cách sinh

Theo kết quả ở biểu đồ 3.4, trong số 91 sản phụ nhóm nghiên cứu có thai quá dự kiến sinh, tỷ lệ sinh đường âm đạo chiếm 91,2%, số mổ lấy thai do nhiều nguyên nhân khác nhau chiếm 8,8%.

So sánh với kết quả đẻ đường âm đạo của các tác giả khác: Himangi S. Warke [38] tỷ lệ sinh đường âm đạo là 81,3%, T.J. Fraser và cộng sự [40] là 83%, Nguyễn Manh Trí [25] là 89%.

Như vậy tỷ lệ sinh đường âm đạo trong nghiên cứu của chúng tôi và của các tác giả khác không khác nhau nhiều lắm. Tỷ lệ sinh đường âm đạo là rất cao.

4.2.10. Các nguyên nhân mổ lấy thai

Theo kết quả ở bảng 3.22, có 8/91 trường hợp phải chỉ định mổ lấy thai chiếm tỷ lệ 8,8%. Trong đó mổ vì CTC không tiến triển là 2/8 trường hợp (25,0%), mổ vì suy thai là 3/8 trường hợp (37,5%), mổ vì ngôi không lọt là 2/8 trường hợp (25,0%), mổ vì CCTC cường tính 1/8 trường hợp (12,5%).

Trong nghiên cứu chúng tôi thấy rằng đa số các trường hợp thành công đều xuất hiện chuyển dạ sau liều thứ nhất và liều thứ 2, ít có trường hợp phải dùng tới liều thứ 3. Có thể đối với những sản phụ có đáp ứng tốt với Cerviprime thì hiệu quả gây chuyển dạ được thể hiện ngay trong liều đầu tiên, còn những trường hợp đáp ứng kém hoặc không đáp ứng thì cho dù sử

dụng tới 3 liều vẫn không hiệu quả. Điều đó cũng lý giải vì sao chỉ định mổ vì CTC không tiến triển chiếm tỷ lệ 25% trong các nguyên nhân mổ lấy thai. Chỉ định mổ vì suy thai chiếm tỷ lệ 37,5% trong các nguyên nhân mổ lấy thai. Có lẽ trong những trường hợp TQDKS thì chức năng của bánh rau giảm, hiện tượng tắc mạch trong gai rau tăng, làm giảm diện tích trao đổi chất dinh dưỡng của gai rau làm thai thiếu oxy, kèm theo số lượng nước ối đã giảm đi đáng kể nên khi có chuyển dạ thì tỷ lệ suy thai trong TC sẽ cao hơn.

Tỷ lệ mổ lấy thai với một số tác giả khác: Himangi S. Warke [38] tỷ lệ mổ lấy thai là 18,7%, T.J. Fraser và cộng sự [40] là 17%, Nguyễn Mạnh Trí [25] là 11%.

So với các tác giả khác thì tỷ lệ mổ lấy thai của chúng tôi ít hơn. Từ đó cho thấy gây chuyển dạ bằng Cerviprime cho TQDKS thành công góp phần giảm tỷ lệ mổ lấy thai.

4.2.11. Tình trạng thai nhi

Theo kết quả ở bảng 3.23 thì trong tổng số 91 trường hợp có 68 trường hợp nhịp tim thai bình thường chiếm tỷ lệ 74,7%, 10 trường hợp nhịp tim thai chậm chiếm tỷ lệ 11,0%, 3 trường hợp nhịp tim thai nhanh chiếm tỷ lệ 3,3%, 5 trường hợp DIP I chiếm tỷ lệ 5,5%, 3 trường hợp DIP II chiếm tỷ lệ 3,3%, 2 trường hợp DIP biến đổi chiếm tỷ lệ 2,2%

Ngạt sơ sinh là hậu quả tất yếu của sự suy thai mãn trong TC do bánh rau bị thoái hóa, do thể tích nước ối giảm dẫn đến dây rốn bị chèn ép. Tuổi thai càng lớn thì tỷ lệ trẻ sơ sinh có nguy cơ bị ngạt càng cao.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 8 trường hợp nước ối xanh thì có 3 trường hợp nước ối xanh đặc phân su, 8 trường hợp suy thai (3 trường hợp ối xanh và 5 trường hợp ối trong) hồi sức không kết quả phải mổ lấy thai.

Đánh giá tình trạng sơ sinh sau sinh qua chỉ số Apgar, chúng tôi thấy tỷ lệ sơ sinh bình thường là 98,8%. Các sơ sinh ngạt sau sinh với chỉ số Apgar phút thứ nhất 7 điểm với tỷ lệ là 1,2%. Tuổi thai càng lớn thì tỷ lệ sơ sinh có Apgar phút thứ nhất 7 điểm càng cao, trong đó thai > 41 tuần là 1,2%, thai 42 tuần là 30,0%.

Nguy cơ bị ngạt sơ sinh ở thai 42 tuần cao gấp 1,52 lần so với sơ sinh có tuổi thai > 41 tuần.

Bảng 4.5. So sánh bất thường nhịp tim thai và chỉ số Apgar với các tác giả khác

Tác giả Nhịp tim thai bất thƣờng Apgar >7 (phút thứ 1) Apgar >7 (phút thứ 5 ) Himangi S. Warke [38] 18,2 % 97 % 98,4 % T.J. Fraser và cộng sự [40] 12,5 % 98,2 % 99 %

Lê Quang Hòa 11 % 95,6 % 98,9 %

Theo bảng 4.5, chúng tôi thấy tỷ lệ nhịp tim thai bất thường ở nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của các tác giả trước đó. Điều này có thể lý giải được do nguyên nhân khống chế từ tiêu chuẩn chọn mẫu, sự theo dõi chặt chẽ, xử trí kịp thời trong quá trình gây chuyển dạ.

4.2.12. Tác dụng phụ của dinoprostone

Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3.26, với liều khởi phát chuyển dạ bằng Cerviprime bơm ống cổ tử cung như trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ sản phụ không gặp tác dụng phụ là 96,7%. Tỷ lệ sản phụ gặp tác dụng phụ của thuốc là 3,3%, trong đó sốt là 1,1%, nôn là 2,2%, ngoài ra không gặp các tác dụng phụ khác. Các triệu chứng này đều mất đi sau một thời gian ngắn và không cần điều trị. Nói chung tác dụng phụ này không có gì trầm trọng và có thể chấp nhận được, không có trường hợp nào bỏ nghiên cứu vì tác dụng phụ của thuốc.

So sánh với kết quả của các nghiên cứu khác:

- Himangi S. Warke [38] : nôn là 1,9 %.

- T.J. Fraser và cộng sự [40] : nôn là 2,67%.

4.2.13. Các tai biến khi dùng dinoprostone

Theo kết quả ở bảng 3.27, tỷ lệ gây tai biến của Cerviprime là 7,7%. Trong đó băng huyết sau sinh là 3,3%, CCTC cường tính là 1,9%, thai ngạt là 2,2%, không có trường hợp nào vỡ tử cung.

Kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác:

Himangi S. Warke [38]: cơn co cường tính là 1,6%, băng huyết sau sinh là 2,9%.

T.J. Fraser và cộng sự [40]: cơn co cường tính là 1,1%, băng huyết sau sinh là 3,2%.

Nguyễn Mạnh Trí [25]: cơn co cường tính là 0,8%, băng huyết sau sinh là 2,5%.

So với các tác giả khác tỷ lệ tai biến là tương đương. Như vậy qua nghiên cứu này chúng tôi không gặp biến chứng hay tai biến nặng như vỡ TC, tức là với liều lượng và phương pháp dùng thuốc như trong nghiên cứu có thể đảm bảo tính an toàn và hiệu quả khi gây chuyển dạ, vừa góp phần giảm bớt tỷ lệ mổ lấy thai.

4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KẾT QUẢ GÂY CHUYỂN DẠ 4.3.1. Tỷ lệ gây chuyển dạ thành công tính theo tuổi của sản phụ 4.3.1. Tỷ lệ gây chuyển dạ thành công tính theo tuổi của sản phụ

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.8 cho thấy kết quả gây chuyển dạ bằng Cerviprime tỷ lệ thành công ở các nhóm tuổi là tương tự nhau. Sự khác biệt về tỷ lệ thành công ở các nhóm tuổi là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết quả này biểu hiện nhóm tuổi được chọn trong nghiên cứu đang trong độ tuổi sinh đẻ.

4.3.2. Tỷ lệ gây chuyển dạ thành công tính theo số lần sinh

Bảng 3.9 đã trình bày mối liên quan giữa tỷ lệ gây chuyển dạ thành công với số lần sinh của các đối tượng nghiên cứu. Sản phụ con so, tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thất bại (75%) cao hơn thành công (54,2%). Ngược lại, sản phụ con rạ, tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công (45%) cao hơn thất bại (25%). Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Với kết quả trên có thể cho thấy rằng Cerviprime có tác dụng làm chín muồi CTC và gây chuyển dạ đạt hiệu quả cao ở cả người con so và người con rạ.

4.3.3. Tỷ lệ gây chuyển dạ thành công tính theo tuổi thai

Theo bảng 3.10, sản phụ > 41 tuần, tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công (91,6%) cao hơn thất bại (62,5%). Ngược lại, sản phụ 42 tuần, tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thất bại (37,5%) cao hơn thành công (8,4%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

So sánh với nghiên cứu của Himangi S. Warke [38], tỷ lệ gây chuyển dạ thành công ở nhóm > 41 tuần là 81%.

4.3.4. Tỷ lệ gây chuyển dạ thành công tính theo chỉ số Bishop

Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3.11, ở thời điểm trước khi bơm thuốc, các sản phụ có chỉ số Bishop càng cao thì khả năng khởi phát chuyển dạ thành công cao. Nhóm sản phụ có Bishop = 3 có tỷ lệ thành công 61,4%. Mặt khác, sản phụ có chỉ số Bisop = 2 tỷ lệ thất bại là 62,5%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Điều này chứng tỏ khả năng gây chuyển dạ của Cerviprime là hiệu quả, đặc biệt trong những trường hợp có chỉ số Bishop thấp.

- Himangi S. Warke [38] chỉ số Bishop trung bình trước bơm thuốc là 2 1,05 điểm, tỷ lệ thành công là 92%.

- Nguyễn Mạnh Trí [25] chỉ số Bishop trung bình trước khi bơm thuốc là 3 1,2 điểm, tỷ lệ thành công là 89%.

4.3.5. Tỷ lệ thành công tính theo màu sắc nƣớc ối

Nước ối xanh có liên quan đến tình trạng suy thai mãn trong TC hoặc suy thai cấp trong chuyển dạ, trong 8 trường hợp ối xanh có 3/8 trường hợp ối xanh đặc phân su (37,5%). Phân su trong nước ối chứng tỏ có tình trạng thiếu oxy gây tăng nhu động ruột, phân su bị tống vào nước ối. Trong trường hợp thiểu ối, phân su chỉ được pha loãng rất ít gây thêm một nguy cơ uống nước ối lẫn phân su trong TC và có thể đưa đến biến chứng chính là trẻ hít nước ối có lẫn phân su gây ngạt, suy hô hấp trong chuyển dạ.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.12, sản phụ có nước ối trong, tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công (90,4%) cao hơn rõ rệt thất bại (62,5%). Ngược lại, sản phụ có nước ối xanh, tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thất bại (37,5%) cao hơn thành công (9,6%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

4.3.6. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công tính theo trọng lƣợng sơ sinh

Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3.13, trọng lượng sơ sinh < 3500g, tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công (83,1%) cao hơn rõ rệt thất bại (25,0%). Ngược lại, trọng lượng sơ sinh > 3500g, tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thất bại (75,0%) cao hơn thành công (16,9%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Có mối liên quan giữa trọng lượng thai nhi với kết quả của khởi phát chuyển dạ. Trọng lượng sơ sinh > 3500g có nguy cơ khởi phát chuyển dạ thất bại gấp 14,7 lần trọng lượng sơ sinh < 3500g.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Với liều 5mg bơm ống CTC 6giờ/lần x tối đa 3 lần, Cerviprime gel (bản chất là dinoprostne) có tác dụng gây chuyển dạ cho TQDKS với những kết quả:

Kết quả gây chuyển dạ của dinoprostone

Gây chuyển dạ thành công hết pha tiềm tàng là 93,4%, hết pha tích cực là 92,3%, gây chuyển dạ thành công và sinh đường âm đạo là 91,2%. Thời gian gây chuyển dạ trung bình hết pha tiềm tàng là 5,74 ± 3,88 giờ, hết pha tích cực là 7,55 ± 3,62 giờ.

Thời gian gây chuyển dạ trung bình đến khi sinh đường âm đạo là 8,12 ± 3,65 giờ.

Tỷ lệ sinh đường âm đạo trước 12 giờ là 86,7%. Tỷ lệ mổ lấy thai là 8,8%.

Sử dụng Cerviprime gel bơm ống CTC để gây chuyển dạ là một phương pháp có hiệu quả và an toàn, rút ngắn được thời gian chuyển dạ và giảm tỷ lệ mổ lấy thai.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả cuộc chuyển dạ

Tỷ lệ gây chuyển dạ thành công ở người con rạ (95%) cao hơn người con so (88,2%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Tuổi thai ảnh hưởng đến kết quả gây chuyển dạ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả gây chuyển dạ của prostaglandin e2 cho thai quá ngày sinh tại bệnh viện phụ sản hà nội (Trang 73 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)