KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả gây chuyển dạ của prostaglandin e2 cho thai quá ngày sinh tại bệnh viện phụ sản hà nội (Trang 31 - 34)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3.KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ

1.3.1. Khái niệm

* Khởi phát chuyển dạ: là tạo ra những CCTC nhằm gây xóa mở CTC, sổ thai, với mong muốn sinh thai qua đường âm đạo và có khả năng ni sống. (WHO 2010).

Thành công của khởi phát chuyển dạ khi CTC mở > 3cm hoặc kết thúc

chuyển dạ giai đoạn 1b sau 8h đối với con so và sau 4h đối với con rạ.

* Chấm dứt thai nghén: là sự chấm dứt thai kỳ mà khơng tính đến

thai sống. (WHO 2010).

1.3.2. Khởi phát chuyển dạ cơ học

Phương pháp lóc màng ối ra khỏi đoạn dưới bằng ngón tay để gây khởi phát chuyển dạ đã được Hamilton giới thiệu từ năm 1810. Ngày nay phương pháp này rất hiếm khi được sử dụng, nó chỉ có kết quả tốt khi cổ tử cung thuận lợi. Các cơn co tử cung sẽ xuất hiện đều đặn nhờ giải phóng các prostaglandin nội sinh sau khi làm thủ thuật tách màng ối [10].

1.3.2.2. Bấm ối

Phương pháp này được Thomas Denman mô tả cách đây khoảng 200 năm. Bấm ối đơn thuần cho kết quả sinh đường âm đạo rất cao ở các trường hợp CTC thuận lợi. Tuy nhiên, bất lợi của phương pháp này là thời gian từ khi làm thủ thuật đến khi CCTC có hiệu quả kéo dài dễ đưa đến nguy cơ nhiễm khuẩn.

Từ năm 1971, Patterson đã thấy rằng có 15% con rạ, 22% con so không khởi phát chuyển dạ sau bấm ối 24 giờ, vì vậy ngày nay bấm ối thường kết hợp với truyền oxytocin tĩnh mạch [28].

1.3.2.3. Làm tăng thể tích buồng ối

Các phương pháp cơ học chủ yếu dùng cho việc phá thai có tuổi thai lớn.

- Phương pháp Aburel: chuyển dạ được kích thích bằng cách bơm 200 ml huyết thanh mặn 20% vào buồng ối. Phương pháp này ngày nay đã bỏ vì nguy hiểm của nó và hiệu quả gây chuyển dạ khơng cao [10].

- Phương pháp Kovac’s: bơm huyết thanh mặn vào khoang ngoài màng ối, kết quả thai ra chậm, tỷ lệ phải can thiệp để lấy thai ra cao.

- Phương pháp đặt túi nước (còn gọi là phương pháp Kovac’s cải tiến): dùng một túi cao su quấn vào ống thơng Nelaton đặt vào khoang ngồi màng ối. Sau đó bơm căng bóng cao su bằng một lượng từ 300 đến 500ml dung dịch huyết thanh mặn, túi nước được rút ra sau 12 giờ. Đây là phương

pháp được sử dụng ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới tỷ lệ thành cơng cao nhưng vẫn có nguy cơ nhiễm khuẩn. Hiện nay phương pháp này ít sử dụng [10],[16].

1.3.3. Khởi phát chuyển dạ bằng thuốc

1.3.3.1. Oxytocin

Được Du Vigneaud phát hiện năm 1953, đoạt giải Nobel hóa học

1955, oxytocin nguồn gốc tổng hợp hoạt động như hormon tự nhiên được sản xuất tại thùy sau tuyến yên. Trong cơ thể, oxytoxin dễ bị phá hủy bởi enzym peptidase, thời gian tác dụng ngắn, thuốc thải trừ nhanh qua nước tiểu. oxytocin tác dụng tăng co bóp tử cung, tăng trương lực cơ, đây là thuốc được dùng phổ biến để gây chuyển dạ.

1.3.3.2. Prostaglandin

Được phát hiện từ năm 1913. Hiện nay chỉ có PG tự nhiên như PGE2

(dinoprostone), PGF2 (dinoprost) được RCOG, ACOG công nhận để gây khởi phát chuyển dạ bằng đặt thuốc ở âm đạo, bơm trong ống cổ tử cung, đặt ngoài màng ối là hay sử dụng nhất. Trong các chế phẩm tổng hợp tương tự PG gần đây, PG E2 (dinoprostone) được sử dụng để gây chuyển dạ, tuy nhiên hiệu quả của nó đang được tiếp tục nghiên cứu [20],[38].

1.3.3.3. Đối kháng Receptor

- RU486 (Mifepristone). - SK98299 (Onapristone).

Tác dụng của mifepristone và onapristone như là một chất kháng progesteron bằng cách cạnh tranh với progesteron nội sinh trên sự gắn kết receptor. Nó có ái lực gắn kết rất cao với những receptor này (gấp khoảng từ 2-10 lần so với progesteron) [26].

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả gây chuyển dạ của prostaglandin e2 cho thai quá ngày sinh tại bệnh viện phụ sản hà nội (Trang 31 - 34)