Các nguyên nhân mổ lấy thai

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả gây chuyển dạ của prostaglandin e2 cho thai quá ngày sinh tại bệnh viện phụ sản hà nội (Trang 76 - 77)

Theo kết quả ở bảng 3.22, có 8/91 trường hợp phải chỉ định mổ lấy thai chiếm tỷ lệ 8,8%. Trong đó mổ vì CTC không tiến triển là 2/8 trường hợp (25,0%), mổ vì suy thai là 3/8 trường hợp (37,5%), mổ vì ngôi không lọt là 2/8 trường hợp (25,0%), mổ vì CCTC cường tính 1/8 trường hợp (12,5%).

Trong nghiên cứu chúng tôi thấy rằng đa số các trường hợp thành công đều xuất hiện chuyển dạ sau liều thứ nhất và liều thứ 2, ít có trường hợp phải dùng tới liều thứ 3. Có thể đối với những sản phụ có đáp ứng tốt với Cerviprime thì hiệu quả gây chuyển dạ được thể hiện ngay trong liều đầu tiên, còn những trường hợp đáp ứng kém hoặc không đáp ứng thì cho dù sử

dụng tới 3 liều vẫn không hiệu quả. Điều đó cũng lý giải vì sao chỉ định mổ vì CTC không tiến triển chiếm tỷ lệ 25% trong các nguyên nhân mổ lấy thai. Chỉ định mổ vì suy thai chiếm tỷ lệ 37,5% trong các nguyên nhân mổ lấy thai. Có lẽ trong những trường hợp TQDKS thì chức năng của bánh rau giảm, hiện tượng tắc mạch trong gai rau tăng, làm giảm diện tích trao đổi chất dinh dưỡng của gai rau làm thai thiếu oxy, kèm theo số lượng nước ối đã giảm đi đáng kể nên khi có chuyển dạ thì tỷ lệ suy thai trong TC sẽ cao hơn.

Tỷ lệ mổ lấy thai với một số tác giả khác: Himangi S. Warke [38] tỷ lệ mổ lấy thai là 18,7%, T.J. Fraser và cộng sự [40] là 17%, Nguyễn Mạnh Trí [25] là 11%.

So với các tác giả khác thì tỷ lệ mổ lấy thai của chúng tôi ít hơn. Từ đó cho thấy gây chuyển dạ bằng Cerviprime cho TQDKS thành công góp phần giảm tỷ lệ mổ lấy thai.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả gây chuyển dạ của prostaglandin e2 cho thai quá ngày sinh tại bệnh viện phụ sản hà nội (Trang 76 - 77)