Phân tích ma trận QSPM Lựa chọn chiến lược cho danh nghiệp:

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp sản xuất thương mại gia đại đến năm 2015 (Trang 87 - 94)

Chiến lược thâm nhập thị trường. Chiến lược phát triển sản phẩm mới. Chiến lược phát triển thị trường. Chiến lược trọng tâm hóa khác biệt hóa sản phẩm. Chiến lược tăng trưởng thông qua liên doanh liên kết.

STT Các yếu tố môi trường

quan trọng

Phân loại

AS1 TAS1 AS2 TAS2 AS3 TAS3 AS4 TAS4 AS5 TAS5

Các yếu tố môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

1 Thu nhập của người dân

ngày càng tăng. 0.33 3 0.99 3 0.99 3 0.99 2 0.66 1 0.33 2 Chính sách phát triển của tỉnh. 0.07 2 0.14 1 0.07 1 0.07 1 0.07 1 0.07 3 Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. 0.33 3 0.99 3 0.99 2 0.66 4 1.32 2 0.66 4 Xu hướng sử dụng các sản phẩm thay thế. 0.07 1 0.07 2 0.14 1 0.07 3 0.21 1 0.07 5 Xu hướng sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường.

0.44 1 0.44 3 1.32 1 0.44 2 0.88 1 0.44

6 Nguồn lao động Việt Nam

tương đối dồi dào, giá rẻ. 0.08 1 0.08 1 0.08 3 0.24 1 0.08 1 0.08

7 Lãi suất ngân hàng có xu

hướng tăng. 0.33 3 0.99 1 0.33 1 0.33 2 0.66 2 0.66

8 Giá nguyên vật liệu đầu

vào tăng. 0.42 2 0.84 1 0.42 1 0.42 2 0.84 4 1.68

9

Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập nền kinh tế thế giới.

0.22 1 0.22 1 0.22 1 0.22 1 0.22 2 0.44

10 Tỷ lệ gia tăng dân số. 0.18 3 0.54 2 0.36 3 0.54 2 0.36 1 0.18

năng lực lãnh đạo.

2

Đội ngũ công nhân viên tâm huyết, nhiệt tình, có kinh nghiệm sản xuất.

0.14 2 0.28 2 0.28 2 0.28 2 0.28 1 0.14

3 Hệ thống trang thiết bị hiện

đại. 0.18 3 0.54 3 0.54 3 0.54 3 0.54 1 0.18

4 Có trụ sở ngay tại địa bàn

tiêu thụ. 0.33 4 1.32 2 0.66 1 0.33 1 0.33 1 0.33

5 Có uy tín, lâu năm trên thị

trường. 0.20 4 0.80 2 0.40 2 0.40 1 0.20 1 0.20

6

Công tác nghiên cứu và phát triển hoạt động có hiệu quả.

0.30 3 0.90 4 1.20 3 0.90 4 1.2 1 0.30

7

Là doanh nghiệp duy nhất sản xuất sơn tại địa bàn Thành phố Nha Trang. 0.16 3 0.48 1 0.16 1 0.16 1 0.16 1 0.16 8 Hoạt động marketing còn yếu. 0.14 2 0.28 2 0.28 1 0.14 1 0.14 1 0.14 9 Nguồn lực tài chính còn hạn chế. 0.20 2 0.40 2 0.40 1 0.20 2 0.40 3 0.60 10

Nắm bắt thông tin của doanh nghiệp về thị trường nguyên vật liệu còn thiếu nhạy bén.

0.22 1 0.22 1 0.22 1 0.22 1 0.22 4 0.88

11 Kênh phân phối chưa rộng

khắp. 0.07 3 0.21 2 0.14 1 0.07 1 0.07 1 0.07

Tổng cộng tổng số điểm hấp

Qua phân tích ma trận QSPM ta có thể có những nhận xét như sau:

 Chiến lược phù hợp nhất với tình hình hiện tại của doanh nghiệp là chiến lược thâm nhập thị trường.

 Bên cạnh đó doanh nghiệp có thể kết hợp cả chiến lược phát triển sản phẩm mới trong giai đoạn từ đây đến năm 2015 cụ thể: từ nay đến năm 2013 sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường, sau đó từ năm 2014-2015 sử dụng kết hợp cả 2 chiến lược.

3.4. Chính sách triển khai chiến lược kinh doanh: 3.4.1. Chính sách nhân sự: 3.4.1. Chính sách nhân sự:

 Cơ cấu: Bộ máy hoạt động hiện nay của doanh nghiệp tinh gọn tuy nhiên chưa đảm bảo nó sẽ phản ứng tốt với sự thay đổi của môi trường trong tương lai đặc biệt khi xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, vì thế công ty cũng phải thành lập thêm một số bộ phận, tuyển thêm một số nhân viên bên bộ phận Marketing , nghiên cứu phát triển sản phẩm ….bộ phận này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

 Đồng thời công ty cũng phải có chính sách đào tạo đội ngũ công nhân đảm bảo đồng đều và chuyên sâu. Hiện nay số lượng công ty không nhiều vì thế nếu mở rộng quy mô sản xuất để phục vụ những mục tiêu trong tương lai sẽ phải tuyển thêm. Do đó phải làm tốt công tác này vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm của doanh nghiệp.

3.4.2. Chính sách về tài chính:

 Về vấn đề tài chính: với quy mô nhỏ như hiện nay thì nguồn vốn để sản xuất kinh doanh là 100% vốn chủ sở hữu. Chính vì vậy khi doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ thì nguồn vốn chủ sở hữu sẽ khó đáp ứng đủ để thực hiện vì vậy doanh nghiệp có thể đi vay để phục vụ sản xuất kinh doanh. Khi sử dụng nguồn vốn vay sẽ giúp cho doanh nghiệp có lợi về thuế thu nhập doanh nghiệp tuy nhiên đây là vấn đề khá mới đối với doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần phải chú ý để sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả. Bên cạnh

đó doanh nghiệp nên cố gắng giảm chi phí quản lý doanh nghiệp để hạ giá thành sản phẩm và tăng chi phí bán hàng để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

3.4.3. Chính sách về Marketing:

 Đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu, dự báo môi trường, dự báo xu hướng phát triển của thị trường, của khách hàng trong tương lai. Có những giải pháp để nắm bắt các cơ hội cũng như né tránh nguy cơ trong tương lai.

 Công ty cũng cần thực hiện chính sách Marketing để bá rộng rãi sản phẩm của mình trên thị trường. Hiện nay khâu này của công ty rất yếu một phần là do tình hình hiện tại của doanh nghiệp là chưa cần thiết, hơn nữa công ty chưa thực sự coi trọng công tác này. Với những lợi thế mà chỉ riêng doanh nghiệp có được, doanh nghiệp phải ngày càng phát huy điểm mạnh của mình, tạo niềm tin ngày càng cao của khách hàng đối với doanh nghiệp. Để từ đó có thể tạo nên một bộ phận Marketing đặc biệt đáng tin cậy, có sức thuyết phục cao chính là những khách hàng đã và đang dùng sản phẩm của doanh nghiệp.

 Doanh nghiệp nên tận dụng sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống Internet để có những chính sách Marketing, giúp đưa sản phẩm của doanh nghiệp tới gần hơn với khách hàng. Hiện nay, với sự phát triển của những trang mạng xã hội, doanh nghiệp có thể tận dụng những trang web này để có thể phục vụ công tác Marketing một cách hiệu quả hơn.

 Với mục tiêu sẽ trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong khu vực về lĩnh vực sản xuất - phân phối sơn và tung sản phẩm vào thị trường một cách rộng rãi thì doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một kênh phân phối rộng khắp, chọn những nhà phân phối có uy tín để làm tăng lòng tin của khách hàng vào sản phẩm của doanh nghiệp.

 Doanh nghiệp nên thường xuyên phân tích lại các yếu tố môi trường kinh doanh cũng như môi trường nội bộ của doanh nghiệp để xem xét chiến lược của mình có còn phù hợp với những biến động của môi trường hay không. Từ đó doanh nghiệp sẽ có những điều chỉnh, sửa đổi kịp thời những sai sót, hạn chế trong khi thực hiện chiến lược để có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra.

3.4.4. Chính sách về nghiên cứu và phát triển:

Doanh nghiệp cần nhanh chóng nghiên cứu để có thể mang công nghệ sản xuất mới vào sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường về mức độ an toàn cho sức khỏe và không gây ảnh hưởng tới môi trường.

3.4.5. Chính sách về sản xuất:

Hiện nay tại doanh nghiệp đang có một đội ngũ công nhân có tay nghề cao, nhiệt tình với công việc. Chính vì vậy quá trình sản xuất của doanh nghiệp không có phế phẩm. Tuy nhiên về nguồn nguyên vật liệu đầu vào thì doanh nghiệp nên cử nhân viên vào thị trường nguyên vật liệu để có những nghiên cứu và chọn cho mình những đối tác tin cậy, có thể ký những hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu dài hạn cho doanh nghiệp, tránh những biến động về giá có thể làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên đây là những đề xuất mà em đưa ra với hy vọng doanh nghiệp có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên với những hiểu biết chưa đủ sâu sắc của mình thì những đề xuất trên khó tránh khỏi có những thiếu sót vì vậy em mong được sự góp ý, bổ sung của quý công ty để những đề xuất trên có thể góp phần thực hiện những chiến lược đã đề ra.

KẾT LUẬN

Lý luận và thực tiễn đã chứng minh chiến lược kinh doanh có vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại. Đặc biệt trong những ngành mà sự cạnh tranh có tính chất quyết liệt thì một chiến lược kinh doanh đúng đắn là điều hết sức cần thiết để giúp doanh nghiệp đi đến thành công, nó sẽ giúp doanh nghiệp đối phó một cách linh hoạt, kịp thời trước những biến động của môi trường.

Thông qua việc xây dựng chiến lược kinh doanh, Doanh nghiệp có thể xác định cho mình được một hướng đi riêng, xác định được mục tiêu, chính sách và các biện pháp mà doanh nghiệp cần thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên trong môi trường kinh doanh đầy biến động, để nâng cao hiệu quả việc vận dụng chiến lược kinh doanh thì cần phải có sự mềm dẻo và linh hoạt.

Vậy nên xây dựng và vận dụng chiến lược vào thực tế kinh doanh của Doanh nghiệp Sản xuất - Thương mại Gia Đại trong giai đoạn tới sẽ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần có sự quyết tâm cao của cán bộ, công nhân viên trong Doanh nghiệp.

Trong điều kiện hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên cứu và khả năng của bản thân còn có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của quý Thầy cô cũng như quý doanh nghiệp để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Th.s Lê Chí Công. “Quản trị chiến lược”. Trường Đại Học Nha Trang, Khoa Quản Trị Kinh Doanh, 2010.

2. PGS.TS Lê Thế Giới. “Quản trị chiến lược”. Trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng, 2008. 3. http://www.vncategory.com. 4. http://www.khanhhoa.gov.vn. 5. http://ebank.vnexpress.net. 6. http://www.taichinhdientu.vn. 7. http://www.gso.gov.vn.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp sản xuất thương mại gia đại đến năm 2015 (Trang 87 - 94)