2.3.1. Phân tích hoạt động Marketing:
Trong những năm vừa qua tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có chiều hướng gia tăng. Chỉ riêng năm 2008, do sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, tình hình sản xuất kinh doanh của tất cả các công ty trên thế giới đều gặp khó khăn và doanh nghiệp Gia Đại cũng không ngoại lệ. Sau khi nền kinh tế dần hồi phục, với những khách hàng trung thành lâu năm và những khách hàng mới trên thị trường việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã ổn định và ngày càng phát triển. Hiện tại, đang có xuất hiện khá nhiều đối thủ cạnh tranh, các đối thủ này hầu hết là những cơ sở sản xuất ở Sài Gòn. Tuy nhiên với uy tín lâu năm cùng với
những lợi thế của riêng mình thì trên thị trường Gia Đại vẫn là doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt nhất tại Nha Trang.
Với quy mô của một doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ, nguồn lực tài chính chưa đủ mạnh và với mục tiêu hiện tại của doanh nghiệp thì hoạt động Marketing tại doanh nghiệp vẫn chưa được thực sự chú trọng. Về công tác nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp vẫn chưa dự báo được nhu cầu của thị trường trong tương lai mà doanh nghiệp chỉ thông qua các đơn đặt hàng của khách hàng, chưa có sự phân tích nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu cụ thể nên chưa có thể định lượng nhu cầu một cách rõ ràng. Công tác tiếp thị của doanh nghiệp là đi giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng, với những đơn vị thi công, tìm kiếm gặp gỡ khách hàng để giới thiệu sản phẩm hay thông qua điện thoại để liên hệ. Ngoài ra do nguồn vốn có hạn nên doanh nghiệp cũng chưa tạo ra được cho mình một kênh phân phối rộng khắp. Doanh nghiệp cũng chưa có nhiều chương trình xúc tiến bán hàng như khuyến mãi, giảm giá… nhằm thu hút những khách hàng tiềm năng và giữ chân những khách hàng trung thành. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có một lợi thế riêng cho mình với những nhân viên bán hàng am hiểu về sản phẩm, có thể tạo lòng tin cho khách hàng khi khách hàng có thắc mắc về sản phẩm, tạo niềm tin cho khách hàng vào doanh nghiệp.
Gia Đại là một doanh nghiệp có uy tín lâu năm trên thị trường Nha Trang. Tuy hoạt động Marketing của doanh nghiệp chưa được chú trọng nhưng doanh nghiệp vẫn được nhiều khách hàng biết đến bởi sự giới thiệu của những khách hàng lâu năm. Đây được xem là một tong những đội ngũ Marketing quan trọng mà không phải doanh nghiệp nào cũng xây dựng được.
Trong tương lai, với những phương hướng, chiến lược phát triển mới, doanh nghiệp cần phải có chiến lược phù hợp để có thể giữ khách hàng trung thành cũng như giới thiệu quảng bá sản phẩm tới những khách hàng tiềm năng, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp được biết đến một cách rộng rãi trên thị trường để có thể tạo nhiều cơ hội cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.
2.3.2. Hoạt động sản xuất:
Hiện tại công ty đang thu mua nguyên vật liệu theo hình thức đặt hàng cho nhà cung ứng. Nguyên vật liệu chủ yếu của để công ty phục vụ sản xuất là nhựa tổng hợp với các chất dung môi. Vấn đề thu mua nguyên vật liệu với số lượng ít hay nhiều cũng phụ thuộc vào những đơn đặt hàng mà doanh nghiệp có được. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng luôn dự trữ một lượng nguyên vật liệu cần thiết để đảm bảo cho việc sản xuất nhằm đáp ứng đủ cho thị trường. Chất lượng nguyên vật liệu của doanh nghiệp cũng luôn đảm bảo chất lượng để sản xuất.
Trên thị trường đang có rất nhiều nhà cung ứng nguyên vật liệu đáp ứng cho việc sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp không gặp nhiều khó khăn từ khâu thu mua nguyên vật liệu. Tuy nhiên vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là thị trường nguyên vật liệu là Thành phố Hồ Chí Minh, một địa điểm khá xa Thành phố Nha Trang, vì thế thông tin biến động về giá cả nguyên vật liệu doanh nghiệp không thể nắm bắt một cách kịp thời nhất. Điều này làm cho doanh nghiệp có thể bị thua lỗ trong việc thu mua nguyên vật liệu.
2.3.2.2. Đặc điểm về trang thiết bị công nghệ:
Hiện tại, doanh nghiệp có 1 phân xưởng sản xuất với 4 máy sản xuất trong đó có 2 máy nghiền và 2 máy trộn. Trang thiết bị, máy móc của công ty đều là những thiết bị hiện đại nhất hiện nay, được doanh nghiệp sử dụng để tạo ra được những sản phẩm tốt nhất cung cấp cho thị trường.
2.3.2.3. Qui trình sản xuất sản phẩm:
Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, với qui mô sản xuất nhỏ hẹp nên doanh nghiệp chỉ sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng. Sản phẩm sơn là một sản phẩm có những đặc thù riêng, thành phần, chất lượng của sản phẩm đã được đăng ký nên những sản phẩm tung ra thị trường đã được đảm bảo về chất lượng. Vấn đề trong sản xuất của cơ sở là phải hạn chế tối đa số lượng phế phẩm và chi phí sản xuất. Tại doanh nghiệp Gia Đại, qui trình sản xuất chỉ gồm 3 công đoạn: đầu tiên là cho bột tạo màu vào máy nghiền để nghiền tạo thành hỗn hợp, tiếp theo sẽ mang hỗn hợp màu trộn với dung dịch, công đoạn này sẽ do máy trộn đảm nhiệm và công đoạn cuối cùng là đóng gói sơn vào hộp, công đoạn cuối sẽ được công nhân trong công ty
thực hiện. Qui trình sản xuất của doanh nghiệp khá là đơn giản và được thực hiện chủ yếu bằng các trang thiết bị hiện đại với những nhân viên lành nghề của cơ sở nên phế phẩm tạo ra không đáng kể. Bên cạnh sản xuất theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp cũng có một lượng sản phẩm tồn kho nhất định để đáp ứng người tiêu dùng khi cần thiết và cũng để mang đi giới thiệu sản phẩm cho một số đại lý phân phối nhằm chuẩn bị cho mục tiêu trong tương lai.
2.3.2.4. Quá trình quản trị chất lượng:
Nhìn chung hiện tại doanh nghiệp vận dụng quản trị chất lượng vào doanh nghiệp khá linh hoạt và hiệu quả. Với những công nhân không có bằng cấp cao nhưng lại có tay nghề, doanh nghiệp đã không áp dụng một cách cứng nhắc qui trình quản trị chất lượng, tránh gây ra cho công nhân một áp lực khi sản xuất mà chỉ hướng dẫn cách thức sản xuất để công nhân sản xuất được tốt hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu để có thể có những cách thức sản xuất tốt nhất giúp doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm chất lượng với chi phí thấp.
2.3.3. Hoạt động nghiên cứu và phát triển:
Công tác nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Nắm bắt xu hướng sử dụng những sản phẩm thân thiện của thị trường các nhà quản lý của doanh nghiệp đã cho thực hiện công tác nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu này của thị trường. Đây là bước đi trước của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh và hiện tại đang có những thành tựu đáng kể. Bên cạnh đó hoạt động nghiên cứu còn giúp doanh nghiệp tìm ra cách thức sản xuất sơn không những đáp ứng cho người tiêu dùng cuối cùng mà còn đáp ứng nhu cầu của người sử dụng sản phẩm chính là những nhà thi công công trình. Các sản phẩm sơn của doanh nghiệp dễ thi công và mau khô hơn sản phẩm sơn của những doanh nghiệp khác, giúp tiến độ thi công của công trình diễn ra nhanh hơn, điều này sẽ làm cho thợ thi công tiết kiệm thời gian thi công. Với đặc tính này sản phẩm sơn của doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủng hộ từ phía những nhà thi công và với những sản phẩm sơn, khi các khách hàng tiêu dùng khó có thể nhận biết về thành phần cũng như chất lượng thì họ cần
rất nhiều sự hướng dẫn của đội ngũ thi công. Nếu doanh nghiệp của bạn nhận được sự ủng hộ từ những người này thì bạn sẽ có những khách hàng cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, danh nghiệp Gia Đại đang nghiên cứu và sẽ đưa vào sản xuất loại sơn thân thiện với môi trường khi dung môi để pha sơn không còn là những hóa chất có hại cho sức khỏe. Nghiên cứu này giúp doanh nghiệp thích nghi được với xu hướng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường của người dân. Nếu sản xuất và kinh doanh sản phẩm này thì Gia Đại được xem là doanh nghiệp trước một bước so với các đối thủ cạnh tranh.
2.3.4. Hoạt động tài chính:
2.3.4.1. Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp:
Bảng 2.14: Nguồn vốn.
Đơn vị: VND.
Năm 2008 2009 2010
Nguồn vốn 1.679.640.278 1.745.879.447 1.873.652.665 (Nguồn: Kế toán- Doanh nghiệp Sản xuất- Thương mại Gia Đại)
Năm 2004, khi Doanh nghiệp Sản xuất -Thương mại Gia Đại mới thành lập, vốn điều lệ của doanh nghiệp là 1.500.000.000 VND, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 100%. Sau sáu năm hoạt động, nguồn vốn của doanh nghiệp ngày càng tăng và hiện nay nguồn vốn của doanh nghiệp là 1.873.652.665VND. Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp từ ngày thành lập đến nay khá lành mạnh, nguồn vốn kinh doanh là của chủ sở hữu nên doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong sản xuất cũng như trong kinh doanh.
Tuy nhiên, trong kinh doanh, việc sử dụng 100% vốn chủ sở hữu để kinh doanh không phải hoàn toàn tốt. Doanh nghiệp phải biết chiếm dụng vốn của người khác ở một tỷ lệ nhất định và đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp để có được hiệu quả tốt nhất. Định hướng của doanh nghiệp trong tương lai là đánh vào thị trường với qui mô lớn hơn, để làm được việc này doanh nghiệp cần một nguồn vốn rất lớn, khi đó không có thể chỉ dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu mà
cần phải đi vay vốn để kinh doanh. Đây là điều doanh nghiệp cần lưu ý vì từ trước đến nay doanh nghiệp chưa có kinh nghiêm trong việc sử dụng vốn vay và tình trạng lãi suất ngân hàng khá cao sẽ ảnh hưởng không tốt cho doanh nghiệp.
2.3.4.2. Tổng quan về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua:
2.3.4.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua:
Để đánh giá tổng thể tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta cần đánh giá rất nhiều mặt. Dựa vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp ta chưa thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên nó cũng cho ta thấy được tổng quan về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm qua.
Sau đây là bảng tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2008 đến năm 2010.
Bảng 2.15: Phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
Chênh lệch 09- 08 Chênh lệch 10 - 09 Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 % %
1.DTBH và CCDV 2,788,561,469 2,332,376,135 3,899,943,980 -456,185,334 -16.36 1,567,567,845 67.21 2.Các khoản giảm trừ 0 0 0 0 - 0 - 3.DTT BH&CCDV 2,788,561,469 2,332,376,135 3,899,943,980 456,185,334 -16.36 1,567,567,845 67.21 4.Giá vốn hàng bán 2,639,125,256 2,136,522,859 3,604,259,250 502,602,397 -19.04 1,467,736,391 68.70 5.LNG BH&CCDV 149,436,213 195,853,276 295,684,730 46,417,063 31.06 99,831,454 50.97 6.DT HĐTC 0 0 0 0 - 0 - 7. Chi phí tài chính 0 0 0 0 - 0 - Trong đó CPLV 0 0 0 0 - 0 - 8.Chi phí bán hàng 16,235,312 17,229,048 30,035,977 993,736 6.12 12,806,929 74.33 9.CPQLDN 160,438,807 149,058,091 234,789,525 -11,380,716 -7.09 85,731,434 57.52 10.LNT từ HĐKD -27,237,906 29,566,137 30,859,228 56,804,043 -208.55 1,293,091 4.37 11.Thu nhập khác 31,835 0 231,500 -31,835 -100.00 231,500 - 12.Chi phí khác 0 0 0 0 - 0 - 13.Lợi nhuận khác 31,835 0 231,500 -31,835 -100.00 231,500 - 14. Tổng LNTT -27,206,071 29,566,137 31,090,728 56,772,208 208.67 1,525,591 5.16 15.CPTTNDN hiện hành 0 7,391,534 7,772,682 7,391,534 - 381,148 5.16
16.CPTTNDN hoàn lại 0 0 0 0 - 0 - 17. LNST TNDN -27,206,071 22,174,603 23,318,046 49,380,674 181.51 1,143,443 5.16
2.3.4.2.2. Đánh giá chung về tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua:
Đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh: Năm 2009 so với năm 2008:
Ta thấy lợi nhuận thuần năm 2009 là 29.566.137 đồng, tăng 56.804.043 đồng tương đương tăng 208,55% so với năm 2008. Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế lại chỉ tăng 49.380.674 đồng tương đương tăng 181,51% là do năm 2009 doanh nghiệp phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước, còn năm 2008 doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ nên không phải đóng thuế cho nhà nước. Lợi nhuận tăng như vậy là do các nguyên nhân sau:
+ Doanh thu năm 2009 là 2.332.376.135 đồng giảm so với năm 2008 là 456.185.334 đồng tương đương giảm 16,36%, nguyên nhân của sự giảm sút doanh thu là do năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm cho kinh doanh sản xuất của các đơn vị trong nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề và sang năm 2009 vẫn chưa vực dậy được nên ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp.
+ Nguyên nhân lớn nhất khiến cho lợi nhuận trong năm 2009 tăng là nhờ giá vốn hàng bán của doanh nghiệp đã giảm khá nhiều với mức giảm 612.183.858 đồng tương đương tăng 19,04%, mức giảm này còn cao hơn cả mức giảm của doanh thu của doanh nghiệp. Mức giảm ấn tượng như vậy chứng tỏ sau đợt khủng hoảng kinh tế doanh nghiệp đã có những thay đổi trong sản xuất kinh doanh để tiết giảm chi phí có thể.
+ Chi phí bán hàng của doanh nghiệp có tăng so với năm 2008 với mức tăng là 993.736 đồng tương đương với 6,12%. Việc tăng chi phí bán hàng này là điều hợp lý vì để thúc đẩy doanh số bán hàng doanh nghiệp đã chú trọng hơn tới công tác bán hàng.
+ Việc giảm được chi phí quản lý doanh nghiệp 11.380.716 đồng cũng giúp cho lợi nhuận trong năm tăng, tuy chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm nhưng tỷ trọng so với lợi nhuận gộp vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trên 76%
Năm 2009 là năm tình hình kinh tế bất ổn do cuộc suy thoái toàn cầu năm 2008 để lại và doanh nghiệp cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng đó, nhìn chung hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp không ít khó khăn nhưng cũng đã từng bước ổn định và vượt qua, điều đó thể hiện sự nỗ lực của lãnh đạo và công nhân viên của doanh nghiệp.
Năm 2010 so với năm 2009:
Ta thấy lợi nhuận thuần năm 2010 là 31.090.728 đồng tăng 1.524.591 đồng tường đương tăng 5,16% so với năm 2009, mức tăng không ấn tượng như năm 2009 nhưng đã thể hiện doanh nghiệp đang đi đúng hướng và ổn định kinh doanh. Lợi nhuận tăng là do các nguyên nhân sau:
+ Doanh thu của doanh nghiệp năm 2010 tăng 3.899.943.980 đồng tương đương tăng 67,21%, bên cạnh đó giá vốn hàng bán cũng tăng nhưng mức tăng ít hơn 1.467.736.974 tương đương tăng 68,7%, đây là điều đáng mừng chứng tỏ doanh nghiệp đã có rất nhiều cố gắng để tiết giảm chi phí sản xuất và kinh doanh.
+ Chi phí bán hàng của doanh nghiệp có tăng 12.806.929 đồng tương đương tăng 74,33% so với năm 2009, do tỷ trọng chi phí bán hàng so với doanh thu là 0.77% là một phần nhỏ so với doanh thu nên mức tăng này không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2010 đã tăng 85.731.434 đồng tương đương tăng 57,52%, mức tăng này còn thấp hơn mức tăng của doanh thu, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã có những biện pháp kiểm soát chi phí khá tốt và dần dần đưa vào ổn định tránh tình trạng như việc tăng đột biến như năm 2008.
+ Với 7.772.682 đồng tiền thuế mà doanh nghiệp đã đóng góp cho nhà nước, chứng tỏ doanh nghiệp đang kinh doanh đúng hướng và thể hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình.
Tóm lại, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đang có dấu hiệu tiến triển tốt, năm 2010 có những tăng trưởng vượt bậc so với năm 2009. Tuy nhiên doanh nghiệp cần có các chính sách kiểm soát tốt hơn nữa chi phi quản lý doanh nghiệp nhằm mang lại lợi nhuận ngày càng cao.