5. Kết cấu của đề tài
3.2.1.3. Giải pháp nhằm phân phối thủy sản vào thị trường Nhật
Xuất khẩu thủy sản của Công ty qua thị trường Nhật chủ yếu phải qua thị trường bán buôn, rồi sau đó mới tới được những nhà bán lẻ, làm cho chi phí tăng dẫn đến giá bán lẻ tăng, làm giảm mức độ cạnh tranh. Những nguyên nhân để dẫn đến tình trạng này là:
- Tình hình chung của ngành thủy sản, đó là thủy sản Việt Nam chưa có uy tín cao trên thị trường Nhật Bản. Đặc biệt gần đây có một số vụ hàng hóa bị trả lại do không đạt yêu cầu.
- Có nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước cùng xuất khẩu vào thị trường Nhật.
- Cạnh tranh hàng nhập khẩu của những nhà phân phối, đóng gói, chế biến của Nhật với những nhà xuất khẩu nước ngoài, trong đó có công ty.
Để khắc phục tình trạng hiện nay của Công ty, Công ty nên đặt đại lý ở Nhật Bản. Ở các thành phố có lượng tiêu thụ nhỏ và có chưa có lượng tiêu thụ thì phương hướng đề ra là sử dụng các nhà trung gian để thâm nhập và phát triển chiến lược phân phối rộng (chỉ cốt xuất khẩu được thật nhiều như hiện nay) rồi tiến tới phân phối có chọn lọc: Chọn một số nhà nhập khẩu có uy tín và giữ quan hệ tốt để bảo đảm bạn hàng được lâu dài và ổn định. Bên cạnh đó, Công ty cần phải xây dựng uy tín về sản phẩm của mình. Tính tới thời điểm này, chưa có vụ kiện nào xảy ra với chất lượng hàng hóa của Công ty. Và để đưa hàng hóa của Công ty vào thẳng hệ thống bán lẻ tại thị trường Nhật, Công ty cần chú trọng tới việc đóng gói và in nhãn mác bao bì sao cho phù hợp với việc bán lẻ. Vấn đề này đã được đề cập đến trong chiến lược sản phẩm.
Đề xuất chính sách phân phối đảm bảo yêu cầu đưa hàng đến với người tiêu dùng đúng mặt hàng, địa điểm, đúng lúc và chi phí thấp nhất.
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ phân phối sản phẩm của công ty
3.2.1.4.Các giải pháp xúc tiến bán hàng
Mục tiêu cho hoạt động quảng cáo và khuyến mãi tại thị trường Nhật Bản: Làm cho khách hàng Nhật Bản tin tưởng vào chất lượng hàng thủy sản của công ty.
Để làm được điều này, Công ty cần cho khách hàng biết thủy sản được đánh bắt và nuôi trồng từ những môi trường không bị ô nhiễm. Những phương tiện đánh bắt, bảo quản, chế biến, đóng gói, vận chuyển đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, thể hiện qua thiết bị kỹ thuật, tổ chức hoạt động Công ty, các quy định và kiểm tra của các cấp có thẩm quyền.
Sản phẩm của công ty đã được nhập khẩu và tiêu thụ bởi các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Hàn Quốc… và nhiều quốc gia khác.
Sản phẩm phải phù hợp với tập quán và thị hiếu của người Nhật. Kích thích khách hàng Nhật Bản mua thủy sản của công ty.
Để thực hiện mục tiêu trên, những công việc công ty cần phải làm là - Quảng cáo:
+ Xây dựng những chương trình quảng cáo được xây dựng phù hợp với thị hiếu và văn hóa Nhật. Các phương tiện quảng cáo là tivi, radio, báo, tạp chí, bảng quảng cáo, internet…
+ Thành lập website của công ty, giới thiệu các mặt hàng bằng nhiều thứ tiếng. Công ty CP Hải sản Nha Trang Nhà bán buôn Các nhà máy tái chế biến Nhà nhập khẩu Nhật Nhà hàng siêu thị Nhà phân phối Người bán lẻ, tiêu dùng
+ Tham gia hội chợ triển lãm thủy sản tại Nhật, tổ chức những hội chợ triển lãm thủy sản tại Việt Nam. Thông qua đây đưa ra các mẫu hàng cho khách hàng dùng thử.
- Hoạt động khuyến mãi: Hiện nay, công ty chủ yếu với các nhà nhập khẩu là bạn hàng lâu năm của công ty. Công ty nên đưa ra các chính sách ưu đãi như giảm giá với khối lượng lớn, tặng thêm sản phẩm.
- Chào hàng: tổ chức các hoạt động du lịch kinh doanh tại thị trường Nhật, kết hợp với việc nghiên cứu thị trường và chào hàng với những nhà chế biến và phân phối tại thị trường Nhật.
- Hoạt động tuyên truyền: mời những đoàn khách du lịch của Nhật khi đến Việt Nam tới tham quan cơ sở sản xuất và chế biến thủy sản xuất khẩu của công ty, tham quan những điểm du lịch sông nước, biển, cũng như giới thiệu các món ăn chế biến từ thủy hải sản.
- Mở những cửa hàng giới thiệu bán sản phẩm, các nhà hàng bán thủy sản tại Nhật.
3.2.2. Các giải pháp về nhân sự
Hiện nay, Công ty vẫn chưa có phòng xuất nhập khẩu riêng biệt. Để mở rộng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, Công ty cần xây dựng một đội ngũ nhân viên biết tiếng Nhật, nghiên cứu về thị trường Nhật. Từ đó xây dựng các chiến lược nhằm thâm nhập vào thị trường này.
Công ty cần liên tục đào tạo và nâng cao trình độ của công nhân viên trong toàn công ty. Tổ chức cho nhân viên tìm hiểu về các thị trường là bạn hàng của Công ty đặc biệt là thị trường Nhật Bản.
Khuyến khích nhân viên đưa ra các sáng kiến về các chiến lược về sản phẩm, đặc biệt là các sáng tạo về mẫu mã sản phẩm, các chiến lược xúc tiến bán hàng…
Tuyển dụng thêm một số các cán bộ trẻ năng động có trình độ chuyên môn cao, và kinh nghiệm trong ngành thủy sản, có khả năng công tác trong mọi điều kiện và hoàn thành nhiện vụ một cách suất sắc.
KẾT LUẬN
Thị trường là một thước đo khách quan của Công ty. Để khẳng định mình Công ty phải làm sao chèo lái con thuyền của mình an toàn trước sóng gió của thị trường. Công ty phải đưa con thuyền đó đi càng xa càng tốt, đồng nghĩa với việc công ty phải làm sao đưa sản phẩm của mình đến với nhiều thị trường khác nhau. Và ở mỗi thị trường đó sản phẩm của công ty được chào đón. Khi đã có thị trường rồi, điều quan trọng là làm sao giữ được vị thế của công ty trong thị trường đó.
Qua phân tích thực trạng xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản, tìm ra những điểm còn thiếu sót cũng như nguyên nhân tại sao trong thời gian qua việc xuất khẩu của công ty vào thị trường này giảm sút, từ đó đề ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của công ty vào thị trường Nhật.
Tuy nhiên, những nhận xét, đánh giá là những ý kiến chủ quan của bản thân nên không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô để đề tài của mình được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Hoàng Thị Chỉnh, 2005, Kinh tế quốc tế, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh. NXB Thống kê.
2) Hoàng Thị Chỉnh, 2004, Định hướng phát triển ngành thủy sản Việt Nam giai
đoạn 2001-2010- Đề tài cấp bộ, Đại học Kinh tế Tp.HCM.
3) Nguyễn Văn Nam, 2005, Thị trường xuất- nhập khẩu thuỷ sản. - Hà Nội: NXB Thống kê, 359 trang.
4) Mai Lý Quảng, 2005, Hai trăm năm mươi Quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới- Hà Nội: NXB Thế giới.
5) Cao Thị Thu, 2003, Cẩm Nang Thị Trường Xuất Khẩu – Thị trường Nhật Bản, Viện nghiên cứu thương mại.
6) Viện Nghiên cứu Thương mại, 2003, Cẩm nang thị trường xuất khẩu- Thị trường Nhật Bản - Hà Nội: NXB Lao động-xã hội.
7) Một số khóa luận của các anh chị khóa trước. 8) Một số địa chỉ website đã sử dụng:
http://vietfish.org; http://www.utxi.vn;
http://www.thesaigontimes.vn; http://www.vinanet.com.vn; http://thitruongcaosu.net; http://www.vietrade.gov.vn; http://www.vasep.com.vn;