5. Kết cấu của đề tài
1.1.4.3. Lập phương án kinh doanh
Trên cơ sở những kết quả thu lượm trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường, đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh. Phương án này là kế hoạch hoạt động của đơn vị nhằm đạt đến những mục tiêu xác định trong kinh doanh. Việc xây dựng phương án kinh doanh bao gồm các bước sau:
a. Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân
Trong bước này, người xây dựng chiến lược cần rút ra những nét tổng quát về tình hình, phân tích thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh.
b.Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh c.Đề ra mục tiêu
Những mục tiêu đề ra trong một phương án kinh doanh bao giờ cũng là một mục tiêu cụ thể như: sẽ bán được bao nhiêu hàng hoá, với giá cả bao nhiêu, sẽ thâm nhập vào thị trường nào…
d.Đề ra biện pháp thực hiện
Những biện pháp này là công cụ để đạt được mục tiêu đề ra. Những biện pháp này bao gồm cả biện pháp trong nước và ngoài nước, trong nước như: đầu tư vào sản xuất, cải tiến bao bì, ký hợp đồng kinh tế, tăng giá thu mua…
Những biện pháp ngoài nước như: Đẩy mạnh quảng cáo, lập chi nhánh ở nước ngoài, mở rộng mạng lưới đại lý.
e.Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh
Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh được thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau: - Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu hoặc hàng nhập khẩu.
- Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn tính theo công ty. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
- Chỉ tiêu hoà vốn.
Sau khi phương án kinh doanh đã được đề ra, đơn vị kinh doanh phải cố gắng tổ chức thực hiện phương án thông qua việc quảng cáo, bắt đầu chào hàng chuẩn bị hàng hoá….