Tình hình cung cầu thủy sản của thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản của công ty cổ phần hải sản nha trang sang thị trường nhật bản (Trang 49 - 52)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.2.Tình hình cung cầu thủy sản của thị trường Nhật Bản

1.3.2.1.Tình hình cung mặt hàng thủy sản

a. Sản lượng thủy sản

Là quốc gia KTTS lâu đời nhất thế giới, có thói quen ăn thủy sản từ thời khai quốc nên Nhật Bản coi thủy sản là nguồn thực phẩm chính của họ. Vì vậy, nghề cá Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp, quản lý và tái thiết nguồn lợi thủy sản, đảm bảo sự ổn định bền vững nguồn thực phẩm trong nước.

Từ năm 1972 đến năm 1988, sản lượng thuỷ sản của Nhật Bản luôn dẫn đầu thế giới và XK thuỷ sản cũng tăng mạnh. Đây là thời kỳ hoàng kim của nghề cá Nhật Bản. Sản lượng thuỷ sản đạt đỉnh cao nhất vào giữa thập kỷ 80 và đã từng đáp ứng được trên 80% nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của nuớc này. Từ năm 1989, sản lượng thuỷ sản có xu hướng giảm trong 5 năm liền, đến năm 1993 đạt 8,71 triệu tấn, tương đương với mức sản lượng 8,67 triệu tấn của năm 1967 (25 năm trước). Năm 1990, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 11,18 triệu tấn, Nhật Bản lùi xuống thành nước cung cấp thuỷ sản đứng thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc (gần 18 triệu tấn).

Bảng 1.6: Tổng sản lượng nghề cá 2004 – 2008

ĐVT- SL: nghìn tấn, GT: nghìn yên

Nhật Bản 2004 2005 2006 2007 2008

Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị Sản lượng Sản lượng

1. Tổng 5,776 1,603,585 5,765 1,600,729 5,735 1,606,602 5,720 5,592

Hải sản 4,455 1,065,871 4,457 1,059,409 4,470 1,078,663 4,397 4,373

Nuôi trồng hải sản 1,215 434,299 1,212 439,166 1,183 449,607 1,242 1,146

2. Thủy sản nội địa 60 51,486 54 49,915 42 23,893 39 33 3. Nuôi trồng thủy

sản nội địa 45 51,930 42 52,239 41 54,439 42 40

(Nguồn: http://www.jfa.maff.go.jp) b. Đội tàu

Đội tàu lưới vây lớn và quan trọng nhất, gồm các tàu cỡ lớn và cỡ vừa, khai thác ở cả vùng khơi và viễn dương. Đội tàu lưới kéo có quy mô lớn thứ 2, khai thác ở khắp các vùng thềm lục địa thế giới.

Đội tàu lưới vây rất có hiệu quả đối với khai thác cá hồi. Các đội tàu lớn như là đội tàu câu mực ống khơi và đại dương; Đội tàu câu cá ngừ gồm câu vàng và câu tay; Đội tàu lưới rê khai thác cá hồi và mực nang.

Tính tới năm 2009 Nhật Bản có 281.742 tàu cá các loại. Trong đó chủ yếu là tàu có trọng tải dưới 30 tấn.

(Nguồn: Ministry of Agricultural, Forestry and Fishery,2010)

c. Ngư trường

Ngoài ngư trường xung quanh Nhật Bản, các đội tàu còn hoạt động ở các vùng biển xa thuộc các vùng thềm lục địa quốc tế ở như Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

d. Đối tượng khai thác

Đối tượng chủ yếu của nghề lưới vây là cá thu, cá nục, cá cơm, cá trích.... Cá ngừ là đối tượng chính của cả nghề vây và nghề câu. Cá tuyết, cá bơn và các loài cá đáy khác là sản phẩm chính của nghề lưới kéo. Cá hồi và sứa là đối tượng chủ yếu của nghề lưới đăng. Bạch tuộc, mực nang, mực ống là đối tượng chính của nghề lưới rê và nghề câu. Ngoài ra là các đối tượng đánh bắt chính của nghề bẫy là các loài giáp xác như tôm hùm và cua, cầu gai, ... Đặc biệt cá thu đao là đối tượng khai thác của nghề bẫy mạn tàu rất phát triển ở Nhật Bản.

e. Đối tượng nuôi trồng thủy sản

Nuôi thuỷ sản của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các loài có giá trị cao.Mặc dù sản lượng nuôi thuỷ sản của Nhật Bản chỉ bằng 1/3 sản lượng nuôi của Ấn Độ nhưng giá trị của chúng lại lớn hơn 1,4 lần. Đối tượng thủy sản nuôi của Nhật Bản có tới trên 80 loài, trong đó có 35 loài cá, 4 loài tôm he, 2 loài tôm hùm, 8 loài cua, một số loài bào ngư và nhuyễn thể có vỏ khác. Nhóm loài nuôi đạt sản lượng cao nhất là nhuyễn thể có vỏ như sò, điệp, trai ngọc; Nhóm loài thứ hai là cá biển, đặc biệt cá cam, cá tráp, cá chình, cá bơn, cá hồi, ... và tiếp đến là một số loài rong biển như rong đòn gánh, rong mứt...

1.3.2.2.Tình hình cầu thủy sản

Trong thời gian gần đây, mức tiêu thụ thủy sản của Nhật Bản có sụt giảm. Tuy nhiên vẫn duy trì ở mức tiêu thụ cao 65kg/ng/năm.

Một số mặt hàng thủy sản Nhật Bản nhập khẩu  Đối với mặt hàng tôm:

Nhu cầu nhập của Nhật ổn định trong 3 năm trở lại đây và dự kiến tiếp tục ổn định nhu cầu này trong 2 - 3 năm tới với mức 190 – 200.000 tấn/năm. Nguồn cung cấp tôm nhiệt đới chủ yếu được NK từ các nước châu Á như Việt Nam, Inđônêxia, Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan. Việt Nam đã & đang là nhà cung cấp tôm số 1 cho Nhật Bản (39 – 43.000 tấn/năm).

Bảng 1.7: Kim ngạch nhập khẩu tôm của Nhật Bản theo chủng loại

ĐVT- nghìn tấn Chủng loại 2007 2008 2009 2010 2011

Tôm sống 0,2 0,1 0,1 0,1 0,1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôm đông lạnh thô 207,3 196,6 197,6 205,3 205,2

Tôm khô/tẩm ướp 1,6 1,8 2,9 2,6 0,8

Tôm đông lạnh đã chế biến 17,9 19,7 20,9 21,6 23,6 Tôm đông lạnh đã chế biến/xông khói 0,3 0,3 0,3 0,3 0,5

Tôm chế biến 48,2 44 41,1 46,6 49,2

Sushi (kèm cơm) 0,1 0,1 2,2 2 3,2

Tổng kim ngạch (gồm Ebi) 275,5 262,6 265,2 280,7 285,3

Nhn xét:

Năm 2011 nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản tăng nhẹ từ 280,7 nghìn tấn lên 285.3 nghìn tấn. Trong đó kim ngạch nhập khẩu tôm sống vẫn giữ ở mức ổn định trong vòng 4 năm là 0,1 nghìn tấn. Tôm đông lạnh thô giảm nhẹ so với năm 2010. Giảm rõ rệt là kim ngạch nhập khẩu tôm khô/ tẩm ướp: giảm từ 2,6 nghìn tấn năm 2010 xuống còn 0,8 nghìn tấn năm 2011. Nhìn chung kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng còn lại đều tăng.

Đối với mặt hàng cá ngừ

Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, năm 2011 nước này tiêu thụ khoảng 270 nghìn tấn cá ngừ, tương đương 1,4 tỷ yên, trong đó trung bình nhập khẩu hơn 2.000 tấn cá ngừ tươi và hơn 15.000 tấn cá ngừ đông lạnh mỗi tháng. Với con số này, có thể nói Nhật Bản là thị trường tiêu thụ cá ngừ lớn nhất thế giới. Ngay cả ở Mỹ, nơi có hơn 10.000 nhà hàng Nhật, cũng chỉ tiêu thụ bằng 17% lượng cá ngừ tiêu thụ của Nhật Bản, Hàn Quốc 8,5%, Trung Quốc 3%, Đài Loan 2,9% và Châu Âu 2,4%.

Năm 2011, Nhật Bản nhập khẩu hơn 12.000 tấn cá ngừ mắt to tươi, tương đương 130.735 USD, trong đó 5 nước xuất khẩu cá ngừ mắt to nhiều nhất vào Nhật Bản là Inđônêxia (72.123 USD, chiếm 55%), Palau (9.736 USD - 7,4%), Xri Lanka (8.801 USD – 6,7%), Việt Nam (7.929 USD - 5,2%), Thái Lan (3.864 USD - 3,2%).

Bên cạnh đó, năm qua Nhật Bản cũng nhập khẩu hơn 13.600 tấn cá ngừ vây vàng tươi, tương đương 140.250 USD, nhiều nhất từ Indonexia (49.626 USD, chiếm 35,3%), Thái Lan (21.042 USD – 15%), Đài Loan (12.217 USD – 8,7%), Xri Lanka (9.924 USD – 7%), Ôxtrâylia (9.362 USD – 6,7%). Việt Nam đứng thứ 6 trong 6 nước xuất khẩu lớn nhất cá ngừ tươi sang thị trường này, đạt 7.742 USD, chiếm 5,5%.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản của công ty cổ phần hải sản nha trang sang thị trường nhật bản (Trang 49 - 52)