Tình hình tài chính của công ty

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản của công ty cổ phần hải sản nha trang sang thị trường nhật bản (Trang 78 - 97)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.2. Tình hình tài chính của công ty

Vốn là một trong hai điều kiện tiên quyết của hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tạo lập công ty trước hết phải cần đến nguồn vốn ban đầu. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần có vốn để mở rộng sản xuất. Như đã biết tùy theo đối tượng bỏ vốn để quyết định quyền sở hữu công ty. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu thiếu vốn do mở rộng sản xuất kinh doanh thì công ty có thể tiến hành bổ sung nguồn vốn. Vốn có thể được bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau và tùy vào hiệu quả cuối cùng tùy thuộc vào quá trình sử dụng và quản trị nguồn vốn.

Bên cạnh việc đánh giá sự huy động và sử dụng vốn chúng ta còn đánh giá khả năng tự đảm bảo và mức độ độc lập về tài chính của công ty giúp cho nhà quản trị từ đó đưa ra các chiến lược thích hợp hỗ trợ cho kế hoạch tăng trưởng của doanh nghiệp. Đồng thời nó còn giúp cho các đối tượng khác thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn.

Bảng 2.5: Tình hình biến động tài sản của công ty

ĐVT - tỷ đồng

Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

Tăng giảm %

Tài sản lưu động

và đầu tư ngắn hạn 74,73 22,7 -52,03 -69,62 Tài sản cố định và

đầu tư dài hạn 28,58 23,47 -5,11 -17,8

Tổng 103,31 46,17 -57,14 -55,31

Nhn xét:

Tình hình tài chính của công ty biến động mạnh trong hai năm 2010 và 2011. Năm 2011 tổng tài sản của công ty giảm 57,14 tỷ đồng, tương ứng với 55,31%.

- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2011 giảm từ 74,73 tỷ đồng năm 2010 xuống 22,7 tỷ đồng, tương ứng 69,62%. Nguyên nhân là do tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu giảm mạnh so với năm 2010.

- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm từ 28,58 tỷ đồng năm 2010 xuống còn 23,47 tỷ đồng năm 2011, tương ứng giảm 17,8%. Nguyên nhân do đầu tư chứng khoán dài hạn giảm.

Bảng 2.6: Tình hình biến động nguồn vốn của công ty

ĐVT - tỷ đồng Chênh lệch

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

Tăng, giảm %

Nợ phải trả 93,39 36,11 -57,28 -61,33

Nguồn vốn chủ sở hữu 9,92 10,06 +0,14 +1,41

Tổng nguồn vốn 103,31 46,17 -57,14 -55,31

(Nguồn: Công ty CP Hải sản Nha Trang)

Nhận xét:

Ta thấy nguồn vốn của công ty giảm 57,14 tỷ đồng tương ứng giảm 55,31% so với năm 2010.

- Nợ phải trả của công ty giảm 57,28 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng giảm 61,33%.

- Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 0,14 tỷ đồng tương ứng tăng 1,41% so với năm 2010. Nguyên nhân là do lợi nhuận chưa phân phối của công ty tăng. Đây là dấu hiệu đáng mừng, cho thấy công ty dần tự chủ trong việc sử dụng vốn kinh doanh.

2.3. Tình hình xuất khẩu của công ty vào thị trường Nhật Bản 2.3.1. Hình thức xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản

Hình thức xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản là xuất khẩu trực tiếp. Thông qua đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu, công ty sẽ đàm phán giá cả, phương thức vận tải, bảo hiểm vận tải và chuẩn bị hàng hóa rồi giao cho nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu sẽ phân phối lại cho người tiêu dùng với thương hiệu của họ. Trong kênh phân phối này, Công ty luôn bị động trong việc phân phối hàng hóa do phụ thuộc vào đơn đặt hàng. Do đó, khả năng phân phối và nắm bắt phản ứng của người tiêu dùng trong thị trường Nhật còn hạn chế.

2.3.2. Tình hình kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật. Bảng 2.7: Tình hình xuất khẩu của công ty sang thị tường Nhật Bản Bảng 2.7: Tình hình xuất khẩu của công ty sang thị tường Nhật Bản

ĐVT - USD

2007 2008 2009 2010 2011

Mặt hàng

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Tôm 781,493 34.67% 1,015,185 57.37% 872,770 41.34% 1,365,993 57.20% 1,296,850 100%

Mực 1,259,360 55.87% 754,355 42.63% 838,146 39.70% 819,118 34.30%

Khác 213,237 9.46% - 0.00% - 0.00% -

Bond processing - 142,094 8.03% 400,284 18.96% 202,989 8.50%

Tổng 2,254,090 100% 1,769,540 100% 2,111,200 100% 2,388,100 100% 1,296,850 100%

(Nguồn: Công ty CP Hải sản Nha Trang)

Bảng 2.8: Chênh lệch kim ngạch xuất khẩu vào Nhật Bản qua các năm Mặt hàng 2008/2007 2009/2008 2010/2009 2011/2010 Tôm 29.90% -14.03% 56.51% -5.06% Mực -40.10% 11.11% -2.27% -100% Khác -100% Bond processing 181.72% -49.29% -100% Tổng -21.50% 19.31% 13.12% -45.70% Nhận xét:

Năm 2007 tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là 2.254.090 USD trong đó kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng tôm chiếm 34,67% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là mực, chiếm 55,87% tổng kim ngạch.

Năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giảm hơn 21%, đạt 1.769.540 USD. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng tôm là 1.015.185 USD chiếm tỷ trọng 34,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật, con số này tăng 29,09% so với năm 2007. Mặt hàng thứ hai là mặt hàng mực xuất khẩu, tuy có giảm 40,1% so với năm trước nhưng mặt hàng này vẫn chiếm 42,63% tổng kim ngạch tương ứng với 754.355 USD. Năm 2008, Nhật Bản không nhập các mặt hàng khác ngoài tôm và mực của công ty. Một số mặt hàng như ghẹ, cá là những mặt hàng mà các năm trước công ty vẫn thường xuyên xuất sang Nhật thì năm nay Nhật đã ngưng nhập khẩu các mặt hàng này. Công ty cần xem xét lý do tại sao Nhật không nhập những mặt hàng đó, vì họ có thể tự chế biến được hay có nguồn hàng từ công ty khác. Bên cạnh đó, kim ngạch thu được từ bond processing là 142.094 USD.

Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là 2.111.200 USD tăng 19,31% so với năm 2008. Trong đó kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm giảm 14,03%, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật, 41,34%. Kim ngạch xuất khẩu mực tăng 11,11% chiếm tỷ trọng 39,70% tổng kim ngạch. Kim ngạch thu về từ bond processing tăng mạnh nhất gần 190% so với năm 2008.

Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13,12% đạt 2.388.100 USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu tôm tăng mạnh so với năm trước đạt 1.365.993 USD tương đương tăng 56,51%. Xuất khẩu mực giảm nhẹ, kim ngạch xuất khẩu mực của công ty năm nay là 819.118 USD, giảm 2,27%.

Năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật đạt 1.296.850 USD, giảm 45,7%. Mặt hàng tôm chiếm 100% kim ngạch xuất khẩu toàn công ty.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CP HẢI SẢN NHA TRANG

SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

3.1. Định hướng xuất khẩu thủy sản của công ty vào thị trường Nhật Bản

trong năm 2012

3.1.1. Thời cơ và thách thức 3.1.1.1.Thời cơ 3.1.1.1.Thời cơ

Năm 2011 là một năm thắng lợi của ngành thủy sản Việt Nam nói chung và nhiều doanh nghiệp trong ngành nói riêng. Nhìn chung triển vọng cho ngành thủy sản nói chung và công ty CP Hải sản Nha Trang nói riêng vẫn khá tích cực trong năm 2012 nhờ một số yếu tố thuận lợi bao gồm:

Năm 2011, nguồn cung thủy sản gặp không ít khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Theo dự báo của nhiều chuyên gia, trong năm 2012, nguồn cung thủy sản thế giới có khả năng sẽ tiếp tục thiếu.

Đầu năm 2012, nhiều kho lạnh của Thái Lan tập trung ở Thủ đô Bangkok hầu hết đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, phải mất nhiều thời gian mới có thể hoạt động trở lại. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới XK tôm của nước này trong năm 2012.

Bên cạnh đó, một số nước XK tôm lớn khác như Trung Quốc, Indonesia cũng đang gặp nhiều khó khăn. Đầu năm, thời tiết giá lạnh đã làm ảnh hưởng tới sản lượng tôm của Trung Quốc. Indonesia cũng đang đối mặt với dịch bệnh. Đồng thời, ở những thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, nguồn cung tôm nội địa được dự báo sẽ thấp trong năm tới.

Năm 2012, theo phân tích của Hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam thì nguồn tôm nguyên liệu trong nước sẽ ổn định hơn nhờ có sự góp mặt của tôm thẻ chân trắng và các bài học rút ra từ dịch bệnh của tôm sú năm 2011. Trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ tôm tại các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn cao. Mỹ và Nhật Bản có xu hướng tăng nhập khẩu sản phẩm giá trị gia tăng và giảm nhập khẩu tôm nguyên liệu.

Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu cá ngừ và nhuyễn thể hai mảnh vỏ trong nước sẽ tăng khá.

Về kinh tế: Dù được dự báo là sẽ tăng trưởng chậm lại nhưng môi trường kinh tế vĩ mô trong nước sẽ ổn định hơn trong năm 2012, lạm phát và lãi suất được dự báo sẽ giảm dần qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành phát triển.

Thêm vào đó, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng tốt đẹp. Nhật Bản là một trong các thị trường truyền thống của thủy sản Việt Nam cũng như của Công ty. Dựa vào những hiểu biết nhất định về thị trường này, Công ty có thể đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của mình.

3.1.1.2.Thách thức

Bên cạnh những thời cơ thì công ty cũng như ngành thủy sản Việt Nam phải đối mặt với không ít những khó khăn.

Việc nhiều diện tích nuôi tôm, nghêu bị thiệt hại nặng trong năm 2011 và giá cá tra đang trong xu hướng giảm là những yếu tố tác động tiêu cực đến hoạt động nuôi trồng và có thể khiến cho tình trạng thiếu nguyên liệu tiếp tục căng thẳng trong năm 2012. Ngoài ra chất lượng vẫn sẽ tiếp tục là vấn đề gây lo ngại khi số lượng các lô hàng bị cảnh báo đặc biệt tại thị trường Nhật có chiều hướng gia tăng khiến cho quốc gia này phải áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn.

Chất lượng con giống thấp, điển hình là giống cá tra, tôm nước lợ, tỷ lệ sống rất thấp. Lượng con giống qua kiểm dịch chưa cao, đặc biệt là tôm giống, tôm bố mẹ hoàn toàn phụ thuộc vào khai thác tự nhiên và chất lượng chưa được chọn lọc đồng đều.

Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc bảo vệ trong nuôi trồng thủy sản đang gây ra thiệt hại lớn đối với nuôi trồng, lượng thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản của nước ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, giá cả bấp bênh… đã có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả nuôi trồng thủy sản. Hiện các mặt hàng thủy sản Việt Nam cũng chịu sự cạnh tranh lớn từ các nước trên thế giới. Do đó, việc bảo đảm về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và năng lực cạnh tranh cao là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với ngành thủy sản.

Do chất lượng chưa bảo đảm nên trong thời gian qua không ít lô hàng thuỷ sản của Việt Nam đã bị cảnh báo từ các nước nhập khẩu về lượng thuốc tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, chính điều này đang đặt Việt Nam trước nguy cơ bị mất đi nhiều thị trường lớn trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, Nhật và EU…

Nhìn chung năm 2012, ngành thủy sản Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều thách thức: về nguyên liệu đầu vào, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, khả năng cạnh tranh suy giảm. Trước tình hình chung của ngành thủy sản Việt Nam, công ty không tránh khỏi những khó khăn thách thức.

3.1.2. Định hướng phát triển của công ty trong việc xuất khẩu thủy sản sang

thị trường Nhật Bản năm 2012

Qua phân tích tình hình thị trường Nhật Bản cũng như dựa vào năng lực sản xuất của công ty và các thời cơ của ngành thủy sản, công ty đã đưa ra những chỉ tiêu về xuất khẩu sang thị trường Nhật như sau:

Bảng 3.1: Về giá trị xuất khẩu sang thị trường Nhật.

ĐVT - USD

(Nguồn: Công ty CP Hải sản Nha Trang)

3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản của

công ty CP Hải Sản Nha Trang sang thị trường Nhật Bản năm 2012 3.2.1. Các giải pháp Marketing

Hiện nay, công ty chưa có chiến lược Marketing lâu dài cho thị trường này, bởi vì chúng ta chưa thật sự hiểu rõ người tiêu dùng Nhật Bản về thủy sản để cung ứng cho họ những sản phẩm và hoạt động quảng cáo, khuyến mãi thích ứng. Để có được những chiến lược marketing thích hợp, vấn đề đầu tiên cần làm là: Nghiên cứu thị trường Nhật Bản. Mặt hàng Kim ngạch năm 2012 Tỷ trọng Tôm 2.090.000 55% Mực 1.368.000 36% Khác 342.000 9% Tổng 3.800.000 100%

Để thực hiện việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường Nhật với các thông tin về thị trường như các công ty buôn bán thủy sản, hệ thống phân phối thủy sản tại thị trường Nhật, các hoạt động xuất khẩu ở thị trường này trước hết cần phải có một bộ phận nghiên cứu thị trường tại đây. Nhiệm vụ của bộ phận này là:

 Tổ chức nghiên cứu nhu cầu về thủy sản của khách hàng theo các đơn đặt hàng.

 Thông tin về giá cả và các nguồn nhập khẩu vào thị trường Nhật, các thông tin khác về thị trường Nhật như tình hình đánh bắt thủy sản, cũng như tình hình đánh bắt của các quốc gia khác.

3.2.1.1.Giải pháp về sản phẩm

Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm: tôm, mực, cá, ghẹ

Đây là giải pháp nhằm tránh tình trạng như Công ty đã gặp phải trong thời gian qua, khi Công ty quá chú trọng vào sản xuất và xuất khẩu mặt hàng tôm. Đến khi có dịch bệnh khiến tôm chết hàng loạt, nguồn nguyên liệu khan hiếm, các mặt hàng khác do không được đầu tư đã không thể thay thế mặt hàng tôm làm cho doanh thu của công ty giảm. Bên cạnh đó việc đa dạng hóa sản phẩm còn giúp Công ty tân dụng được nguồn phế liệu để tái chế các sản phẩm phụ như phục vụ chăn nuôi…

Tôm: Để gia tăng chất lượng, giá trị sản phẩm, tôm nên được bảo quản dưới dạng IQF: sản phẩm tôm nguyên con, tôm còn vỏ bỏ đầu, các loại tôm bóc vỏ, tôm tẩm bột (HOSO, HLSO, PD, PTO), Sushi Ebi, Stretched PTO, Butterfly PTO, PDTO nấu chín. Cần phát triển công nghệ để có thể XK tôm tươi sống. Ngoài ra, còn có các loại tôm đông lạnh dưới dạng block.

Cá: Các loại cá tươi ướp đá như cá thu, các loại cá đông lạnh dạng IQF, các loại cá lớn như cá ngừ vây vàng, cá ngừ vằn,... Các loại cá đông lạnh dạng block, các loại cá khô, cá ướp muối, cá hun khói như cá cơm, cá chuồn, cá trích, cá lầm. Các mặt hàng cá GTGT như cá tẩm bột, chả cá.

Các loại nhuyễn thể chân đầu và chân bụng Các loại nhuyễn thể chân đầu:

Mực ống nguyên con, cắt khoanh, mực nhồi.

Bạch tuộc: nguyên con, cắt khúc.

Ghẹ: Nguyên con, cắt nửa, nấu chín, bỏ chân,…

Chất lượng sản phẩm

Nâng cao chất lượng sản phẩm trong khâu nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu là một mắt xích quan trọng trong quá trình sản xuất. Nếu nguồn nguyên liệu không tốt sẽ gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm.

Thực tế, những vụ kiện xảy ra đối với thủy sản Việt Nam về chất lượng sản phẩm đều bắt nguồn từ nguồn nguyên liệu. Trong khâu nuôi trồng, người nuôi trồng thủy sản đã sử dụng các loại thức ăn không đúng quy định bên cạnh đó còn sử dụng các loại thuốc phòng và chữa bệnh cho thủy sản không đúng chỉ dẫn khiến cho nguồn nguyên liệu thủy sản có dư lượng kháng sinh không cần thiết…

Vì vậy để đảm bảo yếu tố nguyên liệu đầu vào là nguyên liệu sạch thì Công ty cần có đội ngũ thu mua chuyên nghiệp, chuyên phụ trách các vấn đề thu

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản của công ty cổ phần hải sản nha trang sang thị trường nhật bản (Trang 78 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)