5. Kết cấu của đề tài
3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản của công ty CP
công ty CP Hải Sản Nha Trang sang thị trường Nhật Bản năm 2012 3.2.1. Các giải pháp Marketing
Hiện nay, công ty chưa có chiến lược Marketing lâu dài cho thị trường này, bởi vì chúng ta chưa thật sự hiểu rõ người tiêu dùng Nhật Bản về thủy sản để cung ứng cho họ những sản phẩm và hoạt động quảng cáo, khuyến mãi thích ứng. Để có được những chiến lược marketing thích hợp, vấn đề đầu tiên cần làm là: Nghiên cứu thị trường Nhật Bản. Mặt hàng Kim ngạch năm 2012 Tỷ trọng Tôm 2.090.000 55% Mực 1.368.000 36% Khác 342.000 9% Tổng 3.800.000 100%
Để thực hiện việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường Nhật với các thông tin về thị trường như các công ty buôn bán thủy sản, hệ thống phân phối thủy sản tại thị trường Nhật, các hoạt động xuất khẩu ở thị trường này trước hết cần phải có một bộ phận nghiên cứu thị trường tại đây. Nhiệm vụ của bộ phận này là:
Tổ chức nghiên cứu nhu cầu về thủy sản của khách hàng theo các đơn đặt hàng.
Thông tin về giá cả và các nguồn nhập khẩu vào thị trường Nhật, các thông tin khác về thị trường Nhật như tình hình đánh bắt thủy sản, cũng như tình hình đánh bắt của các quốc gia khác.
3.2.1.1.Giải pháp về sản phẩm
Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm: tôm, mực, cá, ghẹ
Đây là giải pháp nhằm tránh tình trạng như Công ty đã gặp phải trong thời gian qua, khi Công ty quá chú trọng vào sản xuất và xuất khẩu mặt hàng tôm. Đến khi có dịch bệnh khiến tôm chết hàng loạt, nguồn nguyên liệu khan hiếm, các mặt hàng khác do không được đầu tư đã không thể thay thế mặt hàng tôm làm cho doanh thu của công ty giảm. Bên cạnh đó việc đa dạng hóa sản phẩm còn giúp Công ty tân dụng được nguồn phế liệu để tái chế các sản phẩm phụ như phục vụ chăn nuôi…
Tôm: Để gia tăng chất lượng, giá trị sản phẩm, tôm nên được bảo quản dưới dạng IQF: sản phẩm tôm nguyên con, tôm còn vỏ bỏ đầu, các loại tôm bóc vỏ, tôm tẩm bột (HOSO, HLSO, PD, PTO), Sushi Ebi, Stretched PTO, Butterfly PTO, PDTO nấu chín. Cần phát triển công nghệ để có thể XK tôm tươi sống. Ngoài ra, còn có các loại tôm đông lạnh dưới dạng block.
Cá: Các loại cá tươi ướp đá như cá thu, các loại cá đông lạnh dạng IQF, các loại cá lớn như cá ngừ vây vàng, cá ngừ vằn,... Các loại cá đông lạnh dạng block, các loại cá khô, cá ướp muối, cá hun khói như cá cơm, cá chuồn, cá trích, cá lầm. Các mặt hàng cá GTGT như cá tẩm bột, chả cá.
Các loại nhuyễn thể chân đầu và chân bụng Các loại nhuyễn thể chân đầu:
Mực ống nguyên con, cắt khoanh, mực nhồi.
Bạch tuộc: nguyên con, cắt khúc.
Ghẹ: Nguyên con, cắt nửa, nấu chín, bỏ chân,…
Chất lượng sản phẩm
Nâng cao chất lượng sản phẩm trong khâu nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu là một mắt xích quan trọng trong quá trình sản xuất. Nếu nguồn nguyên liệu không tốt sẽ gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm.
Thực tế, những vụ kiện xảy ra đối với thủy sản Việt Nam về chất lượng sản phẩm đều bắt nguồn từ nguồn nguyên liệu. Trong khâu nuôi trồng, người nuôi trồng thủy sản đã sử dụng các loại thức ăn không đúng quy định bên cạnh đó còn sử dụng các loại thuốc phòng và chữa bệnh cho thủy sản không đúng chỉ dẫn khiến cho nguồn nguyên liệu thủy sản có dư lượng kháng sinh không cần thiết…
Vì vậy để đảm bảo yếu tố nguyên liệu đầu vào là nguyên liệu sạch thì Công ty cần có đội ngũ thu mua chuyên nghiệp, chuyên phụ trách các vấn đề thu mua nguyên liệu cho Công ty. Bên cạnh đó để có thể kiểm soát tốt hơn đối với nguồn nguyên liệu, Công ty có thể kí hợp đồng lâu dài với những người nuôi trồng thủy sản, chuyên cung cấp nguyên liệu cho Công ty. Với vấn đề này, công ty cần đứng ra cung cấp giống, kĩ thuật và có thể hỗ trợ vốn cho người nuôi trồng. Công ty có thể theo dõi sát sao và có những điều chỉnh thích hợp để đảm bảo cả về số lượng và chất lượng nguồn nguyên liệu.
Nâng cao chất lượng sản phẩm trong khâu chế biến
Công ty cần liên tục đào tạo huấn luyện, nâng cao tay nghề cho các công nhân viên trực tiếp sản xuất và đội ngũ KCS kiểm định chất lượng. Không ngừng đầu tư, cải tiến máy móc, nhà xưởng phục vụ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động.
Giải pháp về nhãn hiệu sản phẩm
Để đẩy mạnh việc xuất khẩu của mình, Công ty phải đặc biệt chú trọng tìm hiểu các quy định của thị trường Nhật Bản về việc đóng gói và dán nhãn mác sản phẩm. Khi đó sản phẩm của Công ty dễ dàng thâm nhập vào thị trường bán lẻ của Nhật Bản. Khắc phục tình trạng hiện nay, sản phẩm của Công ty khi xuất sang Nhật, được các nhà nhập khẩu Nhật Bản phân phối cho người tiêu dùng với thương hiệu của họ, dẫn tới người Nhật không được biết tới thương hiệu của
Công ty. Hơn nữa, tính cạnh tranh của sản phẩm sẽ giảm. Do qua nhiều khâu trung gian nên giá bán sẽ tăng và không mang lại lợi nhuận cao cho Công ty.
Theo các quy định của thị trường Nhật Bản thì nhãn hàng hoá hải sản và thực phẩm chế biến phải được in bằng tiếng Nhật và tuân thủ theo các luật và quy định sau đây
- Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác hàng nông lâm sản. - Luật an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Luật đo lường.
- Luật bảo vệ sức khoẻ.
- Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên.
- Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm.
- Luật bảo vệ sở hữu trí tuệ (ví dụ Luật tránh cạnh tranh không lành mạnh, Luật về bằng sáng chế).
Khi xuất khẩu sang thị trường Nhật thì công ty cần phải chú ý cung cấp đầy đủ các thông tin về hàng hóa phù hợp với Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác nông lâm sản, và các quy định tương tự đối với thực phẩm chế biến được đóng gói trong container theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản cho nhà nhập khẩu: (1) tên sản phẩm,(2) thành phần, (3) hàm lượng, (4) ngày hết hạn sử dụng, (5) cách thức bảo quản, (6) nước xuất xứ.
- Tên sản phẩm
Tên của sản phẩm phải được in trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hoá
và nhãn mác nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm của Nhật. - Thành phần thực phẩm
Các thành phần của sản phẩm phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần từ thành phần có hàm lượng cao nhất đến thấp nhất trên nhãn mác phù hợp với Luật
tiêu chuẩn hoá và nhãn mác nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. - Phụ gia thực phẩm
Tên của các chất phụ gia được sử dụng phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần từ chất có hàm lượng cao nhất đến thấp nhất trên nhãn mác phù hợp với Luật
ghi rõ trên nhãn: bột ngọt, chất chống ôxy hóa, phẩm nhuộm nhân tạo, chất tạo màu, chất bảo quản, chất làm trắng, chất làm dày/ ổn định/ chất làm đông/ các chất cô đặc, các chất trị nấm và chất chống mối mọt.
Để có thêm các thông tin chi tiết về cách thức sử dụng và tiêu chuẩn đối với các chất phụ gia, Thông báo số 370 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản “Tiêu chuẩn đối với thực phẩm và phụ gia thực phẩm” quy định hàm lượng tối đa cho phép đối với các chất phụ gia được phép sử dụng đối với từng loại thực phẩm. Các quy định và tiêu chuẩn phù hợp với Luật an toàn vệ sinh
thực phẩm (Thông báo MHLW số 370) cũng yêu cầu hàm lượng nitrat natri.
- Ngộ độc thực phẩm
Để tránh các rủi ro nguy hại tới sức khỏe người tiêu dùng liên quan đến vấn đề ngộ độc thực phẩm, luật của Nhật Bản quy định các thành phần cụ thể được chỉ rõ trong Biểu đồ cần được dán nhãn phù hợp với Luật an toàn vệ sinh thực
phẩm. Việc dán nhãn thành phần thực phẩm là yêu cầu bắt buộc đối với các sản phẩm có chứa tôm cua. Nếu các thành phần thực phẩm này đã được liệt kê trong danh sách thành phần chính, không cần thiết phải thực hiện thêm các hoạt động khác. Nếu tên của các thành phần trên nhãn sản phẩm không chỉ rõ các thành phần cụ thể, cần phải dán nhãn riêng đối với các thành phần thực phẩm.
Biểu đồ 3.1: Các nguyên liệu thực phẩm có liên quan đến vấn đề dán nhãn tránh ngộ độc thực phẩm
- Trọng lượng thành phần thực phẩm
Nhà xuất khẩu cần cung cấp đầy đủ các thông tin về trọng lượng cũng như thành phần có trong thực phẩm cho nhà nhập khẩu. Sản phẩm cần được ghi rõ trọng lượng, sự khác biệt giữa trọng lượng thực của sản phẩm và con số ghi trên nhãn chỉ trong giới hạn cho phép.
- Hạn sử dụng
Hạn sử dụng của sản phẩm theo từng cách thức bảo quản sản phẩm cần được ghi rõ trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản
phẩm nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhãn hạn sử dụng cần có
chứa các thông tin: ngày hết hạn sử dụng và hạn sử dụng tốt nhất (“best by”). Ngày hết hạn sử dụng được áp dụng đối với các loại thực phẩm mà chất lượng sản phẩm sẽ giảm nhanh chóng trong vòng năm ngày kể từ ngày hết hạn. Hạn sử dụng tốt nhất được áp dụng đối với các loại thực phẩm mà chất lượng sản phẩm không thay đổi trong vòng năm ngày tương ứng.
- Cách thức bảo quản sản phẩm
Cách thức bảo quản sản phẩm đảm bảo giữ nguyên hương vị của thực phẩm cho đến hạn “sử dụng tốt nhất” phải được chỉ rõ trên nhãn phù hợp với Luật tiêu
chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực
phẩm. Các sản phẩm thực phẩm cần dán nhãn ngày hết hạn sử dụng cần ghi rõ “bảo quản dưới 100C” trong khi các sản phẩm cần dán nhãn hạn sử dụng tốt nhất cần ghi rõ “Tránh ánh nắng mặt trời, giữ theo nhiệt độ trong phòng”… Tuy nhiên, đối với những sản phẩm có thể giữ theo nhiệt độ trong phòng, không cần thiết phải dán nhãn cách thức bảo quản sản phẩm.
- Thông tin dinh dưỡng
Các thành phần dinh dưỡng và hàm lượng calo cũng cần được ghi rõ trên nhãn hải sản và thực phẩm chế biến phù hợp với các tiêu chuẩn về dán nhãn dinh dưỡng. Các thông tin bắt buộc bao gồm thành phần dinh dưỡng, cơ cấu thành phần (ví dụ, các loại axit amin trong protein) và loại thành phần thực phẩm (ví dụ, các loại axit béo có trong chất béo). Nếu nhãn chỉ có thông tin chung như “vitamin” thay vì ghi rõ tên các chất dinh dưỡng cụ thể, cần ghi rõ thành phần thực phẩm.
Các thành phần thực phẩm cần được ghi theo thứ tự và đơn vị như sau Hàm lượng calo (kcal hoặc kilocalo)
Protein (g hoặc gram) Chất béo (g hoặc gram)
Hy-đrát các-bon (g hoặc gram) Natri
Các thành phần dinh dưỡng khác cần ghi trên nhãn
Bộ Y tế Nhật Bản cũng quy định tiêu chuẩn dán nhãn đối với các thành phần dinh dưỡng và thông tin cần được làm nổi bật. Nhãn mác của các loại thực phẩm dinh dưỡng hoặc các sản phẩm ăn kiêng phải tuân theo các tiêu chuẩn tương ứng và cần có giấy chứng nhận.
- Bao bì và đóng gói
Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên yêu cầu dán nhãn nhằm phục vụ việc phân loại rác container và bao gói. Các sản phẩm nhập khẩu đáp ứng các điều kiện dưới đây phải dán nhãn để phân loại rác theo quy định của luật.
Khi có các chỉ dẫn hành chính đối với nguyên liệu và cấu trúc của container và bao gói và sử dụng thương hiệu cho sản phẩm nhập khẩu.
Khi container và bao gói của sản phẩm nhập khẩu được in, dán nhãn hoặc chạm khắc bằng tiếng Nhật.
Khi hai loại container và bao gói dưới đây được sử dụng cho các sản phẩm ngũ cốc, một trong hai loại nhãn hoặc cả hai loại nhãn dưới đây phải được dán trên một mặt hoặc hơn một mặt của container và bao gói theo định dạng đã được quy định.
- Mô tả sản phẩm
Mô tả sản phẩm sai hoặc dễ gây hiểu lầm bị cấm bởi Luật bảo vệ sức khỏe,
Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm và các luật và
quy định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ, Luật chống cạnh tranh không
lành mạnh, Luật thương hiệu). Các luật này được áp dụng cho tất cả các sản phẩm, không giới hạn với các sản phẩm thực phẩm.
Về các loại sản phẩm bán trực tiếp cho người tiêu dùng được đóng gói bởi công ty cần chú ý việc dán nhãn theo quy định và phong tục tập quán của thị trường Nhật. Đối với các sản phẩm dùng ngay, cần chú ý thiết kế bao bì thuận tiện khi sử dụng, từ việc bảo quản đến mở bao, sơ chế , sử dụng và làm vệ sinh.
3.2.1.2.Giải pháp về giá
Do các đặc điểm của nguồn cung ứng nguyên liệu của Công ty và các đặc điểm cạnh tranh tại thị trường Nhật, nên chiến lược giá của Công ty khi xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
- Sản lượng thu hoạch, có thể ảnh hưởng bởi thời tiết, mùa vụ và các yếu tố khác như tình hình thu mua, các chính sách của nhà nước.
- Tình hình thu hoạch tại thị trường Nhật cũng như tại các ngư trường trên thế giới.
- Dự trữ hàng của các doanh nghiệp Nhật.
Các căn cứ để xác định giá cả khi xuất khẩu sang thị trường Nhật:
- Chi phí: Chi phí mua nguyên vật liệu sản phẩm, chi phí vận chuyển, sơ chế, bảo quản, đóng gói, những chi phí trong thủ tục về XK, chi phí vận chuyển và chi phí đưa hàng tới Nhật.
Vì vậy để giá thành sản phẩm thấp thì Công ty phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu đảm bảo yêu cầu về chất lượng, giá mua thấp để giảm chi phí đầu vào.
- Tình hình cạnh tranh: Căn cứ vào giá bán của các công ty XK trong và ngoài nước của mặt hàng cùng loại.
- Căn cứ vào cảm nhận của khách hàng: phải nghiên cứu để nắm được cảm nhận của khách hàng về sản phẩm của Công ty trên nhiều mặt như chất lượng, mức độ đảm bảo những thỏa thuận về thực hiện hợp đồng.
- Do đặc điểm Công ty là một công ty nhỏ nên việc định giá phải quan tâm nhiều tới chi phí. Vì vậy Công ty cần chú ý tới việc xây dựng nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu.
- Chiến lược giá cần chú ý nhằm kích thích việc mua của khách hàng, như giá bán lưu ý số lượng mua ít hoặc nhiều, giá bán chú ý đến kỳ hạn thanh toán tiền, giá bán chú ý đến hợp đồng dài hạn hoặc ngắn hạn.
3.2.1.3.Giải pháp nhằm phân phối thủy sản vào thị trường Nhật
Xuất khẩu thủy sản của Công ty qua thị trường Nhật chủ yếu phải qua thị trường bán buôn, rồi sau đó mới tới được những nhà bán lẻ, làm cho chi phí tăng dẫn đến giá bán lẻ tăng, làm giảm mức độ cạnh tranh. Những nguyên nhân để dẫn đến tình trạng này là:
- Tình hình chung của ngành thủy sản, đó là thủy sản Việt Nam chưa có uy tín cao trên thị trường Nhật Bản. Đặc biệt gần đây có một số vụ hàng hóa bị trả lại do không đạt yêu cầu.
- Có nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước cùng xuất khẩu vào thị