Thị trường tiêu thụ thủy sản tại Nhật Bản

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản của công ty cổ phần hải sản nha trang sang thị trường nhật bản (Trang 52 - 97)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.3. Thị trường tiêu thụ thủy sản tại Nhật Bản

1.3.3.1.Hệ thống tiêu thụ

Tại Nhật Bản, ít nhất 70% sản phẩm thuỷ sản được phân phối thông qua TT bán buôn, nhưng hầu hết thuỷ sản đông lạnh NK như cá ngừ, tôm, cá hồi đông lạnh được phân phối theo các kênh chuyên biệt.

Có hai loại chợ bán buôn thuỷ sản được điều chỉnh bằng luật TT bán buôn thuỷ sản gồm Chợ bán buôn trung ương (chợ phục vụ cho trên 20 vạn dân, do Tổng cục thuỷ sản quản lý và Chợ bán buôn địa phương (do tỉnh, thành phố quản lý). Ngoài ra, ở Nhật Bản còn có chợ cá quy mô nhỏ nhưng không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thủy sản (Nguồn: www.fistenet.gov.vn).

1.3.3.2.Xu hướng tiêu thụ

Các mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất lần lượt là cá ngừ, tôm, mực ống, cá tráp và cá hồi.

Xét về lượng hàng tiêu thụ, xu hướng nghiêng về các sản phẩm hải sản, nhất là cá biển (cá nổi), tiếp theo là nhuyễn thể có vỏ, cá đáy, giáp xác và cá biển khác. Loại sản phẩm được tiêu thụ mạnh hơn cả là các sản phẩm cá chế biến và cá tươi, các sản phẩm đông lạnh có mức tiêu thụ thấp hơn. Một số mặt hàng truyền thống của người Nhật được tiêu thụ mạnh và phải dựa nhiều vào nguồn NK vì cung cấp trong nước không đủ đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao như sản phẩm “Sashimi” và “Sushi” từ cá ngừ, cá chình, cá song hay tôm, mực, bạch tuộc. Nhật Bản là TT tiêu thụ sản phẩm tôm “sushi” và cá ngừ “sashimi” lớn nhất thế giới. Sushi và Sashimi là các món ãn truyền thống được ưa thích nhất của người dân Nhật Bản.

Ngoài ra, sản phẩm truyền thống được ưa thích ở Nhật Bản còn phải kể đến là “surimi” và các sản phẩm chế biến từ “surimi”, cũng được tiêu thụ với khối lượng rất lớn. Đây là các sản phẩm được chế biến từ thịt cá xay hoặc thịt tôm xay làm thành các mặt hàng như giả tôm, giả cua, chả cá hay các loại bánh cá khác….

1.3.4. Những điều cần lưu ý khi xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản

 Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản rất đa dạng nhưng rất tinh tế, vừa mang đậm nét văn hoá Á Đông có truyền thống lâu đời, vừa có tính đô thị hiện đại nên họ đặt ra các tiêu chuẩn cao về hình thức sản phẩm kèm theo những quy định ngặt nghèo về chất lượng về kích cỡ, cách đóng gói, hình thức bao bì. Khách hàng Nhật bản chú trọng đặc biệt đến độ tươi của sản phẩm, đây là điều cần hết sức lưu ý.

 Người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm đến mức độ tiện ích của sản phẩm. Xuất phát từ mức sống có thu nhập cao nên người Nhật thường đòi hỏi rất khắt

khe về chất lượng sản phẩm bao gồm cả vấn đề vệ sinh, hình thức và dịch vụ hậu mãi.

 Người Nhật quan tâm ngày càng nhiều đến vấn đề môi trường nguồn lợi, nguồn gốc của sản phẩm.

 Ở Nhật Bản, thường người phụ nữ thường đảm nhận công việc nội trợ nên họ rất hay chú ý đến mẫu mã hàng hoá và sự thay đổi giá cả. Do vậy, muốn thâm nhập TT Nhật Bản, các sản phẩm phải đa dạng về chủng loại, phong phú về mầu sắc và có chiến lược giá cả thích hợp.

 Các cửa hàng đang liên tục cải tiến cách đóng gói thực phẩm làm sao vừa đẹp, vừa đơn giản, gói kích cỡ nhỏ vừa phù hợp với túi tiền người tiêu dùng cho bữa ăn hàng ngày của gia đình ít người, vừa tiết kiệm được chỗ trưng bày.

 Hàng hoá chất lượng tốt và ổn định là điều người Nhật luôn mong đợi. Tuy vậy, người Nhật cũng rất nhạy cảm với giá tiêu dùng hàng ngày.

 Khi XK hàng vào TT Nhật Bản cần phải biết rõ và tuân thủ các quy định khắt khe của TT về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo quy định của Luật thương mại Nhật Bản, nhìn chung bất kỳ loại thực phẩm nào cũng đều được phép NK vào Nhật Bản, miễn là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây hại tới sức khoẻ con người.

 Các mặt hàng thực phẩm NK vào Nhật Bản phải đáp ứng đủ các quy định và thủ tục kiểm tra nghiêm ngặt mới được phép NK. Các nhà XK phải chứng minh được các mặt hàng này không gây hại đến các loài động, thực vật trong nước của Nhật Bản theo các quy định cụ thể của luật đối với từng mặt hàng. Một số mặt hàng nằm trong diện quản lý NK thì phải theo quy định của Luật ngoại hối và ngoại thương yêu cầu quota NK, giấy phép NK hoặc được sự đồng ý trước của bộ trưởng phụ trách chuyên ngành.

 Đối với một số trường hợp, công văn đề nghị quota NK và giấy phép NK được tiến hành đồng thời, nếu không được phân bổ quota thì mặt hàng đó sẽ không được phép NK vào Nhật Bản.

Kể từ ngày 3/2/2004, Nhật Bản quy định 8 mặt hàng thực phẩm hải sản và một số động thực vật sống theo mã HS trong biểu thuế NK của Nhật nằm trong diện hạn ngạch NK. Các mặt hàng này gồm: cá đánh bắt ở vùng biển Nhật Bản

(cá trích, cá tuyết, cá ngừ vây vàng, cá thu, cá xác đin, cá sòng, cá thu đao); một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ như sò, điệp, trai; mực ống, rong biển ăn được (kể cả các chế phẩm).

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý về các kênh phân phối thuỷ sản NK của Nhật Bản để đàm phán khéo léo, hợp lý với các đối tác NK về giá cả hợp đồng, đặc biệt đối với kênh phân phối tôm cua sống/tươi/ướp đá, nếu các nhà NK lựa chọn theo kênh phân phối không qua TT bán buôn mà đến thẳng các khu tiêu thụ (siêu thị, nhà hàng…) theo các hợp đồng ký kết trực tiếp thì thời gian lưu thông hàng nhanh hơn và ít bị rủi ro. Tôm đông lạnh thường theo kênh phân phối này, các nhà NK cũng không bị phí tổn vào dịch vụ giao dịch vận chuyển, thuê kho lạnh, bến bãi thông qua kênh TT bán buôn. Hơn nữa người Nhật rất chú trọng chữ tín, nên các doanh nghiệp XK thuỷ sản vào Nhật Bản cần tuân thủ hợp đồng và thực hiện giao hàng đúng thời hạn. Cần mua bảo hiểm để tránh rủi ro khi hàng bị kiểm tra, nếu không đủ tiêu chuẩn NK, thì phải bị xử lý.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN NHA TRANG 2.1. Khái quát về công ty CP Hải sản Nha Trang

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty

Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang được thành lập và chính thức đi vào hoạt động quý IV năm 1999 ( trước đây là công ty F115).

Tên thương hiệu của công ty là: Nha Trang FISCO. Địa chỉ: 194 Lê Hồng Phong – Nha Trang – Khánh Hòa. Điện thoại: (84)058. 388 1548 / 058.388. 4049.

Fax: (84)058.884 158.

Email: Fisco@hcm.vnn.vn / Sale@nhatrangfisco.com. Website: www.nhatrang.fisco.com.

Giám đốc: Ông Trần Quốc Nam.

Phó giám đốc: Ông Nguyễn Phương Đông.

Công ty CP Hải sản Nha Trang là công ty Cổ phần tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005. Nguồn vốn của công ty là nguồn vốn góp của các thành viên cùng nhau chia lợi nhuận và cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty (nếu có) trong phạm vi cổ phần của mình sở hữu.

Việc di dời trụ sở của công ty trong địa bàn tỉnh phải được hội đồng quản trị quyết định và cơ quan có thẩm quyền cho phép. Nếu di dời ra ngoài địa bàn tỉnh phải được đại hội đồng cổ đông quyết định, nơi sở tại chấp nhận và đăng kí theo luật định.

Công ty sẽ xin đặt cơ sở sản xuất, chi nhánh, đại lý, văn phòng giao dịch, gian hàng trưng bày mẫu để giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước tại Nha Trang - Khánh Hòa trong thời gian tới trong điều kiện được chấp nhận theo quy định của Nhà nước.

Thời gian hoạt động của công ty là 50 năm. Việc giải thể công ty trước thời hạn hay gia hạn thời gian hoạt động của công ty sẽ do Đại hội đồng cổ đông quyết định và được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Vốn điều lệ của công ty khi mới thành lập là 5 tỷ đồng, số vốn này được chia thành 1.000 cổ phiếu, trị giá mỗi cổ phiếu là 5 triệu đồng. Đến năm 2002, số vốn này tăng lên 10 tỷ đồng và theo số liệu mới của công ty thì số vốn điều lệ là 15 tỷ đồng. Vốn của công ty đã được điều chỉnh theo sát tình hình từng thời kỳ để đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông và đáp ứng yêu cầu kinh doanh của công ty.

Khi vốn của công ty tăng hoặc giảm phải do Đại hội đồng cổ đông quyết định và đến Sở kế hoạch và Đầu tư để đăng kí. Các sáng lập viên công ty phải đăng kí mua toàn bộ cổ phiếu theo vốn điều lệ khi thành lập. Số tiền góp vốn của những người mua cổ phiếu phải được gửi vào tài khoản phong tỏa của một ngân hàng kèm theo danh sách và số tiền đã góp được ngân hàng cấp giấy chứng nhận. Số tiền này chỉ được lấy ra khi Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động 2.1.2.1.Chức năng

Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính. Mục đích kinh doanh của công ty là chế biến thủy hải sản xuất khẩu.

2.1.2.2.Nhiệm vụ

Bước đầu tổ chức thu mua và chế biến nguyên vật liệu sau đó đẩy mạnh sản xuất chế biến các mặt hàng tinh chế tiêu chuẩn cao cấp như: tôm tẩm bột, tôm PTO luộc, mực sushi, mực tẩm bột, chả giò rế, ghẹ chân bơi tẩm bột bạch tuộc và các loại hải sản tinh chế cao cấp khác đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất đi Mỹ, Nhật…

Công ty còn được thành lập nhằm mục tiêu thu mua, kinh doanh, sản xuất, chế biến các mặt hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, tiêu thụ nguyên liệu.

2.1.2.3.Nguyên tắc hoạt động

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông được triệu tập để tiến hành các thủ tục thành lập, thảo luận thông qua điều lệ của công ty.

Đại hội đồng cổ đông thành lập phải có ít nhất cổ đông đại diện cho 75% vốn điều lệ của công ty và được biểu quyết theo số phiếu quá bán. Trong trường hợp triệu tập lần thứ nhất không đạt túc số thì triệu tập lần hai, giữ nguyên chương trình nghị sự và không xét đến túc số đại hội vẫn hợp lệ.

Đại hội đồng bất thường được triệu tập khi có nhóm thành viên đại diện cho ít nhất 25% vốn điều lệ yêu cầu. Đại hội đồng cổ đông thường kì do Chủ tịch hội đồng quản trị triệu tập một năm một lần khi kết thúc một năm tài chính hoặc bất kì lúc nào mà Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc kiểm soát viên thấy cần để giải quyết các công việc kinh doanh của công ty trong khuôn khổ điều lệ gồm những việc chủ yếu sau

 Quy định phương hướng nhiệm vụ phát triển của công ty và công việc kinh doanh, hàng năm thảo luận và thông qua bảng tổng kết tài chính xem xét việc phát triển vốn và cổ phiếu.

 Bầu, bãi, miễn thành viên Hội đồng quản trị và kiểm soát viên công ty.  Quyết định số lợi nhuận chia cho các cổ đông phân chia trách nhiệm về các thiệt hại xảy ra đối với các công ty trong kinh doanh.

 Xem xét quyết định các giải pháp khắc phục các biến động lớn về tài chính của công ty.

 Xem xét sai phạm của Hội đồng quản trị gây thiệt hại cho công ty.

 Quyết định gia hạn hay giải thể công ty trước thời hạn. Điều kiện để Đại hội đồng cổ đông thường kì hợp lệ là khi số cổ đông hiện diện phải đại diện cho ít nhất 75% mức vốn điều lệ trên tổng số.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý 2.1.3.1.Sơ đồ tổ chức công ty 2.1.3.1.Sơ đồ tổ chức công ty

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức công ty

(Nguồn: Công ty CP Hải Sản Nha Trang)

2.1.3.2.Phân công trong bộ máy quản lý của công ty

 Hội đồng quản trị (HĐQT)

Là cơ quan quản lý công ty do Đại hội đồng bầu ra và thay mặt cho Hội đồng cổ đông giữa hai kì đại hội.

Có năm thành viên, chủ tịch và phó chủ tịch Hội đồng quản trị được bầu trong số năm thành viên trên. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu ra theo thể thức tín nhiệm biểu quyết quá bán trên số thành viên dự họp.

Hội đồng quản trị

Phó giám đốc tài chính Phó giám đốc kinh doanh

Văn phòng đại diện Phòng Kế Toán Phòng Tổ chức Phòng Kinh doanh Quản đốc phân xưởng Cơ điện Tổ cấp dưỡng Kho vật tư Y tế công ty Tạp vụ, tiếp tân Tổ lái xe Đội bảo vệ Kho thành phẩm Tổ thu mua Giám đốc

Quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng quản trị

- Có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi việc liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty.

- Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho công ty.

- Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người được ủy quyền thay mặt công ty trước cơ quan nhà nước và các đơn vị kinh tế khác.

- Chấp hành điều lệ công ty và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, đề nghị Đại hội đồng cổ đông bổ sung sửa đổi điều lệ khi cần thiết.

- Thông qua các vấn đề tăng giảm cổ phần, mệnh giá cổ phiếu, tham gia liên doanh đầu tư mới để trình ra Đại hội đồng.

- Lập quy chế, quản trị công ty, cử đại diện giữ các chức vụ quản lý hay quản trị công ty.

- Thông qua các quy chế lao động, tiền lương, thưởng phạt và các chế độ phúc lợi trên cơ sở chấp hành luật pháp nhà nước.

Giám đốc

Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, quyết định. Giám đốc là người điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm được giao.

Chức năng

- Lãnh đạo, điều hành công ty thực hiện các nghị quyết của HĐQT, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước HĐQT về hoạt động của công ty và các đơn vị trực thuộc.

- Do HĐQT bổ nhiệm và bãi nhiệm, chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả và hiệu quả kinh doanh trước HĐQT.

- Điều hành giám sát, kiểm tra hoạt động của công ty Nha Trang FISCO. - Đại diện hợp pháp cho công ty để ký kết tất cả các hợp đồng hay văn bản cam kết kinh tế, hành chính khác phù hợp với pháp luật nhà nước Việt Nam.

Nhiệm vụ

- Lập dự báo các chiến lược phát triển, quy chế, chính sách dài hạn liên quan đến các hoạt động của công ty trình HĐQT xem xét, phê duyệt.

- Tổ chức và duy trì các điều kiện công tác, điều kiện môi trường làm việc tốt nhất để đạt hiệu quả kinh tế, đảm bảo đời sống và phát triển cán bộ nhân viên công ty.

- Đảm bảo các quy chế chính sách chế độ lao động phù hợp theo pháp luật Việt Nam.

- Quyết định và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự, tuyển dụng, kí hợp đồng lao động và bổ nhiệm, bãi nhiệm, quyết định mức lương, phê duyệt bảng thanh toán lương, trợ cấp của công ty.

Phó giám đốc

Chức năng

- Phối hợp và giúp đỡ giám đốc trong việc tổ chức, triển khai các quyết định, nghị quyết, các chỉ đạo của HĐQT, điều lệ và các vấn đề khác của công ty.

- Tham mưu cho giám đốc trong việc đề ra các chính sách, mục tiêu, kế hoạch phát triển của công ty và cho các đơn vị trực thuộc công ty.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản của công ty cổ phần hải sản nha trang sang thị trường nhật bản (Trang 52 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)