5. Kết cấu của đề tài
1.2.1. Tình hình thị trường thủy sản thế giới
- Thị trường trao đổi thủy sản của các nước trên thế giới rất rộng lớn bao gồm 195 nước xuất khẩu và 180 nước nhập khẩu. Trong đó có nhiều quốc gia vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu như Mỹ, Anh, Pháp…
- Tiêu dùng thủy sản toàn cầu đã tăng mạnh từ mức trung bình 9,9 kg trong thập kỉ 1960 lên 14,4 kg trong thập kỉ 1990 và 16,7 kg năm 2006. Năm 2010, lượng tiêu thụ thủy sản trung bình mỗi người là 18,4kg.
- Theo số liệu của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), thủy sản hiện đang là mặt hàng thực phẩm được tiêu thụ mạnh nhất với khoảng 102 tỉ đô la năm 2008. Cũng theo số liệu của FAO thì từ nay cho đến năm 2015, tiêu thụ thủy sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 0,8%/năm, tổng nhu cầu thủy sản và các sản phẩm thủy sản sẽ tăng khoảng 2,1%/năm.
Như vậy có thể thấy nhu cầu tiêu thụ thủy sản thế giới năm 2011 tăng so với năm 2010, và tiếp tục tăng vào năm 2012. Đây là một điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường thế giới, nhất là với các thủy sản nuôi trồng như tôm, cá tra, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cá ngừ…
- Trong năm 2011, nguồn cung thủy sản gặp không ít khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngành thủy sản Nhật bị đe dọa sau thảm họa kép động động đất, sóng thần, ngành tôm Thái Lan và Việt Nam thiệt hại nặng nề do lũ lụt và dịch bệnh, ngành cá da trơn chịu ảnh hưởng bởi chi phí đầu vào, thức ăn, con giống...Bên cạnh đó, một số nước xuất khẩu tôm lớn như Trung Quốc,
Indonesia cũng gặp nhiều khó khăn do thời tiết và dịch bệnh. Ngành cá da trơn của Mỹ bị tác động bởi lũ lụt ở Mississippi năm 2011 khiến cho sản lượng giảm 39% so với năm 2010. Theo như dự báo của các chuyên gia thì nguồn cung thủy sản năm 2012 có khả năng sẽ tiếp tục thiếu.
- Theo báo cáo của FAO, thủy sản nuôi hiện là nguồn cung cấp đạm động vật tăng trưởng nhanh nhất của thế giới và đáp ứng gần một nửa sản lượng thủy sản tiêu thụ toàn cầu.
Báo cáo nuôi trồng thủy sản thế giới năm 2010 cho thấy, sản lượng thủy sản nuôi của thế giới đã tăng hơn 60% từ 32,4 - 52,5 triệu tấn trong giai đoạn 2000 - 2008. Và dự kiến trong năm 2012, thủy sản nuôi sẽ đáp ứng hơn 50% lượng tiêu thụ thủy sản của thế giới.
Trước tình hình sản lượng thủy sản khai thác toàn cầu đang sụt giảm trong khi dân số ngày càng bùng nổ thì nuôi trồng thủy sản được cho là có tiềm năng lớn nhất trong tương lai và có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm có chất lượng và an toàn.
Hiện, thủy sản nuôi đang góp phần giảm nghèo và cải thiện an ninh lương thực ở nhiều khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản phát triển không đồng đều ở các khu vực. Châu Á - Thái Bình Dương được xem là khu vực có ảnh hưởng nhất về nuôi trồng thủy sản của thế giới. Trong số 15 nước nuôi trồng thủy sản đứng đầu thế giới, có 11 nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Một số nước dẫn đầu về sản lượng nuôi trồng một số loài chính như Trung Quốc dẫn đầu về cá chép; Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ chiếm ưu thế về tôm cỡ nhỏ và cỡ lớn; Na Uy và Chilê dẫn đầu về sản xuất cá hồi.
Theo FAO: tại Mỹ, chế biến cá da trơn trong tháng 1/2012 đạt 25,8 triệu tấn giảm 26% so với tháng 1/ 2011. Giá trung bình cá da trơn là 2,25 USD/pound, giảm 0,13 cent so với tháng 12/2011 và tăng 31,17% so với cùng kỳ năm 2011. Tiêu thụ cá da trơn chế biến đạt 13,4 triệu pound trong tháng 1/2012, giảm 26% so với tháng 1/2011; tiêu thụ cá da trơn tươi đạt 4,92 triệu pound, giảm 22% và chiếm 37% tổng lượng tiêu thụ cá da trơn; tiêu thụ cá da trơn đông lạnh đạt 8,5 triệu pound, giảm 28% và chiếm 63% tổng lượng tiêu thụ cá da trơn.
So với tháng 1/2011, giá trung bình cá da trơn tươi và đông lạnh tháng 1/2012 là 3,43 USD/pound, tăng 59 cent; giá cá da trơn tươi là 3,45 USD/pound, tăng 76 cent; giá cá da trơn tươi đông lạnh nguyên con là 2,44 USD/pound, tăng 54 cent và giá cá da trơn phi lê tươi là 4,73 USD/pound, tăng 1,26 USD/pound.
Tại Nhật Bản, giá tôm he HLSO ngày 12/2/2012 khá ổn định so với đầu tháng, riêng giá tôm he HLSO xuất xứ Ấn Độ cỡ 8/12 giảm 0,64 USD/block (block 2kg). Trong tuần, giá tôm sú HLSO xuất xứ Ấn Độ cỡ 13/15 và tôm cùng loại xuất xứ Indonesia cỡ 16/20 cùng giảm 0,26 – 0,64 USD/block. Riêng giá tôm xuất xứ Việt Nam cỡ 16/20 lại tăng 0,64 USD/block (block 1,8 kg). Giá tôm thịt xuất xứ Indonesia cỡ 41/50, 51/60, 71/90, 90/100 giảm nhẹ từ 0,39 – 0,64 USD/block (block 1,8 kg) so với tuần trước đó.
Bảng 1.1: Giá tôm của một số nước tại Nhật Bản ngày 12/2/2012
ĐVT-USD
Loại tôm Tôm he HLSO Tôm sú HLSO (block 1,8 kg)
Kích cỡ (con/pound) Xuất xứ Ấn Độ (Block 2kg) Xuất xứ Inđônêxia (Block 1,8kg) Xuất xứ Việt Nam Xuất xứ Ấn Độ Xuất xứ Inđônêxia 8 – 12 43,86 42,57 41,28 - 42,57 13 – 15 37,41 39,34 32,89 31,60 33,54 16 – 20 28,38 27,73 26,44 18,70 21,93 21 – 25 22,57 22,57 24,25 20,64 25,15 26 – 30 19,99 19,35 21,93 19,35 22,57 31 – 40 16,77 18,06 16,77 18.70 41 – 50 15,48 15,48 - 14,83 16,77
Loại tôm Tôm (thịt – Peeled)
Xuất xứ Trung Quốc Xuất xứ Inđônêxia
Kích cỡ
(con/pound) Giá thấp Giá cao Giá thấp Giá cao
25,80 25,80 27,09 19,99 20,64 41-50 21,93 23,22 18,70 18,70 51-60 20,64 21,28 18,06 18,70 61-70 19,35 19,99 17,41 17,41 71-90 18,06 19,35 15,48 16,12 91-100 15,48 15,48 14,83 15,48 (Nguồn: Fis.com)