5. Kết cấu của đề tài
2.2.1.4. Cơ cấu sản phẩm của công ty
Công ty vẫn tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng truyền thống như tôm, mực, cá, chả giò… , đây là những mặt hàng chủ lực của công ty trong nhiều năm qua, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3 : Bảng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty từ năm 2007-2011
Sl( Tấn) Tỷ trọng SL(tấn) Tỷ trọng SL(tấn) Tỷ trọng SL(tấn) Tỷ trọng Sl( tấn) Tỷ trọng Tôm 387.26 47.87% 1,379.70 86.61% 1,945.70 89.42% 2,416.00 94.86% 2,073.50 100% Mực 309.41 38.25% 172.1 10.80% 155.2 7.13% 20 0.79% Cá 10.32 1.28% 0.00% 0.00% 0.00% Chả giò 56.88 7.03% 7 0.44% 17.1 0.79% 4.5 0.18% Khác 1 0.12% 0.00% 0.00% 1.5 0.06% Bond processing 44.46 5.50% 34.7 2.18% 2.7 0.12% 104.9 4.12% Tổng 809 100% 1,593.00 100% 2,176.00 100% 2,546.90 100% 2,073.50 100% 2011 Sản phẩm 2007 2008 2009 2010
(Nguồn: Công ty CP Hải sản Nha Trang)
Biểu đồ 2.3 : Biểu đồ các mặt hàng xuất khẩu của công ty
Nhận xét:
Qua biểu đồ 2.3 ta thấy cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của của công ty là khá đa dạng. Nhưng nhìn chung hai mặt hàng tôm và mực vẫn là hai mặt hàng chủ lực của công ty và thường xuyên chiếm tỷ trọng cao trong các mặt hàng mà công ty xuất khẩu. Còn lại các mặt hàng khác chiếm tỷ trọng thấp và không ổn định. Sản lượng tôm của công ty tăng mạnh trong giai đoạn 2008 – 2010. Tăng gần gấp đôi từ 1.379,7 tấn tôm năm 2008 lên đến 2.416 tấn năm 2010.
Công ty nên lập các phương án để mở rộng thị trường cho hai sản phẩm tôm và mực, có thể tìm thêm các thị trường mới để xuất khẩu hoặc phát triển các sản phẩm mới chế biến từ tôm và mực vốn là thế mạnh của công ty để đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới luôn luôn thay đổi.
a.Mặt hàng tôm
Tại công ty Cổ phần hải sản Nha Trang tôm được xuất khẩu dưới dạng các sản phẩm chế biến từ tôm tươi bao gồm: tôm nguyên con A1, tôm PTO/PD, EZPELL đông IQF/Block. Đây là những mặt hàng chủ lực của công ty, nó chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, khoảng từ 80% đến 100%. Năm 2011 xuất khẩu của mặt hàng tôm đạt 2.073,5 tấn giảm 342,5 tấn so với năm 2010. Tuy nhiên tổng kim ngạch xuất khẩu của năm 2011 đạt 18.500.000 USD tăng so với năm 2010.
Nguyên nhân là do tình hình chung của ngành thủy sản năm 2011. Những năm gần đây nguyên liệu tôm sú tại thị trường Miền Trung khan hiếm, người dân chuyển sang nuôi tôm thẻ. Cộng với điều kiện thời tiết bất lợi dẫn tới nguồn cung giảm.
b.Mực
Cũng là mặt hàng có thế mạnh của công ty chỉ đứng sau mặt hàng tôm. Nhưng trong 4 năm gần đây sản lượng xuất khẩu mực giảm đáng kể. Cho tới năm 2011 công ty không xuất khẩu mực.
c. Chả giò
Đây là mặt hàng mà công ty thường xuyên sản xuất nhưng giá trị xuất khẩu thường không lớn. Công ty chỉ sản xuất mặt hàng này phục vụ khách hàng quen hoặc theo đơn đặt hàng.
d.Các mặt hàng khác
Ngoài những mặt hàng quan trọng thường xuyên sản xuất như đã nêu trên thì công ty còn chế biến rất nhiều các sản phẩm khác như cá, ruốc, bạch tuộc, ghẹ,… nhưng giá trị xuất khẩu của những mặt hàng này nhỏ, ít biến động và ít có ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty.
e. Một số tồn tại về cơ cấu mặt hàng tại công ty
Trong những năm vừa qua công ty đã tập trung chủ yếu vào phát triển và xuất khẩu sản phẩm tôm, chính vì thế kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này thường xuyên chiếm tỷ trọng cao từ 80 đến 100% tổng kim ngạch xuất khẩu. Và cũng chính mặt hàng này đem lại nguồn thu rất lớn cho công ty. Tuy nhiên do quá tập trung vào một sản phẩm nên khi sản phẩm mũi nhọn của công ty là tôm gặp một số sự cố về nguyên liệu và thị trường đầu ra đã khiến công ty lâm vào thời kì khó khăn. Điều này được thể hiện trong giai đoạn 2005 – 2007 kim ngạch xuất khẩu toàn công ty giảm. Nhưng từ năm 2008 đến nay công ty đã có những chiến lược vực dậy công ty, tình hình kinh doanh đã có nhiều khởi sắc. Cụ thể là tổng kim ngạch xuất khẩu thời kì này tăng mạnh. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty vẫn là tôm.
Tuy nhiên để hạn chế rủi ro, công ty không nên tập trung quá mức vào sản xuất một mặt hàng mà nên tập trung vào một nhóm sản phẩm thế mạnh để khi có biến cố xảy ra với một sản phẩm công ty có thể tập trung để phát triển các sản phẩm khác. Để làm được điều này, công ty cần phân tích hiệu quả kinh doanh từng mặt hàng theo dõi qua các năm để xây dựng cho mình một cơ cấu sản phẩm hợp lý.