Kinh nghiệm về tín dụng thuế đầu tư

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 37 - 116)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.4.Kinh nghiệm về tín dụng thuế đầu tư

Thứ nhất, Các doanh nghiệp ở Nhật Bản đã có điều kiện nhanh chóng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới nhất vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, từ đó nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. chính sách tín dụng thuế đầu tư dưới hình thức khấu hao nhanh TSCĐ có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh giai đoạn đầu của sự nghiệp CNH, HĐH.

Thứ hai, trong bối cảnh tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc cho phép khấu hao nhanh đối với các máy móc thiết bị hiện đại, có hàm lượng khoa học cao được coi là một bước đi đột phá khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào SXKD. Các lĩnh vực phổ biến được khuyến khích đầu tư thông qua cho phép khấu hao nhanh là công nghệ tin học, máy tính điện tử, công nghệ sinh học, tự động hoá, bưu chính viễn thông…

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng áp dụng chính sách thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ? Những tồn tại hiện nay? Nguyên nhân của những tồn tại?

- Một số giải pháp nhằn hoàn thiện chính sách thuế TNDN? - Các điều kiện đồng bộ để cho việc thực hiện giải pháp?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Tỉnh Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi, số thu về thuế không lớn, nhưng đa dạng về các loại hình sản xuất kinh doanh, lượng doanh nghiệp phát triển hàng năm khá cao, các lĩnh vực đầu tư vào tỉnh tăng trưởng tốt, có nhiều địa bàn thuận lợi và khó khăn khác nhau, các địa bàn khó khăn đều nằm trong diện được ưu đãi về thuế, là tỉnh luôn hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu ngân sách và đạt được tốc độ tăng thu năm sau cao hơn năm trước, qua nghiên cứu địa bàn tỉnh Phú Thọ có nhiều yếu tố phù hợp và tương đồng với tình hình chung trong việc áp dụng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, do vậy, tôi chọn tỉnh Phú Thọ là điểm nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp

Được thu thập từ tờ khai tạm tính theo quý, tờ khai quyết toán thuế, các nguồn tài liệu của Tổng cục Thuế, Báo cáo hàng năm của Cục thuế tỉnh Phú Thọ, niên giám, thống kê của Cục thống kê tỉnh Phú Thọ; các thông tin đã được công bố trên các giáo trình, báo, tạp chí, công trình và đề tài khoa học trong nước.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu

Thông tin được tổng hợp vào máy tính phục vụ cho việc phân tích sau này, sử dụng bộ công cụ Excel.

Các thông tin định tính sẽ được nhập theo các cấp độ học được mã hoá trước khi nhập, đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng

biểu, đồ thị. Trên cơ sở các tài liệu đã được xử lý, tổng hợp và vận dụng các phương pháp phân tích thống kê để đánh giá thực trạng áp dụng chính sách thuế TNDN của cơ quan thuế; tìm ra những tồn tại, chỉ ra những nguyên nhân để có các giải pháp hoàn thiện chính sách.

Phương pháp biểu đồ để phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học về các nội dung nghiên cứu.

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

Dùng các phương pháp trong thống kê để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng áp quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn nghiên cứu theo các tiêu thức (góc độ) khác nhau.

- Phương pháp so sánh thống kê

Phân tích đánh giá, so sánh số thuế TNDN phải thu, đã thu, miễn giảm, số thuế TNDN qua thanh tra, kiểm tra.

- Phương pháp dùng biểu đồ, đồ thị

Phân tích đánh giá tình hình nộp ngân sách, số nộp ngân sách qua từng thời kỳ

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Số thu ngân sách qua các năm.

- Số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn phân tích - Số lượng doanh nghiệp kê khai, đăng ký thuế qua các năm

- Số lượng các doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn qua các năm. - Số doanh nghiệp được kiểm tra, thanh tra thuế và số thuế truy thu giai đoạn 2009 - 2011.

- Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế trên địa bàn.

- Số thuế TNDN được ưu đãi trên địa bàn và tỷ trọng thuế TNDN ưu đãi trên số thuế TNDN phải nộp.

- Kết quả nộp tờ khai thuế TNDN; Kết quả kiểm tra tờ khai thuế TNDN; Số thuế TNDN còn nợ.

Chƣơng 3: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Đặc điểm của địa bàn tỉnh Phú Thọ ảnh hƣởng đến việc áp dụng chính sách thuế TNDN

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của tỉnh Phú Thọ

3.1.1.1. Diện tích, vị trí địa lý

Phú Thọ có diện tích tự nhiên là 3.533 km2, được chia thành 13 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt trì; thị xã Phú Thọ và 11 huyện. Phú Thọ nằm ở 20°55′ đến 21°43′ độ vĩ bắc, 104°48′ đến 105°27′ độ kinh đông. Phía Bắc giáp Tuyên Quang, Nam giáp Hòa Bình, Đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Nội, Tây giáp Sơn La và Yên Bái. ở vị trí tiếp giáp giữa Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, và Tây Bắc, là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông Bắc. Diện tích chiếm 1,2% diện tích cả nước và chiếm 5,4% diện tích vùng miền núi phía Bắc. Là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm miền Bắc Việt Nam, là cửa ngõ nối liền giữa các tỉnh miền núi phía Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi có địa hình tương đối bằng phẳng xen với đồi núi thấp, hệ thống sông ngòi và mạng lưới giao thông thuận tiện nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Phú Thọ mang đầy đủ những đặc điểm khí hậu của khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông.

3.1.1.2. Nguồn nhân lực

Theo số liệu của Cục Thống kê, dân số toàn tỉnh (năm 2011) là 1.320 ngàn người. Trong đó, dân số đang độ tuổi lao động là 830 ngàn người, chiếm 63% tổng dân số toàn tỉnh. Hiện nay, cả nước nói chung và Phú Thọ nói riêng đang ở vào “thời kỳ dân số vàng” - với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 62%, tức là, hơn 1 lao động mới phải nuôi 1 người ăn theo. Về chất lượng nguồn nhân lực, trong tổng số 830 ngàn người trong độ tuổi lao động có 805 ngàn người biết đọc biết viết, chiếm 97,1%. Đồng thời, số người đang theo học từ sơ cấp, trung học, cao đẳng, đại học và trên đại học (năm 2011) là 58 ngàn người, bằng 4,4% tổng dân số trên địa bàn tỉnh.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)bình quân năm 2006 - 2010 đạt 10,6%/năm, cao hơn 0,8% so giai đoạn 2001- 2005 và đạt mức cao nhất từ trước tới nay (cao hơn 3,4% so bình quân của toàn quốc).

- Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế: tỷ lệ của khu vực kinh tế nhà nước đang có xu hướng giảm từ 35,60% năm 2005 còn 30,1% năm 2010 và 31,5% năm 2011; tỷ lệ của khu vực có vốn ĐTNN tuy còn nhỏ, qua các năm xu hướng có phần chững lại (năm 2005 đạt tỷ lệ 8,9% đến năm 2011 là 8,6%).

- Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế: tỷ trọng của khu vực nông lâm thủy sản đang có xu hướng giảm từ 28,7% năm 2005 còn 26,7% năm 2011, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng GDP; tỷ lệ của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 36,2% năm 2005 lên 40,3% năm 2011; tỷ lệ của khu vực dịch vụ đang có xu hướng giảm từ 35,1% năm 2005 còn 33,0% năm 2011.

- Thu nhập bình quân đầu người năm 1997 là 1.792.600 đồng, đến năm 2011 đạt 14.500.000 đồng, Tuy nhiên, nếu so với mức bình quân chung cả nước thì thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Phú Thọ còn khá thấp so với mức bình quân chung của cả nước.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn năm 2005 - 2011 diễn ra khá chậm. Thực trạng cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay cũng đã phản ánh khá rõ nét những lợi thế và hạn chế trong phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Hình 3.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (theo giá so sánh 2010)

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2011)

0 5000 10000 15000 20000 25000 2005 2010 2011 0 50 100 150 200 250

Tổng sản phẩm trên địa bàn Chỉ số phát triển (năm 2005 = 100%)

9738,2

17435,0 16102,5

Năm 2005

35.10%

28.70% 36.20%

Dịch vụ Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng

Năm 2010

32.20%

26.90% 40.90%

Dịch vụ Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng

Năm 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

33.00%

26.70% 40.30%

Dịch vụ Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng

Hình 3.2: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (theo giá thực tế %)

3.1.3. Đặc điểm về tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ bàn tỉnh Phú Thọ

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, với chủ trương phát triển nền kinh tế Việt Nam theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại, trong những năm qua cùng với các địa phương trong cả nước, số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã liên tục phát triển, nhất là các doanh nghiệp khu vực kinh tế dân doanh. Số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn tăng lên nhanh chóng, hoạt động SXKD ở tất cả mọi lĩnh vực của nền kinh tế, từ sản xuất, gia công, chế biến, xây dựng, vận tải, đến các loại hình thương nghiệp, dịch vụ,... được trải rộng trên khắp các địa bàn trong tỉnh.

Theo Báo cáo của Sở kế hoạch & Đầu tư tỉnh Phú Thọ, trong năm 2011 trên địa bàn tỉnh có 595 doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 2.510 tỷ đồng, vốn đăng ký bình quân 4,2 tỷ đồng/doanh nghiệp, trong đó có 52 doanh nghiệp tư nhân, 192 công ty cổ phần, 141 công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, 210 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, trong đó có 40 doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chủ yếu thuộc lĩnh vự nông nghiệp và thuỷ sản, 277 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng và 168 doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ, đưa tổng số doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày 31/12/2011 là 4.122 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 35.897 tỷ đồng.

Về ĐTNN, năm 2011 có 7 doanh nghiệp được đăng ký với 7 dự án, tổng số vốn đăng ký là 9,09 triệu USD. Đến 31/12/2011 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 86 doanh nghiệp ĐTNN với 86 dự án, tổng số vốn đầu tư đăng ký là 475,5 triệu USD, vốn thực hiện 457,2 triệu USD đạt 96,1 % vốn đăng ký.

Năm 2011, do ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, lãi suất ngân hàng tăng cao, song các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã cố gắng khắc phục khó khăn, tích cực đẩy mạnh hoạt động SXKD, do vậy tổng doanh thu từ hoạt động SXKD đạt 56.794 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 824,24 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt 0,0229%, tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu đạt 0,0145%.

Sự phát triển của các doanh nghiệp đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH, HĐH, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp ngày càng tăng cho ngân sách, góp phần nâng cao thu nhập và mức sống cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Số lượng doanh nghiệp phát triển khá nhanh, nhưng khả năng thích ứng và năng lực cạnh tranh thị trường vẫn còn hạn chế. Số doanh nghiệp có quy mô lớn, quản trị doanh nghiệp tốt chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Đa số các doanh nghiệp của tư nhân quy mô nhỏ bé, vốn đầu tư thấp (26% số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng; 40% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 2 tỷ đồng; 68% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 5 tỷ đồng; số doanh nghiệp có mức vốn trên 10 tỷ đồng chiếm khoảng 13%), công nghệ lạc hậu, chủ yếu là sản phẩm sản xuất thủ công của các làng nghề, năng suất lao động thấp, an toàn vệ sinh lao động chưa được coi trọng, thương hiệu không vững chắc, hiệu quả kinh tế không cao,... Do đi lên từ sản xuất nhỏ, hầu hết chủ doanh nghiệp không được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ về quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, tư duy kinh tế thị trường còn hạn chế, chủ yếu là tự học hoặc theo kinh nghiệm. Sự yếu kém về vốn, lao động, sự lạc hậu về công nghệ cùng với những yếu kém trong quản lý làm cho sức cạnh tranh của các doanh nghiệp bị hạn chế, khó hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.

Trình độ học vấn của các chủ doanh nghiệp nhìn chung chưa cao, nhận thức pháp luật của doanh nghiệp còn hạn chế, các doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm quy định về hạch toán kế toán. Báo cáo tài chính mang tính chất đối phó không phản ánh trung thực hoạt động SXKD của doanh nghiệp, không chấp hành nghiêm pháp luật kế toán thống kê. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn ít quan tâm về quản trị doanh nghiệp. Nhận thức và thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của chủ sở hữu, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban giám đốc và Ban kiểm soát chưa đúng, chưa có sự tách bạch rõ ràng. Nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định và pháp luật nhà nước như: ngừng hoạt động kinh doanh, không hoạt động tại trụ sở đã đăng ký nhưng không thông báo cho các cơ quan chức năng, không báo cáo về hoạt động kinh doanh theo quy định,... gây khó khăn cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng.

Không có chiến lược và định hướng phát triển dài hạn nên phát triển thiếu tính bền vững, dẫn đến hoạt động SXKD của nhiều doanh nghiệp không ổn định dẫn đến rủi ro. Việc tiếp cận nguồn vốn vay, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn, hạn chế tốc độ đầu tư phát triển. Tính liên kết, hợp tác trong SXKD còn yếu.

3.1.4. Đặc điểm về tổ chức quản lý của các cơ quan thuế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Tổ chức bộ máy quản lý thuế tại tỉnh Phú Thọ được hình thành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế và việc phân cấp quản lý các ĐTNT và các sắc thuế hiện tại. Trên địa bàn tỉnh, có hai cấp quản lý thuế: Cục Thuế ở cấp tỉnh và các Chi cục Thuế ở cấp huyện, thị, thành.

Cục Thuế trực tiếp quản lý thu đối với các DNNN, DN có vốn ĐTNN, các DNNQD quy mô lớn; đối tượng thu phí, lệ phí là các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh trở lên (sở, ban, ngành).

Các Chi Cục Thuế trực tiếp quản lý thu đối với hộ kinh doanh công thương nghiệp; đối tượng nộp các loại thuế liên quan đến đất đai; đối tượng thu phí, lệ phí thuộc cấp huyện, thị trở xuống. Riêng các DNNQD, tổ chức kinh doanh NQD được phân cấp quản lý thu đối với các DNNQD có quy mô nhỏ, doanh số hàng hoá, dịch vụ bán ra hàng năm từ 1,5 tỷ đồng trở xuống hoặc doanh số trên 1,5 tỷ đồng, nhưng hình thức kinh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 37 - 116)