Kinh nghiệm về xác định thuế suất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 34 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.2.Kinh nghiệm về xác định thuế suất

Xác định mức thuế suất bao nhiêu không chỉ phụ thuộc vào việc điều tiết bao nhiêu thì đảm bảo đủ nguồn lực tài chính cho các doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh, hay ở mức thuế suất nào thì đó là động lực kích thích doanh nghiệp phát triển SXKD mà nó còn phụ thuộc vào nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và nhiều yếu tố khác. Do vậy, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong lĩnh vực này cần xem xét một cách tổng thể, đặt nó trong bối cảnh kinh tế - xã hội của nước đó.

Với sắc thuế trực thu như thuế TNDN, thuế suất nên áp dụng ở mức thuế trung bình trong khu vực và trên thế giới để Nhà nước không bị thiệt thòi trong điều tiết thu nhập, mà vẫn đảm bảo tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp phát triển SXKD và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ngoài ra, có thể nghiên cứu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng thuế suất thấp hơn thuế suất phổ thông và xem xét phân loại nguồn tạo ra thu nhập của doanh nghiệp để có thể áp dụng thuế suất thấp đối với các khoản thu nhập có hàm lượng khoa học công nghệ cao, từ đó khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ sản xuất, làm tiền đề nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này được minh chứng qua dữ liệu sau:

Bảng 1.1: Thuế suất thuế TNDN của một số nƣớc năm 2001

Tên nƣớc Thuế suất chung (%) Các mức thuế suất khác (%) Thuế thu nhập doanh nghiệp

Hàn Quốc 28 5; 16; 20

Nhật Bản 30 1; 3; 5; 15; 20

Singapore 25,5 10; 15

Malaysia 28 10; 15

Trung Quốc 33 3; 5; 20; 24

(Nguồn: Ernst & Young (2001), Worldwide Corporate Tax Guide)

Bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ điều tiết vào thu nhập của các doanh nghiệp tại các nước trên nói chung tạo được động lực khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh; đảm bảo được quyền lợi của các doanh nghiệp; tạo điều kiện để các doanh nghiệp tích lũy cho tái sản xuất mở rộng.

Ngoài mức thuế suất chung, một số nước đã áp dụng thuế suất thấp đối với một số khoản thu nhập tuỳ theo nguồn tạo ra thu nhập hoặc áp dụng thuế suất thấp đối với các doanh nghiệp nhỏ.

Kinh nghiệm ở Nhật Bản, thu nhập từ bằng sáng chế, bán bí quyết kỹ thuật chỉ chịu thuế suất 20% (so với thuế suất chung là 30%); các công ty có số vốn từ 100 triệu yên trở xuống và có TNCT một năm từ 8 triệu yên trở xuống thì chỉ phải nộp thuế thu nhập công ty với thuế suất 22%.

Hàn Quốc, các doanh nghiệp trong nước có TNCT từ 100 triệu won trở xuống chỉ phải nộp thuế thu nhập công ty với thuế suất 16%. (mức thuế suất chung là 28%).

Singapore, mức thuế suất 15% được áp dụng đối với thu nhập từ lãi cho vay và thu nhập từ bằng sáng chế, bán bí quyết kỹ thuật,… (mức thuế suất chung là 25,5%); loại thu nhập này theo Luật của Malaysia chỉ chịu thuế suất là 10%.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 34 - 36)