5. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Thực trạng áp dụng những quy định về thu nhập chịu thuế
Áp dụng chính sách về TNCT có thể coi là nội dung quan trọng nhất trong áp dụng chính sách thuế TNDN. Mục tiêu của chính sách về thu nhập chịu thuế TNDN là phải xác định đúng doanh thu tính thuế, chi phí hợp lý, và TNCT khác trong kỳ tính thuế của cơ sở kinh doanh. Việc áp dụng chính sách về TNCT được thực hiện thông qua việc khai thuế; qua công tác kiểm tra, thanh tra thuế và thông qua việc theo dõi nắm bắt tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp bằng các biện pháp nghiệp vụ của cơ quan thuế.
Trong những năm vừa qua, ngành thuế Phú Thọ đã rất coi trọng công tác áp dụng chính sách về thu nhập chịu thuế TNDN, đã có nhiều biện pháp sáng tạo, thiết thực để quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng. Toàn ngành đã tăng cường quản lý, theo dõi sát sao tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, yêu cầu các doanh nghiệp kê khai thuế đúng với tình hình kinh doanh, tăng cường hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp nộp tờ khai thuế và báo cáo quyết toán thuế đúng quy định.
Các Phòng thuộc Cục Thuế và Chi cục Thuế các huyện, thành phố Việt Trì thường xuyên kiểm tra tình hình SXKD của ĐTNT để yêu cầu các doanh nghiệp khai điều chỉnh mức thuế tạm nộp hàng quý của ĐTNT sát với tình hình thực tế kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là ở các doanh nghiệp có vốn ĐTNN và doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư dân doanh.
Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, ngành thuế Phú Thọ đã phát hiện các trường hợp doanh nghiệp vô tình hay cố tình kê khai sai căn cứ tính thuế nhằm làm giảm số thuế phải nộp. Để thấy rõ điều này, xem xét kết quả thanh tra, kiểm tra thuế.
Bảng 3.2:Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007 - 2011 (không gồm kiểm tra hoàn thuế)
STT Năm
Kết quả thanh tra Kết quả kiểm tra Tổng cộng Số đơn vị (DN) Số thuế truy thu và phạt (Tr. đồng) Số đơn vị (DN) Số thuế truy thu và phạt (Tr. đồng) Số đơn vị (DN) Số thuế truy thu và phạt (Tr. đồng) 1 2007 97 7.927 299 2.248 396 10.175 2 2008 85 4.121 185 2.463 270 6.584 3 2009 107 5.317 186 3.245 293 8.562 4 2010 110 4.258 248 4.420 358 8.678 5 2011 120 3.716 455 10.583 575 14.299 Cộng 519 25.339 2.373 22.959 1.892 48.298 (Nguồn: Cục Thuế tỉnh Phú Thọ)
Bảng số liệu cho thấy, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, ngành thuế Phú Thọ đã phát hiện và truy thu thuế đối với các doanh nghiệp có hành vi trốn lậu thuế thông qua việc kê khai sai căn cứ tính thuế. Số thuế truy thu trong các năm gần đây, mỗi năm gần chục tỷ đồng. Điều này cho thấy, công tác áp dụng chính sách về TNCT trên địa bàn còn nhiều bất cập.
Để thấy rõ hơn thực trạng áp dụng chính sách về TNCT, ta đi sâu nghiên cứu các nội dung cụ thể của căn cứ tính thuế, đó là doanh thu tính thuế, chi phí được trừ và TNCT khác.
3.2.2.1. Về doanh thu tính thuế
Doanh thu tính thuế có ý nghĩa quyết định đến TNCT và số thuế TNDN phải nộp. Nếu xác định doanh thu tính thuế không tốt sẽ dẫn tới nguy cơ các doanh nghiệp không phản ánh đúng doanh thu tính thuế của mình, thường là phản ánh thiếu doanh thu tính thuế, và do vậy làm giảm số thuế lẽ ra phải nộp theo quy định của Luật thuế TNDN. Yêu cầu là phải phản ánh đúng và kịp thời doanh thu thuộc diện chịu thuế TNDN của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế. Điều này có nghĩa là, cơ quan thuế phải thực hiện các hoạt động nghiệp vụ như hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở,... để các doanh nghiệp nộp tờ khai thuế hàng quý, khai tờ khai
quyết toán thuế TNDN đúng thời hạn quy định; đảm bảo tờ khai thuế phản ánh đúng kế hoạch hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khai quyết toán thuế phải phản ánh đúng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực tế trong thời gian qua, Cục Thuế, Chi cục Thuế các huyện và thành phố Việt Trì đã thực hiện khá tốt công tác đôn đốc nộp tờ khai thuế, kiểm tra việc kê khai dự kiến doanh số của các doanh nghiệp. Trên cơ sở theo dõi tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, yêu cầu các doanh nghiệp giải trình số liệu kê khai và điều chỉnh tờ khai thuế TNDN theo sát với triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp; yêu cầu doanh nghiệp giải trình tờ khai quyết toán thuế TNDN phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, thông qua công tác kiểm tra quyết toán thuế và thanh tra thuế, Cục Thuế và các Chi cục Thuế đã phát hiện những sai lệch trong báo cáo quyết toán thuế so với số liệu trên sổ sách kế toán và thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp. Qua công tác kiểm tra báo cáo quyết toán thuế và công tác thanh tra thuế cho thấy, các doanh nghiệp đã sử dụng rất nhiều thủ đoạn để trốn tránh nghĩa vụ thuế thông qua việc che giấu doanh thu tính thuế TNDN. Cụ thể là:
Bỏ ngoài sổ sách kế toán và báo cáo quyết toán thuế đối với doanh thu của một số hoạt động kinh doanh. Đây là thủ đoạn che giấu doanh thu phổ biến nhất hiện nay. Thủ đoạn này diễn ra chủ yếu ở các doanh nghiệp thuộc khu vực dân doanh (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần). Hầu hết ở các doanh nghiệp có ý đồ che giấu doanh thu dưới hình thức này đều sử dụng hai hệ thống sổ kế toán. Một hệ thống sổ để hạch toán và thanh toán trong nội bộ doanh nghiệp, một hệ thống sổ để khai báo và đối phó với cơ quan thuế. Xét theo lĩnh vực kinh doanh, việc bỏ ngoài sổ sách kế toán doanh thu của các hoạt động kinh doanh diễn ra nhiều nhất ở lĩnh vực thương mại, đặc biệt là ở khâu bán lẻ vì nhìn chung người tiêu dùng cuối cùng không có nhu cầu lấy hóa đơn để thanh toán và thường thanh toán bằng tiền mặt. Một số lĩnh vực kinh doanh khác cũng diễn ra phổ biến tình trạng bỏ ngoài sổ sách kế toán là lĩnh vực xây dựng cơ bản, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, vận tải, du lịch,... Các lĩnh vực kinh doanh khác như sản xuất, chế biến cũng diễn ra hiện tượng này nhưng ở mức độ thấp hơn.
Tình trạng các doanh nghiệp trốn thuế TNDN thông qua hành vi bỏ ngoài sổ sách kế toán đối với doanh thu của các hoạt động kinh doanh diễn ra ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Tuy chưa có con số thống kê chính thức, song qua các cuộc kiểm tra báo cáo quyết toán thuế ở khu vực dân doanh, ngành thuế tỉnh Phú Thọ đã phát hiện nhiều trường hợp doanh nghiệp bỏ ngoài sổ sách doanh thu của các hoạt động kinh doanh để trốn thuế. Cơ quan Thuế đã áp dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ khá hữu hiệu để hạn chế bớt tình trạng này như ký các quy chế phối hợp với các ngành chức năng trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý thuế. Việc làm tốt các biện pháp nghiệp vụ trong kiểm tra quyết toán thuế tại cơ sở kinh doanh cũng góp phần phát hiện các hành vi dấu doanh thu ngoài sổ sách của cơ sở kinh doanh.
Ghi giá bán hàng trên hóa đơn thấp hơn giá thực bán. Hành vi này thường được gọi là hành vi “down giá”. Cơ sở kinh doanh khi bán hàng có viết hóa đơn, nhưng viết thấp hơn doanh số thực bán. Hành vi này được thực hiện trong điều kiện bị cơ quan thuế kiểm tra chặt chẽ về số lượng hàng hoá, dịch vụ nên không thể che giấu về số lượng và khách hàng không có nhu cầu lấy hóa đơn, hoặc do khách hàng nhầm tưởng sẽ có lợi khi lấy hóa đơn bán hàng ghi giá bán thấp hơn giá thực trả (điển hình là hoạt động kinh doanh bán lẻ xe máy, người bán hàng nói rằng khách hàng sẽ phải nộp ít lệ phí trước bạ hơn khi lấy hóa đơn ghi giá bán thấp). Để hạn chế hành vi ghi giá bán trên hóa đơn thấp hơn giá bán thực tế đối với hoạt động kinh doanh xe máy, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 161/2003/QĐ-TTg về việc chống thất thu thuế GTGT, thuế TNDN đối với hoạt động kinh doanh xe máy. Theo đó, trên cơ sở điều tra giá thị trường, cơ quan thuế đưa ra khung giá đối với các loại xe trên địa bàn. Hành vi “down giá” hiện nay vẫn là một vấn đề nan giải cần giải quyết vì các biện pháp nghiệp vụ cũng chỉ hạn chế được một phần hành vi gian lận này.
Hạch toán sai chế độ kế toán để che giấu doanh thu. Đây được coi là một thủ thuật về kế toán để trốn thuế. Các kiểu hạch toán sai chế độ kế toán rất đa dạng. Khi bị kiểm tra phát hiện, cán bộ kế toán có thể lấy cớ là hạch toán nhầm để tránh bị phạt vì hành vi trốn thuế. Hành vi gian lận này chỉ có thể bị phát hiện qua kiểm tra báo cáo quyết toán thuế hoặc qua thanh tra tại cơ sở kinh doanh. Muốn phát hiện được hành
vi này, cán bộ thanh tra, kiểm tra phải vững vàng về nghiệp vụ kế toán và phải nhanh nhạy trong đánh giá báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp. Nhận định này cho thấy một vài vấn đề phát sinh là: nếu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thanh tra, kiểm tra yếu, hoặc nếu không làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra thuế thì hành vi gian lận này có đất để phát triển. Trên thực tế, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận không nhỏ cán bộ thuế còn yếu. Lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra thuế cũng như tham gia hoạt động kiểm tra báo cáo quyết toán thuế còn mỏng và chưa được đào tạo chuyên sâu về thanh tra thuế một cách có bài bản. Tỷ lệ doanh nghiệp được kiểm tra báo cáo quyết toán thuế còn thấp; trung bình hàng năm chỉ kiểm tra quyết toán thuế đạt khoảng 10% trên tổng số doanh nghiệp. Tất nhiên, khi kiểm tra quyết toán thuế hoặc thanh tra tại doanh nghiệp, cơ quan thuế có thể tiến hành kiểm tra quyết toán thuế nhiều năm. Thêm vào đó, công tác thanh tra, kiểm tra thuế chưa hiện đại, việc lựa chọn đối tượng kiểm tra chưa dựa trên hệ thống dữ liệu về lịch sử doanh nghiệp; chưa làm tốt công tác phân tích dữ liệu trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra...
Hạch toán doanh thu sai kỳ tính thuế để chiếm dụng tiền thuế. Đây là trường hợp doanh thu đã phát sinh nhưng doanh nghiệp không hạch toán vào doanh thu trong kỳ tính thuế. Số doanh thu này doanh nghiệp hạch toán vào kỳ tính thuế sau để chiếm dụng tiền thuế làm vốn kinh doanh. Việc chiếm dụng tiền thuế cũng tương đương với việc trốn một phần tiền thuế lẽ ra phải nộp. Hành vi gian lận này diễn ra khá phổ biến ở tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Để phát hiện hành vi này phải thông qua thanh tra hoặc kiểm tra báo cáo quyết toán thuế tại cơ sở kinh doanh. Để minh chứng tình trạng này, xin nêu một ví dụ.
Qua công tác kiểm tra thuế năm 2009 của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, phát hiện 100% các doanh nghiệp này đã xác định doanh thu không đúng quy định với tổng doanh thu xác định chưa kịp thời là 57,79 tỷ đồng, kiến nghị truy thu 4,32 tỷ đồng tiền thuế, trong đó điển hình là Công ty cổ phần xây dựng Ngọc Vũ, có trụ sở tại thành phố Việt Trì với 4,14 tỷ đồng doanh thu xác định không kịp thời.
3.2.2.2. Về chi phí được trừ
Xác định đúng chi phí được trừ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định đúng TNCT của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngay từ khâu kê khai để xác định số thuế TNDN tạm nộp, cán bộ thuế phải quan tâm đến việc kê khai dự tính chi phí của doanh nghiệp, đặc biệt trong trường hợp thực tế kinh doanh những năm trước bị lỗ hoặc lãi ít, từ đó phân loại những doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra báo cáo quyết toán thuế tại cơ sở kinh doanh. Công tác kiểm tra báo cáo quyết toán thuế tại cơ sở kinh doanh đã phát hiện nhiều trường hợp các doanh nghiệp kê khai sai chi phí hợp lý, chủ yếu là làm tăng chi phí hợp lý, giảm bớt số thuế TNDN phải nộp.
Các sai phạm của cơ sở kinh doanh liên quan đến chi phí thường thấy là:
- Hạch toán sai tài khoản kế toán. Hành vi sai phạm này rất đa dạng, nhiều kiểu hạch toán sai khác nhau với mục đích chung nhằm làm tăng chi phí để giảm số thuế phải nộp. Các dạng hạch toán sai chủ yếu là: hạch toán toàn bộ chi phí mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản vào chi phí quản lý doanh nghiệp; đưa khấu hao tài sản cố định phúc lợi vào chi phí khấu hao TSCĐ; tài sản cố định hết thời gian khấu hao vẫn trích khấu hao, ...
- Xác định chi phí sai định mức, phân bổ chi phí sai quy định. Thuộc loại hành vi sai phạm này có các trường hợp như: doanh nghiệp trích trước chi phí không chi hết vào chi phí hợp lý; công cụ dụng cụ loại phải phân bổ dần nhưng tính cả vào chi phí trong năm; xây dựng định mức tiêu hao và xác đnh mức tiêu hao nguyên vật liệu chính không đúng thực tế; lãi vay của các tổ chức và cá nhân trả theo lãi suất thực tế vượt quá 1,2 lần (trước đây) và hiện nay là 150% lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại có quan hệ giao dịch với doanh nghiệp; xác định chi phí dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho không đúng quy định, vượt mức khống chế,... Nhìn chung, những sai phạm thuộc dạng này diễn ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp. Rất tiếc, chưa có con số thống kê tổng hợp về các sai phạm này trên địa bàn toàn tỉnh để có dữ liệu phân tích mức độ sai phạm của từng loại hình doanh nghiệp, từng địa phương; từ đó tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp.
- Đưa các khoản chi phí không được trừ vào chi phí được trừ. Thuộc về nhóm hành vi vi phạm này có các trường hợp sau: hạch toán vào chi phí hợp lý các khoản chi phí không có hóa đơn, chứng từ; hạch toán tiền phạt vi phạm pháp luật vào chi phí hợp lý; hạch toán vào chi phí hợp lý các khoản chi từ thiện, các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ như chi nghỉ mát, chi ốm đau, chi sự nghiệp,... Dạng sai phạm này diễn ra ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình tổ chức kinh doanh, mọi lĩnh vực kinh doanh. Những sai phạm này chỉ có thể được phát hiện thông qua hoạt động kiểm tra báo cáo quyết toán thuế tại cơ sở kinh doanh.
- Chi khống. Đây là hành vi trốn thuế khá phổ biến hiện nay, thực tế doanh nghiệp không có khoản chi này nhưng đã tự tạo ra chứng từ để hợp pháp hóa khoản chi không có thực, vì thế có thể gọi đây là chi khống. Chi khống thể hiện qua những giấy biên nhận tự viết, thậm chí là những hóa đơn đi mua của cơ sở kinh doanh khác. Bằng hành vi này, doanh nghiệp không chỉ trốn lậu thuế TNDN mà còn trốn cả thuế GTGT thông qua việc khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào. Đối với những hóa đơn đi mua, để phát hiện, cơ quan thuế phải làm tốt công tác đối chiếu, xác minh. Tuy nhiên, với công nghệ đối chiếu hóa đơn thủ công như hiện nay thì hiệu quả còn rất thấp. Hơn nữa, trong trường hợp doanh nghiệp bán hóa đơn sử dụng hóa đơn của những khách hàng không lấy để bán cho những người có nhu cầu mua hóa đơn thì việc đối chiếu cũng không đem lại kết quả (điển hình là lĩnh vực kinh doanh