Nhóm giải pháp liên quan đến những quy định về quản lý thuế

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 106 - 108)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.5.Nhóm giải pháp liên quan đến những quy định về quản lý thuế

Luật quản lý thuế lần đầu tiên được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007 đã quy định thống nhất các nội dung quản lý thu thuế, tạo ra một hệ thống pháp luật về quản lý thuế và có tính thống nhất cao, nâng cao tính rõ ràng minh bạch, dễ thực hiện; tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế, tự giác nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn phát sinh một số nội dung chưa thực sự phù hợp. Vì vậy, để tăng cường tính hiệu lực, tính khả thi và sự đồng thuận trong xã hội với công tác thuế, phù hợp với tiến trình cải cách thủ tục hành chính theo Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ, tác giả xin kiến nghị sửa đổi chính sách quản lý thuế TNDN như sau:

Về tần suất khai thuế. Phân loại đối tượng để quy định tần suất khai thuế

TNDN theo hướng: các doanh nghiệp nhỏ và vừa khai thuế TNDN tạm tính theo năm. Thời gian nộp tờ khai tạm tính thuế TNDN chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Quy định như vậy

là giảm bớt thời gian tuân thủ pháp luật thuế vì số thuế TNDN phải nộp của các doanh nghiệp này thường là nhỏ, kinh doanh không có biến động lớn, phù hợp với chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài chính. Mặt khác khi có biến động lớn các doanh nghiệp được khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Đối với các doanh nghiệp lớn khai tạm tính thuế TNDN theo quý.

Khai quyết toán thuế TNDN. Luật quản lý thuế hiện nay quy định thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Đối với các doanh nghiệp lớn, tập đoàn, tổng công ty thì thời hạn này là quá gấp, vì phải tổng hợp dữ liệu từ các công ty con

vào Báo cáo tài chính hợp nhất nên thường phát sinh việc chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế năm. Vướng mắc này là khách quan không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả nước ngoài. Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lớn, tác giả đề nghị mở rộng thêm thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN như sau: Thời hạn nộp hồ sơ

khai quyết toán năm chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính; chậm nhất là ngày thứ 150 đối với các doanh nghiệp lớn hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Quy định như trên có

ưu điểm là sau khi doanh nghiệp đã có Báo cáo kiểm toán độc lập, doanh nghiệp có một khoảng thời gian để điều chỉnh lại hồ sơ quyết toán thuế và có thời gian tổng hợp được cá dữ liệu từ các công ty con vào Báo cáo tài chính hợp nhất.

Vấn đề chuyển giá. Hiện nay, hoạt động ĐTNN tại Việt Nam có vai trò ngày càng lớn trong hệ thống kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN (bao gồm cả đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp) đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Sau giai đoạn ưu đãi, miễn giảm thuế cho ĐTNN thì thực tế đã cho thấy sự phát triển về quy mô, hình thức đầu tư vốn nước ngoài nhưng lại chưa có sự đóng góp tương xứng về thuế TNDN của các doanh nghiệp này. Một trong những lý do chính là có hiện tượng lợi dụng chuyển giá (tức là hạch toán giá không theo nguyên tắc giá thị trường nhằm gây lỗ giả) giữa các bên có quan hệ liên doanh liên kết, giữa công ty mẹ ở nước ngoài và công ty con tại Việt Nam.

Để quản lý vấn đề chuyển giá theo nguyên tắc giá thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đa quốc gia vừa phải tuân thủ pháp luật tại nước nhận đầu tư và nước xuất khẩu vốn, theo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế có liên quan đến thuế (như Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD, Diễn đàn các nhà quản lý thuế Châu á - SGATAR), cơ quan thuế các nước (bao gồm cả các nước ASEAN, Trung quốc) đều đã ban hành cơ chế cho phép cơ quan thuế và các công ty đa quốc gia và các tập đoàn lớn được áp dụng cơ chế thoả thuận trước về phương pháp tính giá. Tại Việt Nam, hiện nay nhiều nhà ĐTNN trước khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam (như tập đoàn Intel, Samsung) đã đặt vấn đề áp dụng cơ chế thoả thuận trước về phương pháp tính giá để tạo ổn định trong hoạch định kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.

Thỏa thuận trước giá giao dịch là việc các bên gồm: người nộp thuế, các cơ quan quản lý nhà nước của nước sở tại, đại diện của nước tham gia ký kết (nếu có) cùng nhau đi đến thống nhất mức giá chuyển giao của các giao dịch kinh tế trong phạm vi tập đoàn trong một khoảng thời gian được xác định.

Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về giá giao dịch đồng thời cũng tạo điều kiện cho cơ quan thuế dễ dàng hơn trong việc quản lý hoạt động đầu tư và xác định nghĩa vụ thuế của nhà ĐTNN. Cơ chế này cũng sẽ được áp dụng và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài.

Vì vậy, tác giả đề xuất bổ sung vấn đề cho phép áp dụng cơ chế thoả thuận trước về giá như sau:

Đối với người nộp thuế: được yêu cầu áp dụng cơ chế thoả thguận trước với cơ quan thuế về phương pháp tính giá đối với các giao dịch.

Đối với cơ quan quản lý thuế: cơ quan quản lý thuế được thiết lập các thoả

thuận có tính ràng buộc liên quan đến phương pháp tính giá trong khoảng thời gian xác định, áp dụng riêng với người nộp thuế trong những trường hợp cụ thể.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 106 - 108)