Nhóm giải pháp liên quan đến liên quan đến những quy định về thu nhập chịu thuế

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 90 - 98)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Nhóm giải pháp liên quan đến liên quan đến những quy định về thu nhập chịu thuế

4.3.2.1. Về doanh thu tính thuế

Theo thông lệ quốc tế, các nước đều tuân theo một nguyên tắc chung khi xác định doanh thu của các giao dịch kinh tế tức là xác định doanh thu theo chuẩn mực kế toán. Mặc dù có những sự khác biệt nhất định giữa một số nước về việc xử lý doanh thu theo các quy định về kế toán và theo các quy định về thuế nhưng nhìn chung đều có sự kết hợp hài hòa giữa hai quy định này nhằm đảm bảo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp đồng thời tối ưu hóa một cách tốt nhất có thể giữa ba nhóm lợi ích của ba nhóm đối tượng đó là người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.

Theo quy định về chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam về doanh thu (chuẩn mực kế toán số 14 ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001), theo đó doanh thu và thời điểm ghi nhận doanh thu được quy định như sau:

Đối với giao dịch hàng hóa, doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 05 điều kiện:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Doanh nghiệp đã thu đước hoặc sẽ thu đước lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Đối với doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ, doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán của kỳ đó. kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi đồng thời thỏa mãn tất cả 04 điều kiện sau:

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; - Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán;

- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

Như vậy quy định về doanh thu theo chuẩn mực kế toán về cơ bản đã giải quyết được những hạn chế, tồn tại như đã nêu trong chương 3, vì vậy tác giả xin kiến nghị sửa đổi quy định về doanh thu và thời điểm ghi nhận doanh thu trong chính sách thuế TNDN như sau:

Doanh thu để tính TNCT là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, các khoản

tiền ứng trước, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh

nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Thời điểm xác định doanh thu để tính TNCT đối với hàng hóa bán ra là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua. Đối với

việc bán hàng hóa được trả tiền làm nhiều lần thì doanh thu được ghi nhận theo từng lần trả tiền. Thời điểm xác định doanh thu để tính TNCT đối với dịch vụ là

thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ tùy theo thời điểm nào đến trước. Đối với dịch vụ cung ứng

qua các năm tài chính, trường hợp việc xác định doanh thu vào thời điểm kết thúc năm tài chính không phản ánh chính xác nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì doanh thu được ghi nhận theo quy định tại chuẩn mực kế toán.

Quy định như vậy sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp trong quá trình SXKD cũng như trong công tác kế toán, đồng thời tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý thuế trong viếc áp dụng các biện pháp hành thu và tiến gần hơn xu thế chung của các nước trên thế giới, thu hẹp và giảm dần sự khác biệt giữa kế toán kinh tế và kế toán thuế.

4.3.2.2. Chính sách đối với các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế - Về khấu hao tài sản cố định:

Theo quy định hiện hành về trích khấu hao TSCĐ (Thông tư số 203/ 2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính) thì TSCĐ được phân nhóm thành khá nhiều loại, mỗi loại tương ứng với một chu kỳ tuổi thọ khác nhau, theo đó TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng đối với TSCĐ là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm, song phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Nhà nước chỉ cho phép áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần đối với một số ít trường hợp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh, là các loại máy móc thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường thí nghiệm. Suy cho cùng thì việc quy định như hiện hành cũng chỉ nhằm đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh có lãi để không làm giảm số thu của NSNN, tức là mới chỉ quan tâm đến lợi ích của một nhóm đối tượng, đó là Nhà nước. Đối chiếu giữa mặt lợi ích và mặt hại trong việc áp dụng chế độ khấu hao TSCĐ như hiện nay rõ ràng là “lợi bất cập hại” bởi hai lý do: một là, đại bộ phận TSCĐ trong các doanh nghiệp ở nước ta, nhất là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, đều đã lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ, đang rất cần được trang bị mới, đổi mới công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh; hai là: quy định như chế độ khấu hao TSCĐ hiện hành phần lớn chỉ có ý nghĩa trong việc xác định TNCT, nhiều doanh nghiệp vẫn phải chủ động xin khấu hao nhanh để thu hồi vốn. Càng kéo dài việc áp dụng chế độ khấu hao theo đường thẳng, càng làm nảy sinh sự chênh lệch giữa TNCT và thu nhập kinh tế theo hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp.

Từ những phân tích ở trên, tác giả xin kiến nghị cho áp dụng phổ biến phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, cụ thể như sau:

Về phân loại TSCĐ, căn cứ theo đặc điểm và tính chất hao mòn khác nhau, chỉ nên phân thành 4 đến 5 nhóm TSCĐ (cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình), ví dụ: - Đối với đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc có thể tiếp tục áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng với thời gian từ 20 đến 30 năm.

- Đối với tài sản thuộc nhóm công nghệ cao như máy vi tính, thiết bị truyền thông sẽ được khấu hao theo số dư giảm dần, với tốc độ có thể là 60% đến 70%;

- Đối với máy móc, thiết bị thông thường, được khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần với tốc độ khoảng 25% đến 30%;

- Đối với các thiết bị, nhà xưởng khác có thể được khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần với tốc độ chậm hơn, khoảng 10% đến 15%.

Ngoài ra, đối với các loại tài sản hoặc đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao và hải đảo mà điều kiện kinh tế òn nhiều khó khăn, cần khuyến khích đầu tư thì có thể cho phép áp dụng phương pháp khấu hao nhanh.

Phương pháp khấu hao nhanh cho phép nhà đầu tư thu hồi vốn nhanh hơn thời gian sử dụng của TSCĐ, nhất là trong những năm đầu, nhà đầu tư giảm được số thuế TNDN phải nộp nhờ tốc độ khấu hao TSCĐ nhanh hơn tốc độ hao mòn thực tế của TSCĐ, nên khuyến khích được các nhà đầu tư đầu tư mạnh mẽ hơn, điều này tương tự như việc Chính phủ cho nhà đầu tư vay một khoản tiền không lấy lãi. Tuy nhiên, trên thực tế một khoản cho vay không lấy lãi được biểu hiện dưới hình thức nhà đầu tư được hưởng lợi trong những năm đầu khi khấu hao nhanh vượt quá khấu hao kinh tế, nhưng vào những năm sau đó khoản tiền cho vay này được hoàn trả khi giá trị khấu hao nhanh lại thấp hơn khấu hao kinh tế (không kể trường hợp đã hết khấu hao mà TSCĐ vẫn tiếp tục được sử dụng thì người được hưởng lợi chính là Nhà nước). Như vậy, việc sửa đổi chế độ trích khấu hao TSCĐ trong xác định thu nhập chịu thuế TNDN như trên sẽ mang lại hiệu quả là cả doanh nghiệp và Nhà nước đều có lợi. Doanh nghiệp là người bỏ vốn ra đầu tư để tạo ra thu nhập do vậy họ được hưởng lợi trước là lẽ công bằng cần có trong tình hình hiện nay.

- Về chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại:

Đã từ nhiều năm nay, khoản chi này chưa cho các doanh nghiệp được tính trừ toàn bộ khi xác định thu nhập chị thuế TNDN. Đây là một khoản chi chiếm tỷ trọng không lớn trong giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp nhưng hiện nay đang bị khống chế, chỉ được hạch toán vào chi phí được trừ không quá 10% và không quá 15% tổng chi phí đối với doanh nghiệp mới thành lập (chưa bao gồm khoản chi này). Trong cơ chế thị trường doanh nghiệp không thể không có quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, thực tế cho thấy kinh doanh ở Việt Nam hiện nay không thể tiếp tục theo phương châm “Hữu xạ tự nhiên hương” như trước đây mà phải liên tục quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại thì mới bán được hàng vì Việt Nam là một nền kinh tế thị trường.

Mặt khác trong quảng cáo không chỉ có quảng bá, khuyếch trương mà trong đó có cả tư vấn, hướng dẫn khách hàng cách sử dụng sản phẩm. Ví dụ giới thiệu một sản phẩm để bán trên thị trường như điện thoại di động, máy móc, thiết bị các loại,… thì ngoài việc quảng cáo sản phẩm còn phải khá nhiều tài liệu liên quan gửi kèm sản phẩm như thông số kỹ thuật, tính năng, tác dụng, hướng dẫn cách nắp đặt, sử dụng, … đây là những tài liệu không thẻ thiếu đối với người sử dụng.

Về ý nghĩa quản lý của việc quy định khống chế như hiện nay thực sự không có tác dụng mà chỉ làm tăng thêm gánh nặng cho các doanh nghiệp vì thực tế doanh nghiệp vẫn phải chi để thực hiện chiến lược kinh doanh của họ và hậu quả tất yếu là doanh nghiệp họ phải tính để hợp thức hóa các khoản chi này dẫn đến thiếu trung thực trong công tác hạch toán để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, còn nếu hạch toán một cách trung thực thì khi tính thuế ắt dẫn đến tình trạng lãi giả, lỗ thật.

Suy cho cùng là do hiện nay ở Việt Nam chưa kiểm soát được các giao dịch của các tổ chức cũng như cá nhân mà bị phụ thuộc quá nhiều và không quản lý được hóa đơn chứng từ dẫn đến tình trạng không thu được thuế của người tiêu dùng, người có thu nhập, nên đành áp dụng biện pháp khống chế người kinh doanh. Về cơ bản, hóa đơn là loại chứng từ có thể kiểm soát được, song trong thực tế tình trạng hóa đơn giả, hóa đơn khống vẫn diễn ra và mức độ ngày một trầm trọng hơn, thế

nhưng đã đến lúc chúng ta cần phải bỏ lối tư duy theo kiểu “không quản lý được thì cấm” mà phải tìm các giải pháp để quản lý tốt hơn. Việc khống chế không phù hợp với tình hình thực tế và thông lệ chung tất yếu dẫn đến sự phản ứng từ đối tượng bị tác động, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách kêu gọi đầu tư của Việt Nam. Do vậy, để phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt là tháo gỡ khó khan cho doanh nghiệp trong điều kiện khó khăn hiện nay, tác giả đề nghị phải sửa đổi chính sách về việc khống chế tỷ lệ chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi cho quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại theo hướng như sau:

Để phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay, trước mắt tác giả xin đề xuất sửa đổi quy định này như sau: doanh nghiệp được hạch toán vào chi

phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN toàn bộ các khoản chi thực tế phát sinh như: chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nếu có đầy đủ hóa đơn theo quy định của pháp luật.

Quy định như trên không những trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý trong vấn đề kiểm soát mà còn tăng tính trung thực trong công tác hạch toán của doanh nghiệp, đồng thời tiếp cận, phù hợp dần với thông lệ quốc tế. Khi các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phát triển chúng ta kiểm soát được các giao dịch của tổ chức và cá nhân thì tiến tới xóa bỏ hoàn toàn quy định này và doanh nghiệp được hạch toán toàn bộ các chi phí thực tế phát sinh, tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn và bình đẳng đối với các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.

4.3.3. Nhóm giải pháp liên quan đến các quy định về thuế suất

Như đã trình bày, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông hiện nay của Việt Nam là 25%. Để trả lời câu hỏi, trong những năm tới, chúng ta nên giữ nguyên mức thuế suất này hay điều chỉnh giảm đi để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp và nếu giảm thì giảm bao nhiêu, thì trước hết cần thống nhất một quan điểm mang tính tiền đề là: việc xác định mức thuế suất cần đứng cả trên góc độ Nhà nước và góc độ

doanh nghiệp, bởi vì nếu chỉ xét thuần trên góc độ doanh nghiệp thì đối với doanh nghiệp thuế TNDN càng thấp càng tốt và tốt nhất là Nhà nước không thu thuế TNDN. Song rõ ràng điều này là không thể vì thuế TNDN là một sắc thuế quan trọng cấu thành trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia và nó có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo số thu cho ngân sách cũng như trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Chưa xét đến góc độ ảnh hưởng đến số thu ngân sách, việc xác định thuế suất thuế TNDN cần được xét trên 2 góc độ là: thứ nhất, gánh nặng thuế đối với doanh nghiệp; thứ hai: mức thuế suất thuế TNDN hiện nay và xu thế thay đổi thuế suất thuế TNDN của các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam.

Xét trên góc độ gánh nặng thuế đối với doanh nghiệp thì đã khá rõ. Mặc dù thuế suất không phải là quá cao, song nếu muốn giảm gánh nặng về thuế cho các doanh nghiệp thì mức thuế suất thuế TNDN có thể giảm một mức nhất định. Mức cụ thể là bao nhiều cần cân nhắc thêm các yếu tố khác.

Cần quan tâm đến mức thuế suất thuế TNDN hiện nay và xu thế thay đổi thuế suất thuế TNDN của các nước trong khu vực bởi vì nếu thuế suất thuế TNDN của Việt Nam quá cao sẽ làm giảm sự hấp dẫn đối với nhà ĐTNN, song nếu thuế suất thuế TNDN thấp hơn so với các nước thì các doanh nghiệp nước ngoài cũng không được lợi gì mà lợi ích thường chuyển cho Nhà nước của các quốc gia khác do hầu hết các nước (trừ một số nước có ký hiệp định với Việt Nam có quy định khác) đều đưa phần thu nhập nhận được từ nước ngoài vào đánh thuế thu nhập công ty (cho trừ phần thuế đã nộp ở nước ngoài). Xét trên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 90 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)