TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

Một phần của tài liệu Giáo án Địa lí 10 (chân trời sáng tạo p1) (Trang 131 - 135)

Bảng 13. Nhiệt độ và độ muối trung bình của một số đại dương trên Trái Đất

Đại dương Nhiệt độ (oC) Độ muối (‰)

Thái Bình Dương 19,1 34,9

Đại Tây Dương 16,9 35,5

Ấn Độ Dương 17,0 34,8

Bắc Băng Dương 0,75 31,0

- Nhiệt độ trung bình trên bề mặt của nước biển và ở giữa đại dương là khoảng 17oC. Nhiệt độ thay đổi phụ thuộc vào vị trí địa lí, điều kiện khí hậu và các yếu tố tự nhiên khác: Xích đạo: 27-29oC, ôn đới: 15-16 oC, hàn đới: < 1oC.

- Ở các biển, nhiệt đới trung bình trên bề mặt khác nhau: biển Đen: 26 oC, biển Ban- tích: 17 oC, Biển Ba-ren: 3 oC,…

- Biên độ nhiệt năm của nước biển và đại dương khơng lớn, đặc biệt là khu vực ngồi khơi và vùng vĩ độ thấp.

- Độ muối là một trong những thành phần hóa học quan trọng của nước biển: + Nước biển và đại dương có độ muối trung bình là 35‰.

+ Độ muối là do nước sơng hịa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra. + Độ muối của nước biển thay đổi tùy thuộc vào lượng nước sông chảy vào biển, độ bốc hơi và lượng mưa.

+ Độ muối của Biển Đông: khoảng 33‰, biển Địa Trung Hải là 39‰, Biển Đỏ là 45‰,…

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, kết hợp với hiểu biết

của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,

kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu sóng biển và thủy triều

a) Mục đích: HS giải thích được hiện tượng sóng biển và thủy triều.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo nhóm để tìm hiểu sóng

biển và thủy triều.

* Nhóm 1, 3: Dựa vào hình 13.1 và thơng tin trong bài, em hãy: + Trình bày khái niệm về sóng biển?

+ Giải thích ngun nhân hình thành sóng biển?

* Nhóm 2, 4: Dựa vào hình 13.2, hình 13.3 và thơng tin trong bài, em hãy: + Trình bày nguyên nhân hình thành thủy triều?

+ Nhận xét về vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi có triều cường và triều kém?

c) Sản phẩm: HS hồn thành tìm hiểu kiến thức:II. SÓNG BIỂN VÀ THỦY TRIỀU II. SÓNG BIỂN VÀ THỦY TRIỀU

1. Sóng biển

- Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. - Nguyên nhân: chủ yếu do gió.

+ Sức gió thổi mạnh, thời gian tồn tại dài và diện tích mặt biển, đại dương lớn thì sóng biển càng lớn.

+ Sóng thường ở lớp trên của biển và đại dương, cao khoảng vài mét.

- Hiện tượng sóng thần: xảy ra khi xuất hiện động đất ở ngoài biển và đại dương. Do cường độ sóng lớn nên sóng thần có sức tàn phá mạnh, gây thiệt hại rất lớn về tài sản và

tính mạng con người.

2. Thủy triều

- Là hiện tượng mức nước biển dao động theo chu kì và biên độ nhất định do ảnh hưởng của sức hút Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất.

- Thủy triều ở nhiều nơi có thể lên tới 10-18 m. - Thủy triều ở vùng ôn đới cao hơn vùng nhiệt đới.

- Khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng thì dao động thủy triều lớn nhất-triều cường.

- Khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất vng góc thì dao động thủy nhiều nhỏ nhất-triều kém.

- Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần gọi là bán nhật triều, chỉ lên xuống 1 lần gọi là nhật triều hoặc triều có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lên xuống 2 lần gọi là triều khơng đều.

- Việt Nam có cả ba loại thủy triều.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, u cầu HS tìm hiểu

SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hồn thành nhiệm vụ.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các nhóm tự phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,

kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về dịng biển

a) Mục đích: HS trình bày được chuyển động của các dòng biển trong đại dương.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo cặp để tìm hiểu về dịng

biển.

* Câu hỏi: Dựa vào hình 13.4 và thơng tin trong bài, em hãy trình bày: + Khái niệm dịng biển (hải lưu)?

c) Sản phẩm: HS hồn thành tìm hiểu kiến thức:III. DỊNG BIỂN III. DỊNG BIỂN

- Là dòng nước di chuyển trong các biển và đại dương tương tự như các sông ở trong lục địa.

- Các dòng biển chuyển động theo quy luật và chịu ảnh hưởng chủ yếu của các loại gió chính trên bề mặt Trái Đất.

- Dựa vào nhiệt độ, dòng biển được phân thành dịng biển nóng và dịng biển lạnh. Các dịng biển này đối xướng với nhau qua các bờ đại dương.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, kết hợp với hiểu biết

của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,

kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.4. Tìm hiểu vai trị của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế-xã hội

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo cặp để tìm hiểu về vai

Một phần của tài liệu Giáo án Địa lí 10 (chân trời sáng tạo p1) (Trang 131 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w