NGHĨA THỰC TIỄN CỦA QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚ

Một phần của tài liệu Giáo án Địa lí 10 (chân trời sáng tạo p1) (Trang 180 - 183)

a) Mục đích: HS trình bày được ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới và quy luật phi địa

đới.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo cặp để tìm hiểu ý nghĩa

thực tiễn của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.

* Câu hỏi: Việc nghiên cứu quy luật địa đới và quy luật phi địa đới trong vỏ địa lí có ý nghĩa như thế nào trong tìm hiểu và sử dụng tự nhiên?

c) Sản phẩm: HS hồn thành tìm hiểu kiến thức:

III. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHIĐỊA ĐỚI ĐỊA ĐỚI

- Các quy luật không tác động riêng lẻ mà diễn ra đồng thời và tương hỗ lẫn nhau. Tuy nhiên, ở từng khu vực lãnh thổ nhất định, quy luật này hay quy luật kia sẽ đóng vai trị chủ chốt trong sự hình thành và phát triển của tự nhiên.

- Hiểu được biểu hiện của các quy luật giúp chúng ta giải thích được sự đa dạng, phong phú của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí trên Trái Đất cũng như ở từng khu vực lãnh thổ cụ thể. VD: sự khác nhau về thiên nhiên của miền nhiệt đới với miền ôn đới và hàn đới; sự khác nhau về cảnh quan giữa bờ đông và bờ tây các lục địa; sự khác nhau về khí hậu, sinh vật và đất ở từng độ cao địa hình vùng núi; sự khác nhau về thiên nhiên giữa phần lãnh thổ phía bắc với phía nam, phía đơng với phía tây của một quốc gia, …

- Tính địa đới và tính phi địa đới của các thành phần tự nhiên và cảnh quan còn là cơ sở để phân chia các khu vực địa lí, từ đó có thể phân vùng trong phát triển kinh tế, áp dụng các biện pháp quy hoạch và phát triển vùng cho phù hợp.

- Con người sinh sống và sản xuất ở từng lãnh thổ khác nhau, cần có các biện pháp sử dụng hợp lí và hiệu quả sự đa dạng của tự nhiên.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, kết hợp với hiểu biết

của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,

kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬPa) Mục đích: Củng cố lại kiến thức, rèn luyện kĩ năng trong bài học. a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức, rèn luyện kĩ năng trong bài học.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

* Câu hỏi 1: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy tóm tắt các biểu hiện của quy luật địa đới qua thành phần và cảnh quan đa lí, sau đó hồn thành thơng tin theo bảng gợi ý dưới đây:

Các thành phần và cảnh quan địa lí Sự phân bố theo chiều từ Xích đạo về hai cực

a. Các vịng đai nhiệt b. Các đai khí áp c. Các đới gió chính d. Các đới khí hậu e. Các kiểu thảm thực vật chính f. Các nhóm đất chính

* Câu hỏi 2: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết đây là biểu hiện của quy luật nào trong lớp vỏ địa lí ở nước ta?

Biểu hiện Quy luật

a. Lượng bức xạ mặt trời tăng dần từ Bắc vào Nam.

b. Khi đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ (phía đơng dãy Trường Sơn Nam) là mùa mưa thì Tây Ngun (phía tây dãy Trường Sơn Nam) lại là mùa khô và ngược lại.

c. Thiên nhiên vùng núi Hồng Liên Sơn bị phân hóa thành ba đai cao, gồm đai nhiệt đới gió mùa ở độ cao dưới 600-700 m, đai cận nhiệt đới gió

mùa trên núi ở độ cao từ 600-700 m đến 2600 m và đai ơn điới gió mùa trên núi ở độ cao từ 2600 m trở lên.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.Gợi ý: Gợi ý:

* Câu hỏi 1:

Các thành phần và cảnh quan địa lí Sự phân bố theo chiều từ Xích đạo về hai cực

a. Các vịng đai nhiệt

Vịng đai nóng. Hai vịng đai ơn hịa. Hai vịng đai lạnh.

Hai vịng đai băng giá vĩnh cửu.

b. Các đai khí áp

Đai áp thấp xích đạo.

Hai đai áp cao cận nhiệt đới. Hai đai áp thấp ôn đới. Hai đai áp cao địa cực. c. Các đới gió chính

Đới gió Mậu dịch. Đới gió Tây ơn đới. Đới gió Đơng cực.

d. Các đới khí hậu

Đới khí hậu xích đạo (chung cả hai bán cầu). Đới khí hậu cận xích đạo.

Đới khí hậu nhiệt đới. Đới khí hậu cận nhiệt đới. Đới khí hậu ơn đới.

Đới khí hậu cận cực. Đới khí hậu cực.

e. Các kiểu thảm thực vật chính Rừng nhiệt đới, xích đạo. Xavan, cây bụi.

Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao.

Hoang mạc, bán hoang mạc. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

Rừng cận nhiệt ẩm. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới Rừng lá kim. Đài nguyên Hoang mạc lạnh. f. Các nhóm đất chính

Đất đỏ vàng (feralit) và đen nhiệt đới Đất đỏ, nâu đỏ xavan.

Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.

Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng.

Đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao.

Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới. Đất pốtdôn.

Đất đài nguyên. Băng tuyết. * Câu hỏi 2:

Biểu hiện Quy luật

a. Lượng bức xạ mặt trời tăng dần từ Bắc vào Nam. Địa đới b. Khi đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ (phía đơng dãy Trường Sơn

Nam) là mùa mưa thì Tây Ngun (phía tây dãy Trường Sơn Nam) lại là mùa khô và ngược lại.

Địa ô

c. Thiên nhiên vùng núi Hồng Liên Sơn bị phân hóa thành ba đai cao, gồm đai nhiệt đới gió mùa ở độ cao dưới 600-700 m, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở độ cao từ 600-700 m đến 2600 m và đai ơn điới gió mùa trên núi ở độ cao từ 2600 m trở lên.

Đai cao

d) Tổ chức thực hiện:

Một phần của tài liệu Giáo án Địa lí 10 (chân trời sáng tạo p1) (Trang 180 - 183)