Mục đích của các nước tiếp nhận đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 51 - 52)

- Đối với chủ ĐTNN là nhà nước xuất khẩu vốn, thì ngồi mục tiêu lợi nhuận, khi quyết định đầu tư ra nước ngồi chính phủ của những nước đó cịn đặt ra

2.1.3.2. Mục đích của các nước tiếp nhận đầu tư

Mục đích của nước nhận đầu tư được xác định thông qua mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước. Bởi vậy, tuỳ theo yêu cầu, chiến lược phát triển KT-XH của từng nước trên thế giới ở từng giai đoạn, từng thời điểm mà điều chỉnh mục đích nhận đầu tư cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và nhu cầu phát triển của đất nước. Do đó, chính phủ những nước nhận FDI phải định kỳ xem xét lại các chính sách và pháp luật của mình nhằm bảo đảm thu hút FDI, tăng cường cải thiện môi trường đầu tư để tăng thêm tính hấp dẫn, thơng thống nhằm khuyến khích FDI, nhưng vẫn chú trọng an tồn quốc gia, độc lập dân tộc và hai bên cùng có lợi.

Như vậy, FDI là một hoạt động tất yếu khách quan đối với cả phía nhà ĐTNN và phía nước tiếp nhận đầu tư. Ngày nay, phần lớn phía đầu tư là các cơng ty đa quốc gia thuộc các nước công nghiệp phát triển hoặc các nền kinh tế phát triển mới. Từ yêu cầu mở rộng kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh, bởi sự chi phối của quy luật lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận giảm dần trong nước họ; nhằm tận dụng những lợi thế vốn có của mình, các cơng ty xun quốc gia, đa quốc gia phải vươn tầm hoạt động ra khắp thế giới, cho nên họ rất quan tâm đến những nơi có mơi trường đầu tư thơng thống, thuận lợi, có tính bền vững cao để thực hiện hoạt động đầu tư.

Về phía nhận đầu tư, hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều có nhận ĐTNN, nhưng đáng lưu ý nhất là đối với các nước đang phát triển và các nước kém phát triển, do thu nhập quốc dân còn ở mức độ thấp cho nên khả năng tích luỹ vốn cịn ít, phần lớn thu nhập được dùng để đảm bảo cho tiêu dùng ở mức tối thiểu cần thiết, dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm trên (GDP) còn thấp, trong khi đó lại rất cần một khoản vốn đầu tư tương đối lớn để phát triển nền kinh tế đất nước. Mặt khác,

ở những nước này do cơng nghiệp chưa phát triển nên hàng hố xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thơ, hàng sơ chế,... Trong khi đó hàng nhập khẩu lại là các thiết bị máy móc có giá trị gia tăng cao. Vì vậy, cán cân thương mại mất cân bằng, xuất hiện tình trạng nhập siêu lớn, thiếu hụt ngoại tệ; do đó, việc thu hút tư bản (thu hút vốn FDI) vào là điều cần thiết.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w