Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 73 - 75)

- Đối với chủ ĐTNN là nhà nước xuất khẩu vốn, thì ngồi mục tiêu lợi nhuận, khi quyết định đầu tư ra nước ngồi chính phủ của những nước đó cịn đặt ra

2.3.1. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là một trong những Thành phố có tốc độ phát triển kinh tế cao của Việt Nam. Trong những năm qua, Đà Nẵng thực sự đã chuyển mình, trở thành trung tâm kinh tế của khu vực miền trung và là thành phố có vốn FDI vào nhiều nhất với 113 dự án (Năm 2007) đứng thứ 16 cả nước về quy mô vốn đầu tư [6, tr.30]. Những năm gần đây Đà Nẵng đã thực hiện FDI có nhiều khởi sắc, số dự án FDI tăng lên đáng kể, đến (Năm 2017) Đà Nẵng có 546 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư trên 3 tỷ USD [21].

Năm 1997, thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thì cũng bắt đầu thời kỳ FDI vào Việt Nam có xu hướng giảm. Tuy nhiên từ năm 2000 FDI có dấu hiệu khôi phục. Chất lượng FDI vào Đà Nẵng cũng nâng lên theo hướng sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao trong xuất khẩu. FDI vào thành phố Đà Nẵng được mở rộng theo hướng đa phương hoá các quan hệ kinh tế quốc tế. Sự hợp tác đã góp phần tạo vị thế của Thành phố trên trường quốc tế, có quan hệ kinh tế đối ngoại với hơn 90 quốc gia, vùng lãnh thổ; đồng thời các nhà ĐTNN tập trung vào các đối tác có tiềm lực tài chính, kỹ thuật, cơng nghệ cao, có uy tín và kinh nghiệm. Trong thời gian gần đây doanh nghiệp FDI đã thực sự góp phần quan trọng trong việc xây dựng một hình ảnh thành phố Đà Nẵng năng động.

Đạt được kết quả như vậy là do thành phố Đà Nẵng đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong việc phát huy tối đa các tác động tích cực của FDI và hạn chế những tồn tại mà FDI mang lại để FDI thực sự hoạt động có hiệu quả góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của thành phố Đà Nẵng.

Thứ nhất, ý thức được vai trò quan trọng của FDI, thành phố Đà Nẵng đã

thực hiện FDI, thẩm tra giấy chứng nhận và sau đó triển khai hoạt động dự án FDI. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan trực tiếp như tài chính,

thuế, địa chính, cơng nghiệp, xây dựng, dịch vụ du lịch... Tránh tình trạng các cơ quan chức năng thiếu sự phối hợp và ý kiến khác nhau khi tiếp nhận các dự án FDI.

Thứ hai, thành phố Đà Nẵng thực hiện đồng bộ và nhất quán cơ chế đầu

tư kết hợp giữa FDI và đầu tư trong nước, viện trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn viện trợ khác. Nguồn viện trợ ODA để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển các dịch vụ có hiệu quả. Các nguồn ODA và vốn viện trợ khác thường lớn và là nguồn mà Đà Nẵng được quyền sử dụng vào các lĩnh vực cụ thể. Trong khi nguồn vốn từ ngân sách nhà nước có hạn, Đà Nẵng ln cân nhắc để quyết định cơ sở hạ tầng nào được ưu tiên đẩy mạnh đầu tư để thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH đã đề ra.

Thứ ba, chính sách khuyến khích đầu tư của thành phố Đà Nẵng được

thể hiện một cách đồng bộ, kết hợp đầu tư trong nước và FDI để tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm đối tác đầu tư. Đầu tư trong nước là nguồn lực quan trọng, có vai trị to lớn trong việc góp phần tăng việc làm và thu nhập cho người lao động. Hạn chế việc mất cân đối, giữa các ngành nghề và khu vực. FDI bổ sung một phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế. Vì vậy, thành phố Đà Nẵng đã liên kết đầu tư trong nước và FDI để đẩy mạnh năng lực trong nước, đồng thời sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI.

Chính quyền thành phố Đà Nẵng rất quan tâm đó chính là đội ngũ cán bộ, FDI khơng cịn là mới mẻ, song kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ nhìn chung chưa cao. Thực tế trong thời gian qua chính quyền thành phố Đà Nẵng đã chỉ rõ sự yếu kém của một số cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại, sự giới hạn và am hiểu luật lệ trong nước và quốc tế điều này cản trở ít nhiều đến khả năng tiếp cận các dự án FDI và phát huy các tác động tích cực của nó.

Ngồi ra, khơng phải tất cả các dự án FDI đều được thành phố Đà Nẵng cấp giấy phép, hiệu quả trong 15 năm đầu thực hiện FDI đã giúp thành phố Đà Nẵng có cái nhìn tồn diện hơn trong việc thẩm định các dự án FDI vào thành phố Đà Nẵng đã kiên quyết từ chối các dự án có giá trị đầu tư lớn nhưng có nguy cơ gây ơ nhiễm môi trường cao."Chẳng hạn như (năm 2007) thành phố Đà Nẵng đã từ chối cấp phép cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất thép và dự án xây dựng

nhà máy sản xuất bột giấy của nước ngoài với tổng số vốn đăng ký khoảng 2,5 tỉ USD, vì lý do ngại dự án này sẽ tác động xấu đến ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân thành phố" [12]. Như vậy, thành phố Đà Nẵng đã khơng vì lợi ích kinh tế mà bỏ qua các tác động xấu của dự án FDI. Đây là những bài học cần quan tâm và học hỏi cho tỉnh Chăm Pa Sắc, CHDCND Lào.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 73 - 75)