Phương hướng phát huy tác động tích cực của FD

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 126 - 128)

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp FDI, tham gia vào mọi lĩnh vực sản xuất Nhà nước kiểm soát chặt chẽ độc

4.1.2.2. Phương hướng phát huy tác động tích cực của FD

Một là, thực hiện FDI nhằm sử dụng hiệu quả hơn đất đai và nguồn nhân

lực. Trong những năm qua, tỉnh Chăm Pa Sắc đã thu hút được lượng vốn FDI đáng kể để phát phát triển KT-XH. Tuy nhiên, quá trình thu hút FDI là quá trình sử dụng quỹ đất hiện có của tỉnh. Cho đến nay, những diện tích đất có vị trí thuận lợi hầu như đều đã được giao cho các nhà ĐTNN, cho nên quỹ đất cịn lại thuận lợi cho FDI khơng nhiều, vì vậy, phương hướng phát huy tác động tích cực của FDI vào phát triển kinh tế của tỉnh thời gian tới phải tập trung vào các lĩnh vực đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Phương hướng mới trong phát triển KT-XH của tỉnh nhằm mục tiêu khai thác ngày càng hiệu quả quỹ đất và nguồn lao động của tỉnh theo hướng CNH, HĐH. Để thực hiện được mục tiêu đó tỉnh cần cố gắng mời gọi những nhà đầu tư lớn, đặc biệt là những tập đoàn kinh doanh lớn của thế giới. Thực tế cho thấy, đây là việc làm hết sức khó khăn. Vì vậy, tỉnh Chăm Pa Sắc để thu hút các tập đoàn tư bản lớn đầu tư vào tỉnh thời gian tới bên cạnh nỗ lực tăng cường hồn thiện mơi trường đầu tư, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là trong và ngoài các KCN, khu kinh tế, tỉnh Chăm Pa Sắc cần có sự phối hợp ngày càng chặt chẽ với Chính phủ và các Bộ ngành Trung Ương và các tổ chức xúc tiến đầu tư, thương mại của các nước, các công ty tư vấn đầu tư, các quỹ đầu tư đặc biệt trong công tác quảng bá, xúc tiến thu hút các dự án FDI.

Hai là, việc sử dụng vốn FDI nhằm phát triển những mục tiêu đã xác định

của tỉnh để FDI có tác dụng mạnh mẽ vào phát triển KT-XH. Trong những năm qua FDI đã có vai trị lớn đối với phát triển một số ngành công nghiệp của tỉnh Chăm Pa Sắc như công nghiệp chế biến gỗ dăm, vật liệu xây dựng, và dịch vụ nhà hàng, khách sạn. Tuy nhiên sự phân bố của FDI vào các ngành và các vùng chưa

đồng đều, một số ngành có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai như công nghiệp điện tử, công nghiệp chế biến nông sản và một số ngành dịch vụ - du lịch khác vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của FDI. Do đó muốn phát huy những tác động tích cực của FDI thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng toàn diện, bền vững cần phải hướng FDI vào thực hiện những mục tiêu phát triển KT-XH của Tỉnh.

Để hướng các nhà đầu tư FDI vào thực hiện những nhiệm vụ phát triển KT-XH của Tỉnh, cần ban hành danh mục những dự án kêu gọi vốn đầu tư với những ưu đãi nhất định, định kỳ thường xuyên thông báo và trao đổi với các nhà ĐTNN về các nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trên địa bàn tỉnh [106, tr.46].

Ba là, lựa chọn công nghệ khi tiếp nhận vốn FDI để bảo vệ môi trường sinh

thái, nguồn lực phát triển cơng nghiệp nói riêng, kinh tế của Tỉnh nói chung trong tương lai. Trong những năm qua tỉnh Chăm Pa Sắc đã ban hành nhiều văn bản có tính chiến lược tiếp nhận FDI bằng chính sách ưu đãi đầu tư cho các dự án bảo vệ môi trường sinh thái, chế độ khuyến khích sản xuất sạch, các quy định cụ thể về sử dụng khai thác tài nguyên đất, tài nguyên nước ngầm, xây dựng quy chế bảo vệ môi trường các khu đô thị, công nghiệp và làng nghề. Tỉnh Chăm Pa Sắc đã tiến hành quy hoạch đô thị, khu công nghiệp gắn với quy hoạch bảo vệ mơi trường sinh thái để xây dựng hệ thống quản lí và xử lý chất thải công nghiệp, rác thải và nước thải tập trung theo quy trình xử lý riêng vừa khoa học vừa hiệu quả.

Vì vậy, trong việc sử dụng FDI để phát triển KT-XH của tỉnh Chăm Pa Sắc cần ưu tiên lựa chọn những cơng nghệ có vai trị làm cơ sở cho sự phát triển của công nghiệp trong tương lai và cơng nghệ sạch góp phần bảo vệ mơi trường. Đối với các doanh nghiệp FDI có thành tích tích cực về bảo vệ mơi trường cần động viên khuyến khích kịp thời thơng qua cả các hình thức biểu dương, khen thưởng. Đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực xử lý mơi trường sinh thái cần có những cơ chế khuyến khích phù hợp.

Bốn là, gắn việc thu hút, sử dụng và quản lý FDI với việc giải quyết vấn

đề xã hội nảy sinh. Hoạt động của các doanh nghiệp FDI nhằm mục tiêu hiệu quả kinh tế là chủ yếu, do vậy các doanh nghiệp FDI thường tìm mọi cách cắt giảm

chi phí sản xuất, trong đó có các chi phí về tiền cơng. Để đạt được mục đích đó các doanh nghiệp FDI thường khơng khuyến khích hoạt động và tạo điều kiện cho các tổ chức Đảng và Cơng đồn, hoặc thậm chí cố tình hạn chế ảnh hưởng của các tổ chức này trong doanh nghiệp của mình. Tình trạng đó đã dẫn tới những căng thẳng trong quan hệ chủ thợ, làm giảm hiệu quả của dự án FDI. Để giải quyết vấn đề này, một mặt cần tiếp tục đẩy mạnh cơng tác tun truyền luật pháp, chính sách, đặc biệt là các quy định của Luật Lao động đối với các nhà đầu tư FDI, mặt khác thông qua hoạt động của các tổ chức Đảng và Cơng đồn giáo dục ý thức kỷ luật lao động trong đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp FDI nhằm tháo gỡ có hiệu quả những vướng mắc giữa người lao động với các doanh nghiệp FDI.

Năm là, khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp FDI vào tất cả các lĩnh

vực mà pháp luật khơng cấm, khơng thuộc diện hạn chế vì lý do quốc phịng, an ninh; đặc biệt tập trung vận động, các doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn, hướng về xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm cho dân, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Chăm Pa Sắc.

Bên cạnh đó, q trình thực hiện FDI thường gắn với vấn đề giải phóng mặt bằng, giải quyết công ăn việc làm cho những nông dân trong diện bị thu hồi đất. Đây là vấn đề nóng bỏng chưa giải quyết được. Vì vậy ngồi nỗ lực của chính quyền các cấp mà đặc biệt là chính quyền địa phương tỉnh Chăm Pa Sắc, cần hướng các dự án FDI trên địa bàn chia sẻ với người nơng dân và chính quyền tỉnh Chăm Pa Sắc trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời tạo mối quan hệ gắn kết giữa các dự án FDI với nhân dân địa phương thơng qua các chương trình đào tạo chuyển đổi nghề và thu hút việc làm tại chỗ.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w