Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 75 - 77)

- Đối với chủ ĐTNN là nhà nước xuất khẩu vốn, thì ngồi mục tiêu lợi nhuận, khi quyết định đầu tư ra nước ngồi chính phủ của những nước đó cịn đặt ra

2.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Tỉnh Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đơng Nam Bộ của Việt Nam là một trong bốn tỉnh, thành phố gồm: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương,thuộc "Quy hoạch tổng thể phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 1996 - 2010" với vị trí, địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế như vậy nên thời gian vừa qua FDI đã vào tỉnh Bình Dương với tổng số đầu tư rất lớn, Tỉnh đã có sự phát triển một cách vượt bậc, trong đó phải kể đến sự góp phần khơng nhỏ của FDI.

Để phát triển KT-XH, tỉnh Bình Dương ln coi vốn FDI là một trong những giải pháp quan trọng được đặt lên hàng đầu. Trong quá trình phát huy hiệu quả của FDI và hạn chế những mặt yếu kém mà FDI mang lại, tỉnh Bình Dương có những cách làm riêng từ quy trình lựa chọn nhà ĐTNN, cấp giấy phép đến việc hỗ trợ trong quá trình triển khai dự án FDI. Chính vì vậy, liên tục trong những năm gần đây Bình Dương ln nằm trong những địa phương sử dụng vốn FDI thành công nhất. Điều này, đã làm cho FDI thực sự phát huy những hiệu quả của mình, tác động tốt đến phát triển KT-XH của Tỉnh.

Những thành quả có được là do tỉnh Bình Dương sớm ý thức được những rào cản lớn nhất trong quá trình tiếp nhận vốn FDI và giải ngân vốn FDI tại nhiều nơi hiện nay chính là khâu giải phóng mặt bằng và đây cũng chính là nút thắt, để tỉnh Bình Dương tháo gỡ trong việc đẩy nhanh tốc độ triển khai FDI. Cách làm của tỉnh Bình Dương là có mặt bằng mới cấp phép. Vướng mắc khâu mặt bằng chủ yếu rơi vào các dự án nằm ngồi KCN. Vì vậy, sau khi xem xét kiến nghị của nhà ĐTNN nếu thấy hợp lý, tỉnh Bình Dương sẽ có văn bản chấp nhận chủ trương để tiến hành giải toả đền bù. Chỉ đến khi thực hiện xong cơng đoạn này, tỉnh Bình Dương mới tiến hành các thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu

tư. Với cách làm này, hầu hết dự án FDI đã cấp phép đều triển khai khá nhanh, giảm thiểu rủi ro cho nhà ĐTNN.

Tỉnh Bình Dương là một Tỉnh có tỷ lệ giải ngân vốn FDI rất cao so với mức trung bình của cả nước. "Ước luỹ kế đến hết năm 2008 các dự án FDI thực hiện ở tỉnh Bình Dương đạt 83,61% vốn đầu tư đăng ký và 79,27% vốn điều lệ đăng ký" [98].

Tỉnh Bình Dương đã thực hiện tốt ngay khâu đầu tiên, đó là đoạn xúc tiến kêu gọi đầu tư. Tỉnh Bình Dương đặc biệt chú trọng đến năng lực thực chất của các nhà ĐTNN. "Đến này (năm 2017) tỉnh Bình Dương có 3.397 dự án FDI cịn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 31 tỷ USD đứng thứ 3 cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đơ Hà Nội) với Bình Dương FDI hiện là nguồn vốn quan trọng, là động lực cho sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh, Năm 2017, khu vực FDI đóng góp 48,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và chiến trên 82,8% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Dương" [13].

Theo đánh giá của Ban quản lý các KCN, nổi bật trong thực hiện FDI của Tỉnh trong những năm vừa qua là xu hướng gia tăng vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao, ít thâm dụng lao động và sản phẩm được sản xuất có khả năng cạnh tranh tốt. Đồng thời lĩnh vực dịch vụ cũng được quan tâm đầu tư rất tích cực. Điều này, vừa tạo được cân bằng trong việc phát huy hiệu quả của FDI vừa phù hợp với định hướng quy hoạch, phát triển công nghiệp bền vững của Tỉnh trong thời gian tới.

Theo nhận xét của một số nhà ĐTNN, những lý do để họ quyết định đầu tư vào tỉnh Bình Dương là: Thái độ trọng thị nhà ĐTNN của lãnh đạo Tỉnh, cơ chế thủ tục thơng thống và dịch vụ đi kèm tại các KCN tốt. ở Bình Dương lãnh đạo Tỉnh ln xắn tay áo sát cánh cùng nhà ĐTNN. Tỉnh coi tất cả những khó khăn, vướng mắc của nhà ĐTNN chính là khó khăn, vướng mắc của Tỉnh cùng hợp tác cải thiện môi trường đầu tư cho lành mạnh và thơng thống hơn. Bình Dương ln chủ động trong việc xúc tiến kêu gọi đầu tư. Hàng năm, chính quyền Tỉnh đã cử nhiều đồn sang các nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Mỹ, Châu Âu... tổ chức tiếp thị mời gọi FDI với các nhà ĐTNN.

Như vậy, sau nhiều năm sử dụng nguồn vốn FDI, bên cạnh nhận thức ngày càng rõ hơn vai trò của nguồn vốn FDI đối với phát triển KT-XH, các Tỉnh, Thành cũng đã ý thức ngày càng đầy đủ hơn những tiêu cực mà FDI gây ra và tìm cách để hạn chế đến mức tối đa các tác động tiêu cực đó. Đây là những bài học mà tỉnh Chăm Pa Sắc nên học hỏi cách làm trong việc sử dụng FDI của địa phương mình, để phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của FDI đến phát triển KT-XH của tỉnh Chăm Pa Sắc.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w