- Về cơ chế một cửa trong tiếp nhận đầu tư, Thực hiện chủ trương cải cách
3.3.1.8. Đầu tư trực tiếp nước ngồi góp phần nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu, mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu
sản xuất công nghiệp và xuất khẩu, mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
Đối với tỉnh Chăm Pa Sắc, doanh nghiệp FDI có các điều kiện cần thiết cho việc tạo lập một hệ thống thị trường phù hợp với yêu cầu của nền sản xuất CNH,HĐH, tiếp cận và mở rộng được thị trường mới, tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế...Hình thành được các khu chế xuất (KCX), KCN chủ lực, tạo ra các điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế của một quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
Hoạt động FDI góp phần hình thành và phát triển một số ngành cơng nghiệp quan trọng của Tỉnh như năng lượng, điện lực, thủ cơng nghiệp, khống sản, dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm... Các doanh nghiệp FDI
đã sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế và xuất khẩu hàng hố, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh. Có thể thấy rằng, trong thời kỳ 2006 - 2018, xuất khẩu của khu vực FDI ở tỉnh Chăm Pa Sắc đã tăng lên liên tục hàng năm như năm 2006 xuất khẩu củ khu vực FDI là 178,8 triệu USD đến năm 2010 là 392 triệu USD và năm 2018 là 587 triệu USD" [60, tr.17, 22 và 19].
Như vậy, có thể thấy rằng, FDI ở tỉnh Chăm Pa Sắc có đóng góp quan trọng vào xuất khẩu của tỉnh. Xuất khẩu của khu vực FDI ở tỉnh Chăm Pa Sắc luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng xuất khẩu của Tỉnh. Xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao đã góp phần giảm thâm hụt thương mại, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của tỉnh Chăm Pa Sắc cũng như CHDCND Lào.